Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Bộ sưu tập “ BÌNH DỊ ĐẤT PHƯƠNG NAM”

Bìa 1 và bìa 4 cuốn sách


Có một câu ngạn ngữ “ Cứ bước đến một bước, sẽ bước được nhiều bước”, tôi thấm đậm châm ngôn này và thử áp dụng nó trong suốt những cuộc “ rong chơi “ của tôi. Có lúc đúng có lúc không nhưng thường  là thắng ha ha. Khi bắt đầu chấp bút cho dự án xây dựng bộ sưu tập ảnh “ Bình Dị Đất Phương Nam” tôi cũng  thử vận dụng nó là cứ chậm chậm mà bước. Tôi và con gái Bảo Trâm cứ động viên nhau cứ làm đi tới đâu tính tới đó, Thật sự việc Ba chụp ảnh con thiết kế sách cũng hết sức thú vị cho một người mê ảnh như tôi

“ Bình dị Đất Phương Nam “ đã gần như xong phần “ Hồn” tức là công việc chọn lọc, biên tập  hàng ngàn bức ảnh trong 10 năm liền lang thang ở đất trời phương nam để thành một tập hợp ảnh rồi cuối cùng là dành cho con gái thiết kế ra một cuốn sách ảnh với 3 chuyên mục “ Mưu Sinh”, “ Mùa Lũ” và “ Nghề truyền thống” là cả một hành trình dài hơi. Hai cha con cứ bàn tới tính lui. Lúc thêm chương lúc thêm bớt ảnh để làm sao ra được một thiết kế hoàn chỉnh cho cuốn sách “ Bình dị Đất Phương Nam” với tâm ý nổi bật được cái “ chất “ của cuốn sách như lời đề dẫn của Nhà lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành  ”Hữu Thành đã phác họa khung cảnh của một vùng sông nước trù phú, lạ lùng và hấp dẫn, còn con người vừa khảng khái, vừa bộc trực, vừa bí ẩn. Đất phương Nam của nhà nhiếp ảnh Hữu Thành hấp dẫn chính là ở chỗ này. Nó gieo vào lòng người một cảm xúc mãnh liệt về một vùng đất với những bàu sấu, tràm chim, rừng đước, chợ nổi, cầu khỉ, xuồng ba lá, ghe tam bản… Hữu Thành không đi săn tìm cái đẹp để mô phỏng, mà cũng không soi mói những cái mất mát để phê phán. Nam bộ trù phú ngày trước, dường như đã hao khuyết, mai một dần trong nhịp sống hối hả của ngày hôm nay. Rừng thu hẹp, đồng ruộng ngập mặn, sông rạch ô nhiễm, nhưng qua ảnh của anh, người xem lại bồi hồi, luyến tiếc và chia sẻ với một thái độ tích cực hơn nhiều. Hữu Thành dường như muốn thể hiện một câu chuyện bằng ảnh về đất phương Nam, nhưng có lẽ còn chưa đủ thời gian, nên anh đã chấp nhận, hòa quyện nhiều thể loại, pha chút ký sự ảnh về miền Tây. Và thực tế bây giờ ranh giới giữa các thể loại nhiều khi không còn phân biệt rạch ròi như trước nữa.”

Tổng số 150 ảnh được dàn dựng trên 154 trang sách nhìn tổng quan tôi đã thực được toàn cảnh nhưng khung cảnh bình dị mà tôi đã ghi chép trên suốt chặng đường 10 năm từ năm 2006 cho đến năm 2016 khi thì đang làm phóng viên cho tờ Báo ảnh Việt Nam và khi là nhà nhiếp ảnh tự do. Bình dị là những hình ảnh chân phương được thể hiện dưới thể loại phản ánh, vừ kể chuyện vừa kí sự theo những chuyên đề với những góc chụp đời thường nhất.







MƯU SINH
Hiện tại “ Đất Phương Nam” đã khác thời tôi đi lang thang chụp ảnh. Biến đổi khí hậu cùng với sự cạn kiệt của dòng sông Cửu Long do thiên tai và nhân tai đã gần như thay đổi tận gốc rễ đời sống của con người đồng bằng. Người ta phải nhắc đến nhiều đến các tình trạng nhiểm mặn , sạc lở, nước lũ không về.v.v…Thời hào sảng là chơi ăn thiệt như những tập truyện “ Đất Phương Nam”  của cố nhà văn SƠN NAM nay đã không còn dấu tích. Người Miền Tây bây giở kiếm cá, kiếm tôm, kiếm những hạt lúa như những thập niên trước đây đã không còn. Chính vì vậy những hình ảnh của tôi chụp về cây lúa, con cá tra, mùa lũ, sống ở rừng ngập mặn, làm chiếu, đánh lưới, đánh cá;v.v….một cáchg trung thực tôi tự cho là rất quí khi làm tư liệu sau này.

NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Người Miền Tây có nhiều nghề mang tính chất đặc thù phương Nam – Miền sông nước Cửu Long. Nghề trồng lúa vẫn là lâu đời nhất rồi đến làm gốm, những cái lò đất, đan chiếu, nước mắm phú quốc, trồng tiêu, khóm, thả nuôi cá tra và đặc biệt là nghề đánh cá, bắt tôm của hàng triệu nông dân sống ven sông Cữu Long. Từ đó cuộc sống những căn nhà nổi, nhà lá, ghe xuồng, cầu khỉ v.v..sống theo ven sống, kênh rạch đã tạo ra một lối sống sông nước mang đặc thù phương Nam mà không nơi nào ở Việt Nam có được.


MÙA LŨ
“ Đất Phương Nam” nằm trong hạ lưu dòng sông Mê Kong có suất xứ từ Tây Tạng ( Trung Quốc ) và khi chảy đến Việt Nam thì được gọi là sông Cữu Long bởi nó có 9 cửa sông chảy ra biển. Hàng năm khoảng tháng 9 kéo dài cho đến tháng 12 nước lũ từ thường nguồn sông Mê Kong đổ về (Có khi gọi là Mùa Nước Nổi) . Nước lũ về ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là vùng mà người ta thường gọi vùng “ Tứ Giác Long Xuyên” bao gồn các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. Đi chụp ảnh trong mùa lũ thích nhất vẫn là những hình ảnh săn cá linh, hái bông điên điển, bắt tôm cá trên biển nước me6ng mông, hình ảnh “ mùa len trâu” ở vùng Đồng Tháp, rồi những hình ảnh chạy lũ của người dân khi lấy thuyền làm nhà, lấy nước lũ làm nước sinh hoạt luônv.v  . Nó cực nhưng người dân rất vui vì có nhiều tiền hơn khi lũ không về.



Như vậy, phần “ Hồn” tôi đã làm xong. Còn phần “ Xác” tức là khâu in ấn để thành hình một cuốn sách ảnh lại tiếp tục là một cuộc hành trình mới. Thôi trước mắt tôi sẽ in một cuốn sách ‘ DEMO” xem mẫu cho đã con mắt. Phần con lại sẽ hạ hồi phân giải. Biết đâu sẽ có một mạnh thường quân nào “ điên điên” nhảy vào hợp tác in sách ăn chia, hoặc là mua lại bản quyền….ĐƯỢC GIÁ, BÁN LUÔN.










Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...