Năm 2017, mới
khởi động đã gần nữa tháng thôi, nhưng giới nhiếp ảnh Việt Nam đặc biệt trong tổ
chức Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ( VAPA) đã mang ra một luồng gió mới
: Xu hướng ảnh nghệ thuật phải thể được tính chân thật, phản ánh đúng hiện thực
cuộc sống; phải trả về lại những khái niệm căn bản ban đầu nghệ thuật nhiếp ảnh
là nghệ thuật của ánh sáng, của bố cục, ý ảnh, nội hàm những câu chuyện chứa
trong từng bức ảnh và đặc biệt quan trọng là yếu tố Khoảnh Khắc luôn cần được tôn
vinh và trở thành chủ lưu trong dòng chảy nhiếp ảnh hiện nay.v.v Những mong muốn
trên theo tôi là chính đáng, bởi một thời gian dài xu hướng nhiếp ảnh nghệ thuật
tạo dựng, sao chép ý tưởng, lạm dụng kỹ thuật…đã làm xói mòn lòng tin, cũng như
tình yêu nhiếp ảnh của công chúng dành cho giới nhiếp ảnh và họ nghi ngờ “độ thật”
của nhiều bức ảnh được công bố. Hey,
đáng lo ngại thât sự…
Tôi không muốn đi sâu phân tích những
nguyên do và muốn mượn trang BLOG cá nhân của tôi kể về những câu chuyện riêng
của những nhà nhiếp ảnh cùng thời, cùng đam mê nhiếp ảnh, cùng trưởng thành từ
chiếc máy ảnh sử dụng bằng những cuộn film là chính. Thời đó chúng tôi khó khăn
vô cùng khi cho ra đời một tác phẩm ảnh nghệ thuật vì phải trải qua quá nhiều công sức
và tiền bạc.v.v Có lúc cả đời, số lượng tác phẩm chỉ đếm trên đầu ngón tay, chứ
không như bây giờ ….Một trong nhà nhiếp ảnh tôi muốn giới thiệu là anh TA HOÀNG
NGUYÊN.
Đọc trong nhiều bài báo giới thiệu về
anh tôi thích thú bài viết của tác giả Khởi
Huỳnh - Xin trích và chia sẻ những bức ảnh của tác giả :
“Chuyện
một nghệ sĩ tham gia nhiều lĩnh vực nghệ thuật
bây giờ không còn là của hiếm nữa.
Nhưng một người hoạt
động ở 2 lĩnh vực không ăn nhập gì với nhau mà thành công cả hai xem ra cũng còn hơi lạ,
bởi 1 bên thì bay bổng - lãng mạn, 1 bên thì nghiêm túc - mẫu mực, vậy
mà anh đã khéo léo quyện
2 thứ vào nhau thành 1
tác phẩm tuyệt hảo. Người
tôi đang nhắc tới đó là Thầy giáo - Nghệ sĩ nhiếp ảnh
(NSNA) Tạ Hoàng Nguyên.
….Những
tác phẩm của anh thật sự thu hút tôi ngay cái nhìn đầu tiên, bởi nó có cái gì đó gần gũi với mỹ
thuật. Trong những tác phẩm đó có lẽ ấn tượng
nhất là tác phẩm “Hoà bình - tuổi thơ”, nhân vật
chính là các em thiếu nhi
với gương mặt hồn
nhiên, trong sáng đang gắn
những cánh chim hoà bình
lên hàng kẽm gai. Hai
hình ảnh trái ngược nhau, cộng với sắc
độ đen trắng tạo ra sự
tương phản mạnh mẽ,
đầy tính nhân văn.
Ðược
biết, đây là tác phẩm đầu tiên gởi
triển lãm và cũng là tác
phẩm được nhiều giải
thưởng nhất: Huy chương Vàng FIAP, Huy chương Bạc toàn quốc;
sau này còn đạt thêm Giải B xuất sắc
quốc gia; Giải Ðặc biệt
Asahi Shimbun Nhật Bản và Giải thưởng
Văn học - Nghệ thuật Phan Ngọc
Hiển tỉnh Cà Mau.
Xem nhiều
tác phẩm của anh, tôi phát hiện ra những tác phẩm
để đời của anh đa phần
là về người lính và thiếu nhi, trong đó ấn tượng nhất
là tác phẩm “Chiến tranh đã đi qua” và “Hoà
bình - tuổi thơ” là 2 tác phẩm làm tôi suy nghĩ nhiều nhất. Bởi
khi xem 2 tác phẩm này
tôi có cảm nghĩ như mình đang đọc một bài văn nào đó mà kết thúc của
nó rất "có hậu".
Sinh ra trong gia đình không có ai làm nghệ thuật, bản
thân anh cũng chọn cho
mình nghề giáo, cứ tưởng như
vậy là an phận. Rồi tình cờ
người bạn nhiếp ảnh
tặng cái máy ảnh và hướng dẫn
một số cơ bản
để chụp. Cầm máy trong tay, nhiều đêm anh suy nghĩ mình không được học về
chuyên môn nhiều, nếu chỉ chụp
cơ bản như vậy
biết chừng nào mới có tác phẩm đẹp. Vậy
là anh tận dụng chuyên môn của mình từ những lần
đọc thơ, văn, những lần lên lớp
giảng bài. Những ánh mắt hồn nhiên của
học trò… cứ hiện dần
lên. Vậy là anh dùng giấy, viết vẽ
ra ý tưởng, bố cục trước,
khi đã vừa ý rồi thì mới dựng
nhân vật. Tác phẩm “Hoà bình - tuổi thơ” là 1 minh chứng.
Anh cho biết,
dù không được may mắn như những
đồng nghiệp là được học
bài bản hay chí ít cũng
là con nhà tông, nhưng
trong cái thiệt thòi đó
cũng có cái lợi cho mình
là anh không đi theo lối
mòn hay khăng khăng theo một
quy trình chụp nào đó mà
anh vô tư sáng tạo. Anh kể, có lần anh chụp
1 tác phẩm gởi triển lãm, theo thông thường của
những người có "trường lớp" thì điểm
mạnh nằm ở giữa,
điểm phụ nằm xung quanh, còn anh thì làm ngược lại, vậy
mà vô giải luôn rồi còn được ban giám khảo
nhận xét là sáng tạo, phá cách.
TRẢ
LỜI PHỎNG VẤN.
NSNA Tạ
Hoàng Nguyên:
- Theo anh, giữa
chụp ảnh khoảnh khắc
với sắp đặt thì cái nào lợi
thế hơn?
NSNA Tạ
Hoàng Nguyên: Mỗi cái có ưu thế riêng. Khoảnh
khắc mang tính báo chí rất cao, nhưng hạn chế
là không lặp lại. Còn sắp đặt thì tính tư
tưởng chủ đạo của
mình nó chuẩn bị sẵn, nhiều
ngày nhiều tháng, thậm chí cả năm, cho nên nó chỉn
chu, sạch. Nhưng nó vẫn có hạn
chế là không phải lúc nào cũng được như ý, bởi
nó còn lệ thuộc vào không gian, thời gian. Theo tôi, 2 thứ đó phải có tính cộng
hưởng. Suy cho cùng, bản chất nhiếp
ảnh vẫn là chụp tại
chỗ và phải thực, ảo
là ảo trong tư tưởng thôi. Theo xu hướng
bây giờ thì ảnh nghệ thuật
cũng phải có tính báo chí
và ngược lại ảnh báo chí cũng phải
có nghệ thuật thì tác phẩm mới bay cao.
- Anh thấy
các NSNA trẻ bây giờ như thế
nào? Và anh có lời khuyên
gì?
NSNA Tạ
Hoàng Nguyên: Các bạn bây
giờ rất giỏi, kỹ
thuật tốt, nhanh nhạy, thuận lợi,
tốp già tụi tui theo không nổi đâu. Nhưng tuổi trẻ
thì muốn đánh nhanh, thắng nhanh (cái đó là mặt hạn chế
trong tất cả lĩnh vực nghệ
thuật), như vậy thì không chỉn
chu. Nếu như mấy em chậm
lại, tư duy một chút và tự
trọng một chút, sẽ có tác phẩm tốt. Tôi từng
đi chấm thi, thấy sự thụt
lùi lạ đời. Có những tác phẩm đã có hàng chục năm bây giờ chụp lại,
mặc dù rất đẹp.
Tóm lại,
chụp như thế nào thì có thể
người này chỉ người kia, còn chụp
cái gì thì không ai dạy hết. Cho nên cái thiếu bây giờ là thiếu chụp
cái gì, bởi hiện tượng, sự
vật xảy ra là do khách quan, nhưng khi chụp thì phải chủ quan của
người chụp. Cái hay của nghệ sĩ là biết
lựa chọn.
(NSNA Tạ
Hoàng Nguyên hiện là Trưởng
Đài Truyền thanh - Truyền hình TP Cà
Mau, Uỷ
viên Thường
vụ
kiêm Trưởng
Ban Kiểm
tra Hội
NSNA Việt
Nam. Tước
hiệu: E.VAPA (Nghệ sĩ Xuất
sắc
Việt
Nam); ES.VAPA (Nghệ sĩ Cống hiến
đặc
biệt);
E.FIAP (Nghệ sĩ Ưu tú FIAP).
Các giải
thưởng:
“Hoà bình - tuổi
thơ”,
Huy chương
Vàng FIAP, Huy chương Bạc toàn quốc,
Giải
B xuất
sắc
quốc
gia, Giải
Đặc
biệt
Asahi Shimbun Nhật Bản, Giải
thưởng
VHNT Phan Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau.
“Chiến
tranh đã đi qua”, Giải B xuất sắc
quốc
gia.
“Mùa chiếu”,
Huy chương
Đồng
ĐBSCL, Huy chương Asahi Shimbun Nhật Bản.
“Những cánh hoa biển”,
Huy chương
Asahi Shimbun Nhật Bản.
Cùng nhiều
giải
thưởng
giá trị
khác.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét