Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

“ Ca Khúc Da Vàng”.



Bức tượng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại nghĩa trang ở Bình Dương - Ảnh Ngô Nguyên Khang



Ở miền Nam trước năm 1975, tôi như bao thanh niên học sinh trung học khác thích những bài hát trong “ Ca khúc da vàng” của Trịnh Công Sơn. Thuở ấy, bọn chúng tôi chỉ biết hát vì chán ghét chiến tranh, ghét bom đạn và ghét đổ máu…Hôm nay nhân kỷ niệm ngày mất của ông, tôi nhớ về Trịnh Công Sơn và những bài hát đó.

 Ông sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939, (mất ngày 1 tháng 4 năm 2001) tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao-hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk nhưng lúc nhỏ sống ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế . Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết học trường Tây Lyceé Jean Jacques Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây. Trịnh Công Sơn được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến





Ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản An Phú in năm 1959. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly.




Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên Đài phát thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968.
Cũng chính ông là người trưa ngày 30/4 đã đứng lên phát biểu trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh.
“…..Hôm nay là ngày mơ ước của tất cả chúng ta... Ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn đất nước... Những điều mơ ước của các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất thì hôm nay chúng ta đã đạt được...  ”

Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, hay còn gọi là Ca khúc da vàng theo tên các tập nhạc của ông phát hành cuối thập niên 60. Những ca khúc da vàng thường nói lên thân phận của những người dân một nước nhỏ (nhược tiểu) bị lôi kéo vào chiến tranh và nằm trong vòng toan tính, giành giựt ảnh hưởng của những nước lớn (thường là khác màu da).



Nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca chân tình thống thiết, trở nên những bài hát rất cảm động nhưng không hề yếu đuối, bỉ mị. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp
( ảnh trong bài sử dụng tư liệu trên web công khai)


 Một số ca khúc trong “ ca khúc da vàng” của Trịnh Công Sơn: Gia tài của mẹ      (1965);Bài ca dành cho những xác người        (1968);            Tình ca người mất trí  (1967);            Huế - Sài Gòn – Hà Nội(1969);Tuổi trẻ Việt Nam            (1969);Xin mặt trời ngủ yên    (1964);            Cho một người nằm xuống (1968);    Tôi đã mất (1970); Đại bác ru đêm      (1967)….         


1 nhận xét:

Nguyễn Kim Ngọc nói...

Tôi cũng như bạn đồng cảm về nhạc Trịnh,trong giai đoạn con người quá bé nhỏ với chiến tranh, mong rằng bạn sẽ cung cấp cho mọi người nhiều bài hát cũng hư thông tin về Trịnh.

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...