Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019

AI LÀ LINH HỒN CỦA TRUNG NGUYÊN ?





Vợ chồng Đặng Lê Nguyện Vụ - Lê Hoàng Diệp Thảo
AI LÀ LINH HỒN CỦA TRUNG NGUYÊN ?

(Bài dài nhưng rất đáng đọc)
- Theo facebook

Sau nhiều lần hòa giải bất thành, vụ kiện ly hôn kéo dài hơn 3 năm của vợ chồng ông chủ tập đoàn cà phê Trung Nguyên (TN), để tranh chấp khối tài sản lớn ở tập đoàn này vẫn chưa có hồi kết.

Hiện nay 02 nhân vật này đang tranh chấp về cái gọi là “Ai là linh hồn của Trung Nguyên?”, tức là ai là người có công lớn nhất xây dựng nên TN từ những bước đi chập chững ban đầu. Ai là người đã đặt những cơ sở ban đầu cho cái tập đoàn này phát triển với quy mô như hiện nay, Vũ hoặc Thảo hay có một người thứ ba khác ?

Với quy định của pháp luật “tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng sẽ được phân chia 50/50 khi họ ly hôn”. thì đây sẽ là một trong những căn cứ chính để tòa xác định tỷ lệ phân chia tài sản của Trung Nguyên cho hai người. Các luật sư đại diện của 02 bên bắt đầu tranh cãi về đóng góp của thân chủ đối với sự phát triển của Trung Nguyên.

Phiên tòa bổng trở nên căng thẳng khi luật sư của bà Thảo nói "công sức của vợ còn cao hơn cả chồng" thì ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã nổi nóng và nhiều lần lớn tiếng khẳng định mình mới là "linh hồn" của Trung Nguyên. Và cũng từ đây một bí mật của gia đình Trung Nguyên đã được hé lộ. Hình tượng một cặp trai tài gái sắc yêu nhau khi còn là sinh viên đã cùng nhau khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và khi thành vợ chồng họ đã xây dựng nên một đế chế, một tập đoàn chuyên chế biến và kinh doanh cà phê lớn nhất VN và số tài sản lên tới hàng chục ngàn tỷ đống, đã hoàn toàn sụp đổ

Với chúng tôi là những người dân hiện sống tại khu vực bến xe (cũ) TP Buôn Ma Thuột (nay thuộc phường Tân Lập, TP Buôn Ma thuột), nơi đặt hội sở chính của Trung Nguyên (từ năm 1986 – cho tới nay) ; cũng là những người hàng xóm sống lâu năm cạnh gia đình Trung Nguyên; là những người đã trực tiếp chứng kiến sự hình thành và phát triển của Trung Nguyên từ năm 1986 cho tới nay, thì sự hình thành của Trung Nguyên ra sao, ai là người trực tiếp xây dựng nên nó … thì chẳng có gì là bí mật cả !

Chúng tôi cũng biết rất rõ việc mới đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, họ đã xây dựng hình tượng một cặp doanh nhân tự thân khởi nghiệp từ gian khó và sau một thời gian ngắn đã thành công trên thương trường; với những trường đoạn rất tiểu thuyết và khá lâm ly bi đát đã lấy nhiều nước mắt của giới trẻ và những người không biết rõ câu chuyện.

Nhưng thực tế là hoàn toàn khác, không hề có câu chuyện khởi nghiệp nào cả; đây là một công ty (tập đoàn) gia đình do người cha của Vũ – ông Đặng Mơ, người đã góp nhặt từng đồng gian khổ xây dựng nên từ năm 1986 tại địa chỉ nói trên. Ông là người xây dựng ra nó và là người trực tiếp quản lý điều hành mọi việc; Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ là người kế nghiệp.

Giai đoạn cái xưởng rang xay cà phê của ông trở thành công ty cà phê Trung Nguyên nổi tiếng (1985-1995) thì Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn đang còn là một cậu học sinh cấp 3 trường huyện, sau khi thi đậu vào trường đại học Tây Nguyên anh ta đã theo học khoa y tại đấy hơn 04 năm. Vì nhiều lý do khác nhau, anh ta đã bỏ học và năm 1995 (24 tuổi) mới bắt đầu tham gia quản lý công việc tại công ty của cha mình. Do việc làm ăn thuận lợi, gia đình họ có nhu cầu vươn ra các địa phương khác và phát triển công ty theo quy mô lớn hơn; gia đình họ đã đăng ký thành lập tập đoàn giao cho người con trưởng là Đặng Lê Nguyên Vũ đứng tên duy nhất trong giấy đăng ký kinh doanh.

Và anh chàng công tử con nhà giàu lúc này (năm 1996) chỉ mới 25 tuổi đã nghiễm nhiên trở thành ông chủ tịch tập đoàn cà phê Trung Nguyên.

Nhưng thực tế anh ta chỉ có cái danh còn mọi chuyện ở cái tập đoàn này đều do người cha (với chức danh là phó chủ tịch thường trực của tập đoàn) rất lão luyện trên thương trường quyết định hết. Mãi tới năm 1998 anh công tử con nhà giàu Đặng Lê Nguyên Vũ, trong vai một ông chủ tịch tập đoàn đã trở thành một tay chơi khá nổi tiếng tại khu vực TP Buôn Ma Thuột và Tây Nguyên. Và trong một cuộc chơi tại tỉnh Gia Lai vị đại gia này đã gặp gỡ một người đẹp tại thành phố Plâyku mù sương, ngay sau đó họ nhanh chóng làm đám cưới, đó chính là cô Thảo vợ của Vũ hiện nay.

- Trước khi phiên tòa này xảy ra bà Thảo đã khiến cho giới báo chí tốn rất nhiều bút mực để xây dựng hình tượng, Vũ – Thảo một cặp tình nhân vốn là sinh viên nghèo của đại học Tây Nguyên đã yêu nhau cùng nhau góp nhặt từng đồng vốn ban đầu (với sự trợ giúp tối đa từ phía nhà vợ, là nhà giàu có tiệm vàng); cùng nhau chập chững bước ban đầu vào nghề rang xay cà phê bột để bỏ mối kiếm lời và sau khi cưới nhau đã cùng nhau phát triển sự nghiệp bằng nghề rang xay cà phê bột để bán. Sau đó họ thành lập Công ty cà phê Trung Nguyên, rồi tập đoàn Trung Nguyên và phát triển thành quy mô lớn như hiện nay. Bà Thảo đã tường trình chi tiết về những ngày gian khổ bà cùng chồng phát triển công ty, phải làm việc từ sáng đến đêm ngay cả khi mới sinh con , v,v và v,v.

- Về phía ông Vũ , khi “chàng và nàng” đang còn tay trong tay, tiếp đó là cùng nhau sinh liền một mạch tới 04 đứa con ngoan; tay hòm chìa khóa của nhà mình chàng đều tin tưởng giao cho nàng quản lý mà không một chút đắn đo. Có tới hàng trăm tỷ đồng cả tiền vàng được giao cho nàng gửi ở các ngân hàng trong nước nhưng nàng chỉ đứng tên một mình nàng, thì chàng cũng không một chút lăn tăn. Thậm chí có tới hàng chục triệu đô la (USD) gia đình này giao cho nàng đem gửi ở các ngân hàng nước ngoài, nhưng nàng chỉ đứng tên một mình nàng thì họ cũng không một chút mảy may thắc mắc.

Khi mà cái sự giàu sang đã lên tới tầm quốc tế, chàng và nàng đã cùng nhau xây dựng một hình tượng, một trang lý lịch khởi nghiệp hoàn toàn mới nhằm đánh bóng tên tuổi của họ. Họ đã công bố trang thiên tình sử và trang khởi nghiệp đầy nước mắt này cho báo chí. Các vị làm báo nhà ta do lười nhác không chịu đi xác minh, hay do ngây ngô đã vội đăng những bài viết phỏng vấn này lên những trang báo uy tín của mình mà không biết rằng mình đã bị họ lừa.

Với những người biết chuyện như chúng tôi, khi đọc những bài viết này thì chỉ mĩm cười ý nhị, coi đó như là một câu chuyện hài hước vì nó không ảnh hưởng gì tới nền hòa bình thế giời cả !

Đó là hình tượng một ông “vua cà phê ” thành công trên thương trường, vị vua không ngai này vốn xuất thân nghèo hèn, đã từ hai bàn tay trắng một mình đã mày mò xây dựng nên cơ nghiệp (hàng ngàn tỷ) bằng nghề rang xay cà phê. Trong khoản thời gian khởi nghiệp gian khổ đó luôn luôn có sự giúp sức cả vốn liếng và công sức của người vợ vừa đẹp người và đẹp cả nết … Họ là cặp vợ chồng doanh nhân tài danh trên thương trường VN suốt những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21

Để rồi nay trước tòa khi bà Thảo và nhóm luật sư của bà đã bám vào cái lý lịch khởi nghiệp do chính ông Vũ xây dựng nên đó để đòi chia tài sản với tỷ lệ 50/50. Ông “vua cà phê” đã đắng lòng nhận ra sai lầm của mình thì đã muộn. Sau đó ông đã phủ nhận tất cả những gì mình nói trước đây về quá trình “khởi nghiệp gian khó” của “chàng và nàng” và cho rằng đó chỉ là lời nói tào lao và nói cho vui với báo chí.

Theo Vũ cho biết “cái công ty này do một tay bố tôi là ông Đặng Mơ gầy dựng nên từ năm 1986, tôi chỉ là người thừa hưởng”. “Tới năm 1996 khi thành lập tập đoàn cà phê Trung Nguyên tôi mới tham gia quản lý và được bố cho đứng tên làm chủ tịch Tập Đoàn, nhưng bố tôi giữ cương vị là phó chủ tịch thường trực, mọi việc ở tập đoàn đều do bố tôi quyết định hết và tập đoàn chỉ có 02 thành viên là bố con tôi (cho tới năm 2006). Anh ta đã trải lòng về những ngày đầu khởi nghiệp khó khăn, bố con anh phải ở nhà thuê, phải vay mượn từng bao cà phê của các nhà vườn để rang xay đem bán sau đó lấy tiền trả cho các chủ vườn. Từ gian khó tích tiểu thành đại mà làm nên sự nghiệp!”

Tức nhiên là tòa án không tin (vì không có chứng cứ) và phía bà Thảo thì phản đối, cho rằng mình mới là người có công sức lớn nhất tạo dựng nên cái Tập Đoàn cà phê này. Tòa yêu cầu Đặng Lê Nguyên Vũ cung cấp chứng cứ, buộc lòng anh chàng này phải trưng ra bằng chứng để chứng minh cho lời khai của mình là đúng. Và cái bí mật mà anh ta cố tình giấu kín bấy lâu nay đã buộc phải bật mí.

Lúc này nhân vật thứ ba, cũng là nhân vật chính đã xuất hiện đó là - ông Đặng Mơ (bố đẻ của Vũ)!

Theo giấy tờ đăng ký kinh doanh, thì công ty cà phê Trung Nguyên đã có từ năm 1986 mà người đứng tên chủ sở hữu là ông Đặng Mơ (bố của Vũ). Giai đoạn này (1985-1995) thời gian đầu thì Vũ đang là một chú bé (14 tuổi) đang học phổ thông ở một ngôi trường ở huyện M’ drak; thời gian cuối thì Vũ đang tập trung học tập tại khoa y đại học Tây Nguyên, không tham gia quản lý công ty. Tới giai đoạn công ty được nâng cấp lên hình thức Tập đoàn thì Vũ mới tham gia quản lý tập đoàn (năm 1996).

Theo đó, Giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 15/8/1996 chỉ mang tên ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Năm 2000 , tập đoàn xin tăng vốn điều lệ lên 3 tỷ và có thay đổi giấy phép kinh doanh, lúc này thành viên ban quản trị tập đoàn còn có thêm ông Đặng Mơ (bố của Vũ). Năm 2002, khi thay đổi đăng ký kinh doanh lần 5, ngoài việc xin tăng vốn điều lệ lên 14,4 tỷ đồng còn xin thành lập thêm các chi nhánh ở các tỉnh; nhưng cho tới lúc này tập đoàn Trung Nguyên vẫn chỉ có hai thành viên là cha con ông Vũ.

Ông Vũ cũng đã trưng ra bằng chứng cho thấy hai năm sau khi thành lập Trung Nguyên ông Vũ mới kết hôn với bà Thảo (1998). Mãi đến tháng 4/2006, bà Thảo mới tham gia là cổ đông và năm 2008 mới bắt đầu tham gia quản lý công việc tại Tập đoàn.

Ông nói “ Ông không phủ nhận công lao của vợ !”, nhưng khi nghe luật sư của bà Thảo nói "công sức của vợ còn cao hơn cả chồng" ông đã nổi nóng và nhiều lần lớn tiếng khẳng định mình mới là "linh hồn" của Trung Nguyên, vì Trung nguyên là của gia đình mình. Tiền thân của cái tập đoàn Trung Nguyên hiện nay là công ty chế biến (rang xay) cà phê Trung Nguyên do cha mẹ và anh em ông gian khó góp nhặt từng đồng xây dựng nên từ năm 1986. Tới năm 1996 cái Tập đoàn Trung Nguyên hiện nay mới được cấp phép thành lập trên nền tảng là cái công ty nói trên. Và mãi tới năm 1998 cô Thảo mới về làm dâu nhà tôi, năm 2006 cô mới vào làm việc và tham gia quản lý tại Trung Nguyên, tại sao nói Trung Nguyên là của cô được … !”

Ông hét lớn tại tòa “Cái gì không phải của mình thì đừng có đòi !”

Sau khi có những công bố này từ phía gia đình Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Thảo đã bất ngờ yêu cầu xin rút đơn ly hôn, nhưng vẫn giữ yêu cầu đòi chia gia tài (hoặc xác định phần tài sản của mình trong tập đoàn Trung Nguyên).
Nhưng tất cả sự ăn năn hối hận của cô gái này đều đã muộn, Đặng Lê Nguyên Vũ đã không chấp nhận; theo quy định của pháp luật thì “nguyên đơn sẽ thành bị đơn và bị đơn trở thành nguyên đơn”.

Phía tòa án cũng đã có những công bố mới nhất. Theo đó khi nộp đơn xin ly hôn và đòi chia tài sản; với phần vốn và tài sản mà phía bà Thảo thống kê được đó là toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình của tập đoàn Trung Nguyên kể cả tiền vàng hiện đang gửi ở các ngân hàng. Với khối tài sản khổng lồ này (sơ bộ là gần 8.000 tỷ đồng), bà Thảo yêu cầu được chia theo tỷ lệ bà Thảo 51 %, ông Vũ 49% và yêu cầu ông Vũ phải giao cho bà Thảo thêm 20% cổ phần của Trung Nguyên (mỗi đứa con 5% cổ phần) xem như là phần ông Vũ chu cấp để nuôi dưỡng 04 người con. Tức là bà Thảo đòi hỏi tới 71% cổ phần và tài sản tại Trung Nguyên .

Tuy nhiên tòa án đã xác định được Tập đoàn cà phê Trung Nguyên không phải là của riêng của vợ chồng Thảo – Vũ, mà thực tế đây là một công ty cổ phần, các cổ đông chính là các thành viên trong gia đình gồm cha mẹ, anh em, cô, dì và cả anh em bà con gần của Đặng Lê Nguyên Vũ đứng tên. Tổng số tài sản và cổ phần mà bà Thảo cho rằng đó là của riêng của vợ chồng Vũ – Thảo và đòi chia theo tỷ lệ trên đây thực tế họ chỉ sở hữu khoảng 30% phần còn lại là sở hữu hợp pháp của người khác.

Sau khi những xác minh này được công bố, bà Thảo đã rút yêu cầu đòi chia 20 % cổ phần của Trung Nguyên cho 04 người con và chấp nhận khoảng chu cấp 10 tỷ đồng/ năm cho cả 04 người con như đề nghị của ông Vũ.

Nhưng với câu nói “chính cô mới là người phải ăn năn sám hối!” của Đặng Lê Nguyên Vũ trước tòa, giới thạo tin đoán rằng sẽ còn một con bài tẩy nữa sẽ được tung ra vào phút cuối cùng nếu người đàn bà này không chịu từ bỏ quyền lực và lui vào hậu trường như yêu cầu … tình hình này thì phim hay vẫn còn dài tập.

Tòa sẽ đưa ra phán quyết vào chiều 25/2/2019./.



—————
P/s: Đây là bài viết của nhà báo Khắc Thiện Đinh- Một người bạn vong niên trên Facebook mà mềnh rất kính trọng. Mềnh tin tất cả những thông tin trong bài viết này đều xuất phát từ cái tâm trong sáng, khách quan và đầy tinh thần trách nhiệm của tác giả trước dư luận chứ không phải như những bài viết với những toan tính, có chủ đích đầy rẫy trên mạng.

Thực ra, với những thông tin, dữ liệu sẵn có và cả sự nhạy cảm của bản thân, mềnh cũng có thể tự rút ra được những nhận định riêng về vụ việc này. Tuy nhiên, đã gọi là “nhận định” thì sẽ khó tránh được sự chủ quan và cảm tính cá nhân nên rất dễ sai lầm. Lý do khiến mềnh xin phép tác giả copy lại bài này là vì các thông tin trong đó gần như trùng khớp với những gì mềnh được biết cũng như những nhận định riêng của cá nhân mềnh!



                 

Niềm vui mới

Cháu bên bà

Trúng mùa Cà Phê

Gia đình bên vườn cà phê

Mùa thu hoạch




Cà Phê trúng mùa
Tưới Cà Phê

Cổng vào khu cà phê Trung Nguyên ở Dak Lak

Cây cà phê cổ thụ












Day chuyền sản xuất cà phê Trung Nguyên năm 2011



Bên trong kho hàng của Trung Nguyên ở Dak Lak









Vườn cà phê thâm canh của Cà Phê Trung Nguyên


Hoa cà phê


Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

SĂN ẢNH CHIM CỔ RẮN

Chim Cổ rắn tại hồ sông Khán ( Bình Thuận)
Cách đây mấy hôm, tôi rình rập con chim cổ rắn lặn hụp săn mồi trên hồ sông Khán. Tôi đã trở tay không kịp  cái máy ảnh làm mất đi khoảnh khắc con chim lao xuống hồ . Thế nhưng nó lặn hụp và bắt cá tôi chứng kiền ngay từ đầu nhưng hình như phát hiện ra có người rình rập nó bơi ra giữa hồ khá xa để lặn hụp theo quán tính. Nhìn  qua ống kính tele 600mm thấy cái đầu nó lặn hụp giống như  cái vòi của chiếc tiềm thủy đỉnh tàu ngầm và nhìn  không kém phần ngoạn mục.

 



Tài liệu viết rằng chim cổ rắn là các loài chim trong họ Anhingidae, bộ Chim điển Nó còn được gọi là chim ĐIÊN ĐIỂN. Hiện nay còn tồn tại tổng cộng 4 loài trong một chi duy nhất, một trong số đó hiện đang ở tình trạng gần bị đe dọa tuyệt chủng. Chúng được gọi là chim cổ rắn là do chúng có cổ dài và mảnh dẻ, tạo ra bề ngoài tương tự như những con rắn khi chúng bơi với phần thân chìm dưới mặt nước.
Chim cổ rắn là các loài chim lớn. Con trống có bộ lông màu đen hay nâu sẫm, mào mọc thẳng đứng trên đầu và mỏ lớn hơn của con mái. Chim mái có bộ lông nhạt màu hơn, đặc biệt là trên cổ và các phần dưới. Cả chim trống và chim mái có các chấm màu xám trên các lông vai dài và các lông vũ của mặt trên các cánh. Mỏ nhọn có các gờ răng cưa. Các chân chim cổ rắn có màng bơi, ngắn và ở gần phần cuối của thân. Bộ lông của chúng có thể thấm nước, tương tự như của chim cốc nên chúng phải rũ cánh để làm khô sau khi bơi lặn. Các tiếng kêu của chúng bao gồm các tiếng kêu ríu rít hay rất huyên náo khi chúng bay hoặc đậu. Trong mùa động dục, các con trưởng thành đôi khi có tiếng huýt gió như quạ kêu.

Thức ăn chủ yếu của chim cổ rắn là cá có kích thước trung bình.Chúng dùng các mỏ nhọn của mình để xiên con mồi khi chúng lặn xuống dưới nước. Chúng có thể phóng mỏ của chúng về phía trước tương tự một mũi giáo. Chúng cũng ăn cả các động vật lưỡng cư như ếch và sa giông, các loài động vật bò sát như rắn và rùa cũng như các động vật không xương sống như côn trùng, tôm tép và các động vật thân mềm khác. Các loài chim này dùng chân của chúng để di chuyển dưới nước, đuổi theo và phục kích con mồi. Sau đó chúng đâm vào con mồi, chẳng hạn cá, để đem nó lên trên bề mặt nước, tung nó trong không gian để bắt và nuốt.


Nhiều lão nông tri điền ở Nam bộ mà tôi đã có dịp gặp qua đã kể những câu chuyện thú vị về loài chim này. Nó có biệt tài “ ăn cắp” cá trong các ao nuôi  của bà con nông dân, đồng thời biết dự trữ thức ăn trong các ao “ bí mật” để qua mùa hạn hán sử dụng cho mình. Nhin chú chim cổ rắn bơi trong hồ bắt cá cách đây mấy hôm khiến tôi nhớ lại những chuyến đi “ săn” và gặp chú nó ở Cà Mau, Tràm chim Đồng Tháp, hồ sông Khán ( Bình Thuận). Và tôi vội viết đôi dòng chia sẻ vài bức ảnh lên BLOG LANG THANG vậy!

Cò cổ rắn ở Cà Mau

Cách cò Cổ Rắn trú trong mưa ( Đưa cả cái cổ vào trong cánh)


Cò cổ rắn sống theo từng cặp chung thủy vợ chồng


Chụp ở hồ Sông Khán

Đàn cò ở tràm chim Đồng Tháp


Cò cổ rắn ở tràm chim Đồng Tháp





Cách cò cổ rắn săn mồi là lặc xuống nước để bắt cá.

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

CHỤP ẢNH Ở LÀNG MUỐI HÒN KHÓI


Ai đã là một người đam mê nhiếp ảnh thì đều mong có một ngày nào đó sẽ chụp được những bức ảnh thể hiện khung cảnh thu hoạch ở làng muối Hòn Khói bởi ở đó có những khoảnh khắc, bố cục, ánh sáng cũng như con người mà không phải ở làng muối nào cũng có. Tôi cũng vậy! Thế rồi chuyến đi năm 2014, tôi và 2 anh Kim Sơn và Nguyễn Văn Tâm đến làng muối Hòn Khói ( Khánh Hòa) trong một chuyến đi khá dài. Chúng tôi khởi hành sáng sớm từ TP Đà Lạt theo con đường đèo Khánh Sơn đi thẳng ra TP Nha Trang. Vừa đi vừa chụp nên đến Nha Trang cũng đã xế trưa, nhưng các anh quyết định “Thôi đi thẳng ra Hòn Khói ở Ninh Hòa chụp muối chứ ở Nha trang  đâu có cái gì mà chụp”????. Không biết quyết định này đúng hay không nhưng tôi vẫn thích là cứ đi đến các làng quê mà chụp ảnh đời thường nhiều hơn ở trong các thành phố mà. Thế nhưng đến rồi mấy thấy quyết định của các ông anh đúng là " Tinh Tướng" mà khà khà..







Ánh sáng vàng của mùa xuân còn theo dõi bước chân chúng tôi trên các đoạn đường đi, nhất là càng về chiều  hoàng hôn. Chúng tôi đền Hòn Khói đã chiều tà, nhìn từ xa tôi đã la lên “ Có quá nhiều người gánh muối kìa, lẹ lên coi chừng hết nắng..”. Không cần trao đổi gì chúng tôi trèo nhanh lên những đống muối chất cao để nhìn xuống và  chỉ làm một động tác duy nhất là ngắm và  bấm máy ảnh.…Cả một không gian bao la mấy chục người phụ nữ là diêm dân vội vội gánh những đống muối nhỏ chạy nhanh nhất lên đổ trên đống muối cao. Họ cần mẫn như những đàn kiến tha mồi về tổ và họ cũng chả thèm để ý đến bọn tôi là ai và cũng chẳng chịu làm theo lởi gợi ý về động tác của “ mấy cha” nhiếp ảnh. Và thế là mạnh họ họ gánh họ chạy, mạnh mấy ông nhiếp ảnh cử lăn săn chụp không ai nói một lời nào. Ánh sáng mặt trời ngày càng thấp thì nắng càng vàng hơn và có  ít mây “ vảy cá” nên đã vô tình tạo được một ý RAY cho những bức ảnh về “ chiều hoàng hôn trên cánh đồng muối Hòn Khói” của chúng tôi.Rất may là cho tới bây giờ tôi đã quyết định đúng: CHỌN ỐNG KÍNH FIX 16 của Sony để chụp…







Tôi chụp ảnh về thu hoạch muối khá nhiều, nhất là ở miền Nam như Phan Thiết, Hàm Tân, Vũng Tàu, Cà Ná, Vĩnh Hảo, Đầm Vua, Ninh Chữ…nhưng chưa có lúc nào mà nó hấp dẫn như chuyến đi về Hòn Khói năm ấy. Sau này có 2 lần tôi trở lại nơi này, mới nhất là năm 2017 và đã thất vọng vì người dân nơi này đã bắt đầu hiện đại khâu thu hoạch muối bằng những chiếc xe hoặc trải bạt kín... Muốn tái hiện lại khung cảnh gánh muối phải thuế mướn và rất đặt tiền. Bởi vậy, tôi thường hay tâm đắt với bạn bè về đặc tính “ Khoảnh Khắc” và "Lịch sử"của từng bức ảnh bởi Nó gần như là LINH HỒN của một THỂ XÁC. Cho nên tôi luôn cho lời khuyên mấy người bạn nhiếp ảnh “Hãy tôn trọng sự thật trong nhiếp ảnh” là vậy!









____________________










Làng muối Hòn Khói (thuộc xã Ninh Hải, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 45km, với diện tích khoảng 400 ha - làng muối Hòn Khói được xem là một trong những cánh đồng muối lớn Việt Nam. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho bà con, Hòn Khói còn được xem là một địa điểm du lịch hấp dẫn với những cánh đồng muối trắng tinh, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho vùng đất miền biển này.Ở Hòn Khói, mùa làm muối sẽ bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 7 dương lịch, tuy nhiên để có những hạt muối  trắng to, đậm vị và săn chắc thì đẹp nhất là từ tháng 4 đến tháng 6 vào những ngày nắng gắt. Giờ làm muối thường vào khung giờ 2 buổi: sáng sớm tinh mơ (từ 4 - 8h) và buổi chiều muộn (từ 15h30 - 18h).








Đặc thù của công việc làm muối đòi hỏi các diêm dân phải dùng găng tay cao su dày và ủng để tránh tác hại của nước biển với nồng độ mặn cao. Nếu có dịp đến thăm cánh đồng muối rộng mênh mông và quan sát diêm dân lao động, bạn sẽ thấy trân trọng, nâng niu hơn những hạt muối trắng. Bắt đầu từ việc ngâm cát cùng nước biển, cát san đều, rắc muối mồi… rồi chờ nắng gắt lên lại đào, cào, vun, gánh... Những ụ muối ngày càng cao cũng là lúc mồ hôi của các diêm dân đổ xuống ngày càng nhiều. Hàng năm, Hòn Khói cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 30.000 tấn muối các loại. Đến với Hòn Khói vào mùa làm muối, chúng ta rất dễ bắt gặp những “núi” muối trắng tinh được gom từ các ruộng muối chờ mang đi tiêu thụ.






VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...