1- Tôi không đến xem được triển lãm ảnh của ông Rehahn, nhưng chỉ
đọc báo chí online trong mấy ngày qua đã thấy sướng rồi. Tôi quá ngưỡng mộ ông
từ hơn 1 năm nay bởi yêu ảnh, yêu lối chơi ảnh của ông vừa hiện đại vừa truyền
thống; vừa gần gủi vừa sâu sắc…Ông là người Tây nhưng rất mến bản sắc dân tộc
Việt Nam và lại rất mê những nụ cười Việt . Đọc những câu chuyện của ông kể,
tôi cảm nhận được một điều : Rehahn đã dạy cho những nhà nhiếp ảnh Việt Nam
cách chụp ảnh để bảo tồn di sản văn hóa bản địa như thế nào.
( Ảnh sưu tầm từ trang báo của Tuổi Trẻ online và vnexpress..)
-Rehahn tự hào khoe mình đã gặp
gỡ nhiều người thuộc
hơn 40 dân tộc ở Việt
Nam và nói được một ít tiếng dân tộc.
Đối với anh, một đất nước
với hơn 50 dân tộc khác nhau cùng sinh sống là điều vô cùng hay ho. “Bạn nghĩ đi, chỉ ở Đồng
Văn thôi là đã có đến 14
dân tộc sinh sống rồi, không phải
quá tuyệt sao?” - Rehahn
hào hứng chia sẻ.( TT)
-“Tôi sống ở
đây đã 4 năm rồi, có cảm giác như mình được sinh ra lần
thứ hai ở đây. Việt Nam cho tôi cuộc sống mà tôi có thể
làm được những điều mình thích, và điều
mà tôi có thể làm tốt nhất cho Việt
Nam là chụp những bức ảnh
này để lưu giữ lại
văn hóa, lịch sử, cũng như cho du khách thấy được Việt
Nam có rất nhiều điều để
khám phá, không phải vì
những vụ lừa taxi, những
lần bị chặt chém mà chúng ta không quay trở lại đây nữa”
- Rehahn giải thích.(TT)
-“Năm ngoái tôi đến gặp dân tộc
người Co ở Quảng Ngãi, tôi đi hết
vài ngôi làng và chẳng ai
có lấy một bộ trang phục
truyền thống, thậm chí họ
còn không có để bán -
Rehahn kể lại - Tôi hỏi họ cũng không có cho các dịp lễ
hội hay sao, và họ trả lời
là không. Tôi thật sự sốc”. (TT)
-“Sau cùng tôi cũng tìm được một phụ
nữ có một bộ và xin chụp
hình, tôi được biết là người ta giờ
không quan tâm đến trang
phục truyền thống nữa
- Rehahn chia sẻ - Điều đó có nghĩa tương lai có khả năng bạn sẽ
chẳng bao giờ được nhìn thấy
bộ trang phục ấy, hoặc
tôi sẽ không bao giờ được thấy
lại lần thứ hai”(TT)
-“Vài năm trước, tôi đến Mai Châu và thấy người Thái trắng
vẫn mặc trang phục truyền thống
của họ, nhưng bây giờ
thì cả Mai Châu tôi chẳng thấy ai mặc
nữa - anh chàng khắc khoải - Tôi đi vào chợ,
thấy họ bán loại trang phục
đó nhưng người bán hàng thì đang mặc quần jean, thật
chẳng có ý nghĩa gì cả”.
-“Lần
khác tôi đến làng của người Pu Péo, cả
làng chỉ còn duy nhất một phụ
nữ 73 tuổi có thể dệt
được trang phục truyền thống
- Rehahn xót xa - Có nghĩa là nếu
người này không còn,
không ai có thể làm ra
trang phục của người Pu Péo ở
đó nữa, trong khi chỉ có khoảng 1.000 người
Pu Péo ở Việt Nam”.Trong vòng hai năm tới, có thể người M’Nông, người
Dao vẫn còn mặc truyền thống,
Rehahn cho biết, “nhưng tôi nghĩ người Nùng, người Thái, Bố Y, Pà Thẻn, Ba Na, Ê Đê, Cơ Tu... họ đã bắt đầu
không còn mặc nữa rồi”.
- Rehahn kể có những
lúc anh đã phải bỏ cuộc vì một
số dân tộc sống ở
những nơi địa hình quá trắc
trở, như lần đi tìm người
Cờ Lao ở Hoàng Su Phì. Có những chuyến hành trình mà Rehahn quay trở về khách sạn
lúc 2g sáng, có khi lại
vác đầy bùn đất trên người đến nỗi
phải đền tiền khăn tắm
cho khách sạn. Rồi không thiếu những lần
xe bị sụp hố, mắc
mưa... nhưng nỗi đam mê được
chụp ảnh những người
dân tộc thiểu số dưới
nếp nhà của họ, ăn vận
trang phục truyền thống, làm những
công việc hằng ngày cứ thôi thúc anh.
2-Tin về cuộc triển lãm ảnh : “Việt Nam qua ảnh chân dung” ngay trong
chiều khai trương 3-6, phòng trưng bày của nhiếp ảnh
gia người Pháp Réhahn tại TP HCM đã đón hơn 1.500 khách tham quan, cả người Việt
Nam lẫn nước ngoài Với nhận định 'Rồng rắn' đi xem ảnh
Việt Nam của Réhahn ở Sài Gòn ( TT) – Quá ấn tượng!. Bởi cứ từ xưa đến giớ ở VN
mình có cái vụ “ rồng rắn” đi xem triển lãm ảnh đâu. Những cuộc triển lãm ảnh ở
nước ta thường rất buồn. chỉ đông ở ngày khai mạc rồi sau đó vắng tanh và những người đi xem phải có giấy
mời…. Có những cuộc triển lãm ảnh phải có tiệc chiêu đãi mới có người đến
xem.v.v…Thế cho nên câu chuyện triển lãm ảnh của Réhahn Đà Nẵng và
tp HCM theo tôi giống như một lời báo động cho các nhà tổ chức
các “ Sô” triển lãm ảnh của
VN. Cuộc triển lãm của Réhahn còn minh chứng cho thấy một khoảng cách khá xa giữa trình độ
và cách nhìn giữa các nhà nhiếp ảnh Việt Nam và nước ngoài….
+
Được biết ,ảnh bà cụ Việt 'đẹp nhất thế
giới' của Réhahn đã được khách mua giá với giá10.000
USD
http://giaitri.vnexpress.net/photo/my-thuat/cu-ba-viet-dep-nhat-the-gioi-hoi-ngo-ban-gia-3595942.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét