Một ý kiến hay của anh Nguyễn Hữu Tuấn về câu chuyện HÃNG PHIM TRUYỆN VIỆT NAM
Người
ta bảo : Hãng phim truyện Việt Nam 20 năm nay làm phim không có lãi .
Cái bi kịch
của HãngTVN là ở chỗ đó. Trước
đây họ dựng lên Hãng họ không nói đến tiền, Họ
chỉ giao nhiệm vụ duy nhất:
làm phim tuyên truyền,
đóng góp cho sự nghiệp cách mạng.
Bây giờ
họ hỏi “tiền đâu”
Hỏi thế là hỏi đểu.
Thành lập
Hãng phim 60 năm nay để
làm gì? Để tập trung những người tinh nhuệ
nhất : Biên kịch, Đạo diễn,
Quay phim , Họa sỹ, Diễn viên Vào một
Hãng phim nhà nước. Biên
chế vĩnh viễn. Trả lương
vĩnh viễn để làm phim PHỤC VỤ CÁCH MẠNG.
Đảng cần Hãng phim ra sản phẩm tuyên truyền
đấu tranh thống nhất đất
nước , tuyên truyền để dẫn
dắt nhân dân phải tin vào con đường dẫn đến
xã hội chủ nghĩa.
Hồi đó
nhân dân không có gì xem nên phim tuyên truyền
dù có thô thiển vẫn được bà con hào hứng
chờ đón. Có phim là ăn cơm vội vàng, chạy
ngay đi xem. Khóc cười
cùng nhân vật chính diện. Sung sướng khi kẻ địch chạỵ
chổng vó lên trời…
Tuy còn nhiều
thô ráp nhưng hãng phim
truyện góp phần không nhỏ vào lịch sử
cách mạng Việt Nam..
Đến
khi thời thế thay đổi .Truyền
hình mầu cùng hàng trăm
chương phong phú ra đời. Xã hội đầy
rẫy sự giải trí hấp
dẫn. Những tiết mục
giải trí nhập từ các nước
văn minh nhất thế giới, tràn lan ngoài đường
phố.
Tất
nhiên Điện ảnh nhà nước hoảng sợ,
thần chết lững thững
đằng xa.
Thế mà
Cục Điện ảnh vẫn
duyệt những kịch bản
về lịch sử cách mạng
, đầu tư nhiều tiền
đề làm những phim theo đề tài này. Rót kịch bản và một
mớ tiền xuống cho Hãng. Muốn
sống, Hãng giơ tay đón nhận. Thất bại
và tốn tiền, nhưng an toàn, không ai bị khiển
trách là mất lập trường.
Dòng phim xã hội
gặt hái được nhiều giải
thưởng nhất do các Hãng nhà nước làm ra. Tuy nhiên những phim được Bông Sen Vàng lại không có duyên cưa đổ cô bán vé.
Tôi đoan chắc
doanh thu của “ Đừng Đốt” “ Đời
Cát” …. Thấp hơn nhiều so với
“ Những cô gái chân dài “
Để mai tinh” …..
Còn một
thực tế nữa, kể
cả những phim bán được nhiều vé của
các hãng phim tư nhân vẫn chỉ đếm
trên đầu ngón tay. Các
hãng phim tư nhân kiếm lời và tồn
tại bằng những phương
thức khác. Họ bí mật những
phương thức này . Thỉnh thoảng họ
làm phim chỉ để quảng cáo thương
hiệu thôi. Một phim thắng, ba phim bại là thường. Chứ
cứ làm phim là có lãi thì
thiên hạ đã đổ xô nhau rồi.
Hiện
trạng này cũng chung cho
khắp thế giới. Tôi không muốn
chứng minh dài dòng. Tra
Googe thấy hết.
Lại nữa, Hãng phim truyên Việt Nam là doanh nghiêp nhà nước , làm ăn thua lỗ, thử hỏi
có bao nhiều phần trăm các Doanh nghiệp nhà nước thuộc
các nghành khác, làm ăn không thua lỗ.
Báo cáo đầy ra đấy thôi.
Sinh ra để
“làm ăn ra tiền” còn thua
lỗ . Huống hồ đây sinh ra để
làm nghệ thuật, để nâng cao đời
sống văn hóa, không được đào tạo làm tiền, thua lỗ cũng không có gì lạ .
Ông nào trách móc “ Hãng phim truyên làm ăn không có lãi” là
ông ngơ.
Tất
nhiên không thể để tình này kéo dài. Phải cải tổ,
phải tìm cách thoát. Phải cố phần
hóa nhưng điều đầu tiên là phải
chân thành. Không để mấy “ông đểu” vụ lợi
từ những khó khăn này.
Muốn xử lý " Ông Điện ảnh " theo quy luật kinh tế
thị trường cũng không dễ , chẳng nhẽ
cắt phéng nó đi ? Cách đó
không phải là khôn ngoan
, vì ai cũng biết Điện ảnh là phương
tiện hữu hiệu nhất
để truyền bá văn hoa và thể hiện mọi
mặt về cuộc sống
của một đất nước.
Hàn quốc rất thành công trong việc dùng điện ảnh để
mọi người biết đến
và yêu mến đất nước mình.
Các nghệ
sĩ không cần ai thương, ngược lại
chính các nghệ sỹ thấy đáng thương
cho cái cơ chế này.
24 - 9 - 2017
https://www.facebook.com/tuan.nguyenhuu.507679?hc_ref=ARQp4lXH0x8_Aepyfc0zrxGAUektLqlKKkS73gEbb1D5_UmOOKpAE3b_rzwHgq5C4Z8&pnref=story
https://www.facebook.com/tuan.nguyenhuu.507679?hc_ref=ARQp4lXH0x8_Aepyfc0zrxGAUektLqlKKkS73gEbb1D5_UmOOKpAE3b_rzwHgq5C4Z8&pnref=story