Tác giả : THANH BẰNG
Ảnh sưu tầm |
Kể từ khi thành lập (1953), nhiếp ảnh Việt
Nam đã có nhiều đóng góp
cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, hàng trăm các nhà nhiếp ảnh,
phóng viên chiến trường đã dành trọn tâm huyết, tài năng, trí tuệ xây dựng nên nền
Nhiếp ảnh Việt Nam. Tiếp
nối truyền thống đó, 30 năm qua kể
từ ngày đất nước ta bước
vào công cuộc Đổi mới, một giai đoạn lịch sử
có ý nghĩa trọng đại trong sự nghiệp phát triển của đất nước, cũng là thời gian đánh dấu sự trưởng thành của
nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh
đã trở thành một trong những hình thức hoạt động
mang tính quần chúng rộng rãi, đóng vai trò khá quan
trọng trong nền văn hóa nước nhà.
Bên cạnh
những thành tựu đạt được.
Công tác nghiên cứu lý luận, phê bình còn chưa theo kịp với thực
tế phát triển và những vấn
đề mới đặt ra. Vấn
đề giáo dục thẩm mỹ
nhiếp ảnh trong xã hội còn yếu và chưa
được đầu tư đúng mức.
Nạn sao chép tác phẩm, vi phạm bản quyền
tác giả còn diễn ra gây bức xúc trong dư luận. Sự
phát triển ồ ạt hội
viên chất lượng chưa cao, chưa
được đào tạo nghề nghiệp
sâu sắc, việc rèn luyện tư cách đạo
đức người nghệ sỹ
còn nhiều bất cập cũng gây ra những
hậu quả khó lường.
Tác giả bài viết - Thanh Bằng |
Đáng tiếc
là không phải người ta không hiểu, vậy mà người
ta cứ “diễn”. Cái sự diễn nó lây lan đến
nỗi họ “diễn” rất
“trung thực”, nhiễm cả trong loại
hình vốn rất chân thật là nhiếp ảnh. Xem một
bức ảnh bây giờ không phải là sự chiêm ngưỡng,
thay vào đó là những câu
hỏi được đặt ra đặt
ra với trăm mối nghi ngờ: Con gà phía sau sao lại to hơn con chó phía trước,
sao lại có bóng mà không
có người, sao ánh sáng
cùng chiều mà đây tỏ, kia mờ…. Người
chấm cứ phải căng mắt
ra nhìn những chi tiết vụn vặt
nhất, cố gắng để
phát hiện lỗi chứ không phải
là thẩm định để phát hiện
cái mới và những ý tưởng sáng tạo.
Cái lỗi ở đây chính là tư cách của người
nghệ sỹ đối diện
với nghệ thuật do chính mình tạo
ra. Hay nói cách khác là văn hóa của
người nghệ sỹ tham gia vào sự
kiện.
Đã đến
lúc nhiếp ảnh của chúng ta cần
đặt mục tiêu và yêu cầu phát triển ảnh có chiều
sâu, có tư tưởng lên hàng đầu. Đồng thời,
cần hướng đến ưu
tiên những dự án đầu tư
từ các cá nhân có năng lực, tạo ra những
sản phẩm có chất lượng
và hàm lượng tư duy cùng giá trị nghệ thuật
cao. Các giải thưởng phải đáp ứng
được điều này. Người nghệ sỹ
phải tập trung cao cho vấn đề sáng tạo
ra một tác phẩm nghệ thuật,
một vài tiểu xảo nghề
nghiệp chẳng làm nên trò trống gì. Tự thân giải thưởng sẽ
trở nên trong sáng.
Chiến
tranh đã qua, tiến trình
đổi mới đã 30 năm. 30 năm với lịch sử
là ngắn, những với cuộc
đời mỗi người thì dài. Vậy
mà nhiếp ảnh của ta chưa
có bước tiến ấn tượng,
chưa có cái nhìn mang hồn thời đại.
Người cầm máy bây giờ nghĩ gì, thấy gì, và cảm xúc như thế nào? Nhiều
hình ảnh cũng nói về cuộc sống,
lao động, cũng có sự nỗ lực
và sự dấn thân, có những nụ cười,
những giọt mồ hôi và cả
nước mắt, nhưng sao vẫn
khó đi vào lòng người làm
vậy?
(Bức ảnh "Cầu người" của tác giả Phạm Văn Thính. Hai bức ảnh ghi chép của tác giả Lê Hải)
Điều
thứ nhất, chúng ta gặp không ít cảnh hàng đoàn người cầm máy dàn hàng ngang cùng chụp những cô gái trong cánh đồng hoa tam giác mạch,
hay bên cổng thành. Nhìn
cảnh hàng mấy chục người
giơ máy hướng về cây gạo
đầu làng mà chả biết vui hay buồn
nữa. Cũng chẳng ai trách người chụp chơi,
chụp kỷ niệm, giải
trí, nhưng những bức ảnh
như vậy vẫn lọt
vào triển lãm nghệ thuật thì là nỗi
buồn có thật. Hãy nhìn nhận các cuộc triển lãm ảnh,
chỉ om sòm một lúc khi khai mạc, còn sau đó rất hiếm người
tới xem. Còn trên mạng xã hội…! Có lần
tôi Post lên Facebook có ý định
tìm hiểu bạn đọc yêu ảnh
ý tưởng, trọng tâm của bức ảnh
là một cảnh cửa mở
ra phía đại dương (ảnh ghép). Có anh bạn
hỏi ngay, lập trường để
đâu mà chẳng thấy Hoàng sa, Trường sa! Thật đáng khen cho tinh thần chủ quyền
biển đảo, biết vậy
nên tôi chủ động hạ tấm
hình này xuống. Vậy điều thứ
2 là: Xã hội hóa nhiếp ảnh là dành cho tất
cả mọi người, cho số
đông không phải chỉ cho những người
chuyên nghiệp. Cần phải phân biệt
rạch ròi điều này. Đừng để những
nhà nhiếp ảnh không chuyên đi thẩm định ảnh
của những người chuyên nghiệp.
Đã có người nghĩ, tại sao lại phải
học chụp ảnh, thật
“vô lí”, có cái máy, ai bấm
mà chẳng ra ảnh? Đừng bàn tới
khoảnh khắc quyết định
(Henri Cartier-Bresson), mỗi
cú bấm thông thường là một phần 30 giây, hay tới
cả một phần 1000 giây thì không là khoảnh khắc thì là gì. Nhiếp
ảnh cũng phải học, học
có nhiều cách, nhưng phải học,
đừng để nhiếp ảnh
là một nghề không học!
Vừa
qua bức ảnh “Cầu người”
của nhà nhiếp ảnh Phạm
Văn Thính lại không được người ta chú ý tới
từ phía người thẩm định
trong đợt xét giải thưởng Nhà nước
về Nhiếp ảnh vừa
qua. Nhìn dòng nước chảy xiết, nhìn những
cô gái vai gầy đứng dầm mình trong nước
làm trụ cầu, nhìn những người thương
binh vội vã được cáng qua, ai cũng động lòng. Vậy mà các nhà thẩm định lại
không ưng. Trình độ hay cảm xúc không còn? Nếu
ai còn hướng tới nhiếp ảnh
chuyên nghiệp thì điều kiện cần
là phải chọn được đội
ngũ những người thẩm định
chuyên nghiệp.
Thực
ra đối với tất cả
các cuộc thi và triển lãm, bức ảnh được
chọn, được giải, ai cũng vui, cũng tự hào. Đó là niềm
vui chính đáng của người nghệ sỹ.
Nhưng mặt trái của nó cũng được phơi bầy.
Bao nhiêu năm rồi vẫn loanh quanh ruộng bậc thang, bình minh trên biển, xôn xao làng chài, mùa gặt, ánh mắt trẻ thơ….
Không thiếu những tác phẩm bố trí (set up) nông cạn, hời
hợt, vô cảm, có mặt trong nhiều
cuộc triển lãm, minh chứng rằng nhiếp
ảnh của chúng ta ít tư duy, cảm xúc thì khô cứng,
không diễn tả được nhiều
về cuộc sống mà nặng
về trình diễn bản thân mình. Những
người nghệ sỹ đích thực
họ luôn đắn đo trước tác phẩm
của mình, dù ai đó không
đủ dũng cảm để từ
chối tấm huy chương thì cũng không bao giờ lừa gạt
bằng những trò ma mị.
Cần
chuyển hướng “xã hội hóa” nhiếp ảnh
Hiện
giờ vẫn đã có những người vẫn
âm thầm cho xây dựng trang web cá nhân, có phong
cách (sở thích) nghệ thuật của
riêng mình, không chạy
theo đám đông, theo phong trào và những
giải thưởng. Tôi khá ấn tượng với
những trang của Nhà báo Nguyễn Hữu Thành ở
Bình Thuận, của Nghệ sỹ
Đồng Đức Thành ở thành phố Hồ Chí Minh, của
Xóm ảnh, Phòng trưng bầy của
anh Lại Diễm Đàm ở Hà Nội,
Câu lạc bộ Cà phê ảnh, hay diễn đàn Phố ảnh…Kết
quả rất khả quan, thậm
chí những người vào các trang này còn lớn hơn vào các trung tâm triển lãm gấp
nhiều lần. Những người
tham gia các diễn đàn này
cũng rất đông đảo. Ở đây người
ta tìm thấy cái “gu” mà
mình thích, mặc sức tìm tòi khám phá. Những điều sai trái luôn bị
cô lập và đào thải. Menu của họ có nhiều,
cái nhìn thì đa dạng và
phong phú. Tại các diễn đàn này người ta có thể khai thác được yếu tố
mới, thậm chí đối nghịch
với cái cũ nhưng không phủ nhận, cái cũ còn được
phát huy một cách sáng tạo, đó sẽ là một
hướng phát triển thật sự
có tiềm năng. Tại sao lại phải
mất hàng ngày, hàng tuần để chờ
đợi mùa lúa chín, con nước về, hoa gạo
nở hoa (mà năm nào cũng
chụp vẫn giống nhau, có khi còn xấu hơn
bởi bối cảnh bị
tàn phá), mà không khai thác những
cái có trong tâm thức
tình cảm của mình, nhưng phải mất
công suy nghĩ, tìm tòi chứ
không có sẵn như đem theo một người mẫu
hay cây gạo đang nở hoa, ruông bậc thang đã có sẵn từ bao đời…Đây
là những hình thức diễn đàn mới
rất đa dạng cho nhiếp ảnh phong trào rất
đáng được khích lệ. Họ đâu cần
huân hay huy chương gì,
cái mà họ cần là sự khẳng
định phong cách của chính mình.
Nhiều
lần vào thăm khu di tích
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi luôn chú ý tới dòng chữ dưới tấm
ảnh “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” của nhà nhiếp ảnh Đinh Đặng
Định: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương
và sau làn vải ngực áo này có một trái tim.”
Nói thì dễ,
học và làm theo Bác thật khó vô cùng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét