“Lang
thang” tôi thích ngôi chợ cổ Thủ Dầu Một , một trong những ngôi chợ cổ hiếm hoi
còn sót lại ở Đất Phương Nam nay thuộc tỉnh Bình Dương. Hiện chợ
Thủ Dầu
Một tọa
lạc trên một vị
trí tương đối
bằng phẳng,
nằm sát sông Gài Gòn. Chợ Thủ
Dầu Một,
lúc khởi nguồn
được gọi
là chợ Phú Cường. Theo lịch sử
địa phương, vùng đất
Phú Cường đến
đầu thế
kỷ XVII vẫn còn là đất hoang, cảnh quan nơi đây chính là những khu rừng rậm.
Trong đó, hình ảnh
nổi bật
là những rừng
Dầu cổ
thụ ở
khu vực Chánh Nghĩa hiện nay, nhất là vùng ven sông lúc đó chỉ là những bãi lầy, ngập
nước hình thành dần do phù sa sông Sài Gòn bù đắp. Về
phía Nam của
Phú Cường với
những mái nhà ngói chìm trong những tán lá cây xanh. Con rạch nhỏ
được phủ
kín những thuyền buồm,
ngôi chợ được đặt
ở khúc rạch đầu
tiên. Đến năn 1889, tỉnh Thủ
Dầu Một
được thành lập, chợ
Phú Cường trở
thành chợ tỉnh
Thủ Dầu
Một. Từ
đó, tên chợ
Thủ hoặc
Thủ Dầu
Một lại
được nhắc
nhiều đến
trong dân gian và cả
trong thơ ca sách báo.
“Chiều
chiều mượn ngựa
ông Đô
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về
chợ Thủ
bán hủ bán ve,
Bán bộ đồ
chè bán cối
đâm tiêu…”
Sau
khi người Pháp chiếm Nam Kỳ lục tỉnh,
người Pháp đã tiến hành phục hồi
và biến đổi
hoàn toàn chợ
Phú Cường với
cổng lát đá và đắp đường cao bên trong. Theo “địa phương chí Bình Dương” viết
vào năm 1888, nhà cầm
quyền Pháp cho lấp con rạch Phú Cường ăn thông với sông Sài Gòn và đã hoàn thành
công việc này vào năm 1890. Đến năm 1935, người Pháp nhận thấy
việc đầu
tư vào chợ có lợi
lớn, họ
đã tiến hành phục hồi
và biến đổi
hoàn toàn chợ
Phú Cường mô phỏng theo kiểu các ngôi chợ xưa
ở Pháp có cấu trúc gần giống
chợ Nam Vang (Campuchia) và chợ Bến
Thành (Sài Gòn).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét