Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

HANG VA PHOTO TOUR

( Tác giả: Nguyễn Văn Tâm)








Hang Va nằm trong hệ thống hang động Quảng Bình, vào hang phải đi bộ qua đoạn đường rừng nguyên sinh khoảng 7 km, sắp đến hang du khách bở hơi vì trèo qua vách núi cao, núi nhiều đá tai mèo sắc bén dựng đứng. Đến miệng hang, phải đeo thắt lưng, móc an toàn vào dây đu, lần lượt tay nắm, chân bám vào nghềnh đá tuột xuống lòng hang sâu.

Như hang Nước Nứt, dọc lòng hang Va là sông ngầmvới chiều dài tour hơn 500m và leo trèo qua các đồi đá cao, khe nước chảy siết, vách đá cheo leo. Đi dọc lòng hang có nhiều điểm hữu tình bởi sông nước, nghềnh đá, thạch nhủ, đã nức lòng giới nhiếp ảnh, kẻ đứng người ngồi tìm góc sáng tác.

Đến khu hồ măng đá, cảnh quan mở rộng mọi người quét đèn chiêm ngưỡng, anh Hồ Khanh – người tìm ra hang giới thiệu lịch sử hình thành và hướng dẫn các vị trí được phép đặt chân máy. Nó hình thành bởi vòm hang bên trên nứt quanh co, cho màn nước rũ xuống kiến tạo bờ ruộng bậc thang bằng măng đá mỏng, dài và cong queo vô định hình, cao thấp khác nhau. Vòm lại có những lổ “mọt” nhiểu nước xuống, để hình thành những chồi măng đá như trong rừng tre sau mùa mưa. Giọt nước sau khi để lại vi lượng vôi khoáng cho măng, tuột xuống nằm yên trong bờ ruộng bậc thang, trong vắt như pha lê. Lạc vào cảnh mà thiên nhiên phải mất hàng triệu năm hình thành, mọi người cảm giác choáng ngộp trong không gian đẹp lạ thường, huyền ảo bởi các ánh đèn bật sáng góc nhìn nhỏ nhoi, anh em nhiếp ảnh quên hết nỗi nhọc nhằn, thấm mệt của đoạn đường gian nan, miệt mài sáng tác.

Hang tối như mực, tất cả hình đều được chụp tốc độ chậm vài chục giây, ánh sáng chủ đề do người chụp tự quét bằng đèn pin trong thời gian phơi sáng. Hồ quá rộng, khó tả được chủ đề qua các lần quét sáng. Nước lòng hồ dưới ánh đèn quét xuống xanh ngắt như pha lê. Ngược lại, chiếu đèn lên trần, mặt nước phản chiếu vòm hang thạch nhủ lỡm chởm trên, dưới như hàm răng khủng long mồm đang há hốc.

Để có được vài ảnh đẹp quả khó nhọc gian nan, nhưng được hoà mình nơi hình thành hàng triệu năm chưa có bàn tay con người làm thay đổi. Thật mãn nguyện.





















Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

CÂU CHUYỆN XÂM PHẠM BẢN QUYỀN NHIẾP ẢNH…..


( Theo :https://www.facebook.com/tang.a.pau)

Stealing art is simply and purely bad. Everyone please don't hesitate to call Mr Nguyễn Lân Hùng Sơn a thief. Mr Nguyễn Lân Hùng Sơn apparently stole photos from many people to make a photographic encyclopedia of birds of Vietnam. Please disapprove the book and share the post.
Brief summary of anh Tang A Pau's note:
"The thousand page photographic encyclopedia of birds of Vietnam by the defunct Prof. Vo Quy and Mr Nguyễn Lân Hùng Sơn up to this date has used photo source without permission from more than 10 people, including world reknown bird specialist Jonathan Eames and me. (...)
I’ve gone to numerous nature reserves and NPs, met many international specialists and local birders but never heard the name of Mr Nguyễn Lân Hùng Sơn, has he ever set foot in the forest? Are his bird descriptions reliable, or does he only sit with Mr Google at home and do the typing work? Does his work merit to be an example to future generation?
Mr Nguyễn Lân Hùng Sơn has also proposed to establish a raptor leisure training club, which could further endanger the existence of the already rare birds of prey in the wild. Does he know the current status of wildlife of Vietnam, or did he simply choose to ignore it?
Not only Mr Nguyễn Lân Hùng Sơn's book steals photos from others, it also features a controversial award-winning photo of a bulbul feeding her chicks at the nest, a nest that was taken out to the open and glued on a branch for better setting.
I, on behalf of many of my colleagues, demand the book to be taken down and Mr Nguyễn Lân Hùng Sơn to give us a public apology for his action.
Nghệ thuật ăn cắp là đơn giản và hoàn toàn xấu. Mọi người xin đừng ngần ngại gọi cho ông Nguyễn Lan Hùng Sơn một tên trộm. Ông Nguyễn Lan Hùng Sơn chuyên ăn cắp ảnh từ nhiều người để tạo ra một bách khoa toàn thư về các loài chim ở Việt Nam. Vui lòng không tán thành cuốn sách và chia sẻ bài viết.

Tóm tắt ngắn gọn của anh tang một pau là lưu ý:
" hàng ngàn trang bách khoa toàn thư về các loài chim ở Việt Nam bởi defunct giáo sự. Vo quy và ông Nguyễn Lan Hùng Sơn lên để ngày này đã sử dụng ảnh nguồn mà không có sự cho phép từ hơn 10 người, bao gồm cả thế giới reknown chim chuyên jonathan eames và tôi. (...)
Tôi đã đi đến nhiều dự trữ tự nhiên và nps, gặp rất nhiều các chuyên gia quốc tế và địa phương birders nhưng chưa bao giờ nghe tên của Ông Nguyễn Lan Hùng Sơn, anh ấy có bao giờ đặt chân trong rừng? Chim đang mô tả đáng tin cậy, hay hắn chỉ ngồi với ông google ở nhà và làm công việc đánh máy? Công việc của mình có giá trị để trở thành một ví dụ cho thế hệ tương lai?

Ông Nguyễn Lan Hùng Sơn cũng đã đề xuất thành lập một câu lạc bộ giải trí luyện raptor, mà có thể gây nguy hiểm sự tồn tại của nó đã hiếm chim săn mồi trong rừng. Anh ấy có biết tình trạng hiện tại của động vật hoang dã của Việt Nam, hoặc chỉ đơn giản là anh ta đã chọn cách bỏ qua nó?

Không chỉ ông Nguyễn Lan Hùng Sơn là cuốn sách ăn cắp ảnh của người khác, nó cũng tính năng một gây tranh cãi đã giành giải thưởng ảnh của một cô gái cành cạch ăn ở tổ, một tổ mà đã được lấy ra để nó mở ra và dán trên một nhánh cho tốt hơn .

Tôi, thay mặt rất nhiều đồng nghiệp của tôi, yêu cầu những cuốn sách để được đưa xuống và ông Nguyễn Lan Hùng Sơn để cho chúng ta một lời xin lỗi công khai cho hành động của mình.
















Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

TÔI ĐI XE LỬA.....

                 
             Dạo này, tôi hay đi tàu lửa chí ít là 1 tháng 1 lần bởi tôi ở Phan Thiết, con cháu lại ở Sài Gòn. Ở hai cái “ đầu nỗi nhớ” ấy phải chạy ra, chạy vô thường xuyên thôi. Và, thế là tôi và gia đình thường chon phương tiện của “ đại gia”: XE LỬA.

               Cũng những chuyến tàu theo giờ chạy quen thuộc, cũng những con người ấy, từ nhân viên bán vé tàu cho đến anh bảo vệ nhà ga, anh nhân viên gác gi, nhưng chàng trai cô gái là nhân viên của Công ty đường sắt Phương Nam…quen thuộc, mà tôi thường gặp nhưng cứ mỗi lần đi là tôi vẫn có những cảm xúc, dù nhỏ. Xe lửa bây giờ đã có sự thay đổi dù chưa nhiều lắm. Toa tàu được đóngh mới với những chiếc ghế giường mềm, giường nằm tốt hơn, sạch sẽ hơn. Nếu không có trục trặc gì thì từ Phan Thiết đến Sài gòn chỉ 4 tiếng. Thời gian vừa phải đển nhăm nhi vài lon bia hoặc ngủ một giấc là quá bận nữa đường…khà khà. Thú thật cứ ngồi nhìn những cảnh vật bên đường chạy ngược về phía sau khi con tàu lao nhanh là tôi lại nhớ chuyện ngày xưa ở làng quê tôi : Tháp Chàm.














                     Tháp Chàm, đối với tôi luôn đong đầy kỷ niệm bởi một lí do đơn giản là tôi sinh ra và lớn lên ở xứ này, nơi cả trăm măm nay đã có cái Ga xe lửa mang tên Tháp Chàm và nhà máy đầu, toa xe hơi nước từ thời Pháp thuộc. Những tiếng còi tàu hú hú vang vọng từ sân ga đến nhà hồi còn nhỏ cứ trỗi dậy trong tâm thức với bất  cứ khi nào khi tôi ngồi trên xe lửa. Hổi còn nhỏ, tôi khá tinh nghịch và thường cùng bạn bè rủ nhau leo lên cái tháp Chàm cổ kính PôKlong Gia Rai nhất là mùa hè vừa nghỉ học vừa nóng nực. Một trong những thú vui của tôi là đứng trên đỉnh tháp cao nhìn những đoàn tàu hặc cái đầu máy toa xe chạy tới, chạy lui ở dưới sân ga Tháp Chàm. Có một lần, tôi với thằng bạn tinh nghịch thách đố khi nhìn một toa tàu hàng đang đứng trên đường ray. “ Tao với mày đứa nào  đẩy được một toa tàu lăn bánh thì phải cõng đi 20 thước?”. Tôi không ngờ, toa tàu đang đứng trên dốc nên chỉ cẩn đẩy nhẹ nó đã lăn bánh và tung mạnh vào đoạn toa phía trước. Thề là hai thằng phải chạy trối chết khi bị nhân viên nhà ga rượt đuổi…Hic.

              Thời gian cứ trôi trôi và sau này tôi có lên ga Tháp Chàm, cố tìm lại những dấu tích ngày xưa để chụp ảnh nhưng không thể…Tôi giật mình vì tiếng cô nhân viên trên tàu “ Kính thưa quí khách, chúng ta sắp đến ga Sai Gòn, ga cuối cùng của cuộc hành trình….”.

-       Đến rồi à…..!

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Một số hình ảnh sưu tầm về Ga Tháp Chàm và những đoàn tàu lửa cổ.












VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...