Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015

QUA MIỀN TÂY BẮC

“Qua miền Tây Bắc, núi vút ngàn trùng xa, suối sâu đèo cao….” lời bái hát của tác giả Nguyễn Thành tôi mượn để đặt tựa cho bài viết này…..Có đi Tây Bắc mới cảm được cảnh núi non điệp điệp trùng trùng, mây trôi lãng đãng và lúc ẩn, lúc hiện những con đường đèo như một chỉ trắng nhỏ nằm bên sườn núi, bên vực thẳm….
Những ngày đầu mùa đông lạnh giá năm 2014, chúng tôi quyết định lên đường đi Tây Bắc. Đối với tôi, đây là chuyến đi đầu tiên nên sự hăm hở, thích thú là điều hiển nhiên. Trong hành trình bốn đêm năm ngày, chúng tôi phải vượt qua một đường dài ước chứng khoảng 1200 km với những đồi núi, đèo dốc với sương mù và mây bao phủ và phải vượt qua 2  trong số  "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam là đèo Ô Quy Hồ, Pha Đin....
Một góc hồ thủy diện Sơn La ở Muồng Lay

Dãy núi Hoàng Liên Sơn nhìn từ tỉnh Lai Châu

Hoa cải trắng ở Mộc Châu

Cung đường chúng tôi đi khởi hành từ Hà Nội đến Lao Cai – Lai Châu – Điện Biên – Sơn La và về lại Hà Nội. Các anh trong đoàn nói, đây là cung đường của nhiếp ảnh kể cả mùa đông hoặc mùa hè. Thật vậy, trên suốt những chặng đường lúc chạy bon bon trên những con đường lán nhựa, cũng như khi vượt qua những đoạn đường đất đá gian khó chúng tôi đã bắt gặp những sắc màu riêng biệt của từng bản làng dân tộc thiểu số ở đâynhư  Mông đỏ, đen Mông “ Xù”, và người dân tộc Lự sống lẻ loi trong 2 huyện Sìn Hồ và Phong Thổ mà nghe nói chỉ còn hơn 4.000 người... Riêng tôi, lần này đã thực hiện được điều mong muốn là 1 lần đến thăm di tích Điện Biên Phủ và còn được thưởng thức 1 đêm thú vị ở Sapa lạnh giá với mây trôi phủ đầy thị trấn ngày cũng như đêm……Thật là, một chuyến đi nhớ đời nên tôi chia sẻ trên BLOG vậy…..
TP Điện Biên năm ở thung lủng Mường Thanh

Thị xã Mường Lay

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết rằng:

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này có khi được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng).



Mây trôi ở đỉnh đèo Ô Quy Hồ

Sa Pa mùa đông

Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.

Đêm ở Sa Pa

Người H' Mông ở Sa Pa

Mộc Châu - Sơn La

Cây cầu lịch sử Mường Thanh

Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc.

Con suối nhỏ đèo Pha Din

Trên đỉnh Cổng Trời Sa Pa

Duyên H' Mông

Phiên chợ nhỏ ven đường

Hầm De cat 
 Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Thái là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H'Mông

Người H'Mông tóc Xù

Người H'Mông Đỏ


Chợ Gà ở Mường Thanh

Hoa Dã Quì tràn ngập Tây Bắc

Người dân tộc Lự

Người Lự dệt vải

Người Lự nấu rượu

Cô gái dân tộc Lự



Đêm đông

Người Thái làm Cọn nước


Ở Tuần Giáo - Điện Biên

Giúp cha mẹ

Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...