"Ta bắt chước người tự sướng chơi.
Dăm ba tấm ảnh chụp khoe đời.
Dẫu không mỹ mạo trai nam tử.
Cũng có tinh thần trọng cái tôi.
Xấu đẹp mắt người xem cứ mặc.
Trẻ già hình bóng giữ mà coi!
Trăm năm rồi cũng thành tro bụi.
Xuân sắc nào ai chả một thời!"
(St)
Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016
MÙA HÈ Ở TÂY NINH
Gần 10 năm cho một câu chuyện đã cũ. Vùng đất này nay đã thay đổi khá nhiều . Cái " đặc khu" kinh tế Cửu khẩu Mộc Bài nổi tiếng một thời nay đã bị xóa sổ...Rồi chuyện đất, chuyện người ở vùng đất lịch sử này cũng theo thời gian mà đổi thay. Chỉ có 1 điểu không thể thay đổi là Tây Ninh, một tỉnh có vị trí quan trọng có biên giới giáp với ông bạn Campuchia làng giềng vốn luôn có "cá tính " thiếu lòng chung thủy với hàng xóm. Hôm nay tôi nhớ có những ngày lang thang ở vùng biên giới này.
Cột mốc 2 nước VN- CPC
Giữa cái nắng tháng 7 còn oi nồng năm ấy, tôi và anh Lê
Cương về vùng biên giới tỉnh Tây Ninh. Trước đây chỉ nghe nhiều vế cái nắng “khủng”
của Tây Ninh, nay đi mới biết. Tôi thì lạ,
nhưng anh Lê Cương thì không, vì nơi này là vùng căn cứ củ của anh. Chúng tôi
đi giữa những cánh rừng trơ trọi còn lại dọc theo biên giới Tây Ninh về cửa khẩu
Chàng Riệc – một trong những cửa khẩu giáp với biên giới Campuachia. Khác với cửa
khẩu Mộc Bài sầm uất, nơi đây lại là một vùng đất nghèo, dân cư thưa thớt. Nhiều
doanh nghiệp mua hạt điều nguyên liệu gom hàng từ đại lý mua tận CPC. Thật bất
ngờ khi biết được thông tin doanh nghiệp tàu thủy Vinashin lại có dự án hàng
trăm hec ta tại đây để xây dựng trung tâm thương mại, nhưng thực tế chỉ là một
bãi đất trống đầy cỏ mọc. Có lẻ Vinashin dạo ấy cũng đã hết tiền….
Gỗ ván sàn chở từ Campuachia sang VN
Qua cửa khẩu Chàng Riệc
" miễn" nón bảo hiểm
Tây
Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc
Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp
Thành phố Hồ Chí Minh. Công cuộc khẩn hoang và khai thác vùng đất Tây Ninh của
người nông dân Việt Nam thuộc các thành phần dân tộc khác nhau đã diễn ra liên
tục suốt 300 năm, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau trong điều kiện
chính trị, xã hội khác nhau.Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên
hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có
một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi
tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài với Tòa Thánh Tây Ninh nguy nga,
tráng lệ. Ngoài ra còn có đạo Phật, đạo Kitô và nhiều đạo khác. Tây Ninh là thủ
đô kháng chiến, nơi đóng Trung ương Cục miền Nam. Tây Ninh còn là nơi có hồ thủy
lợi nhân tạo từng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, hồ Dầu Tiếng.
Cách đưa hàng sang Campuachia
Cảnh đẹp hồ Dầu Tiếng
Hạt điều mua nhiều ở cửa khẩu Chàng Riệc
Mía - một thế mạnh vùng biên giới Tây Ninh
Anh Lê Cương xem cánh tài xế Campuchia đánh bài
Đến Tây Ninh thì phải đến Mộc Bài, lời mời của nhiều
người bản xứ buộc anh em chúng tôi vội vội vàng vàng đến với khu kinh tế Mộc
Bài. Ý định của chính quyền muốn đây là Khu kinh tế cửa khẩu với cửa khẩu quốc
tế Mộc Bài và hai cửa khẩu phụ Phước Chỉ và Long Thuận phục vụ cho các hoạt động
giao lưu kinh tế, văn hóa và quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam,
Campuchia và một số nước trong khối ASEAN; là trung tâm thương mại, du lịch và
đầu mối giao thông trong nước và quốc tế;trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật quan trọng của tỉnh Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ; và có vị trí quan trọng
về an ninh, quốc phòng.
Du khách từ VN quá cảnh cửa khẩu Mộc Bài
Xe tuk tuk bên kia biên giới CPC
Trung tâm thương mại Mộc Bài
Trung tâm Hiệp Thành vắng khách
Rất nhiều mục tiêu cho dự án này, nhưng khi chúng tôi
đến thật sự mà nói chỉ thấy khu thương mại trung tâm là có đông người, còn lại
vắng tanh. Nhiều người dân chen lấn để lấy được 1 cái phiếu mua hàng miễn thuế
để đem ra ngoài kiếm một chút chênh lệch về phụ giúp gia đình kiếm cơm. Thời đại
bi giờ vẫn còn tái diễn cảnh này thê thảm thật. Tôi cũng chen vào cầm được tấm
phiếu và vội mua một ít hàng đem về Saigon. Hỏi giá mới biết mình bị….Chỉ
có bia heniken bình 5 lít có rẻ đôi chút. He he cuộc đời phải thế thôi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét