Tôi đến Vịnh Hạ Long
3 lần, lần đầu tiên vào năm 1997 khi đó tháp tùng cùng đoàn các nhà nhiếp ảnh ASEAN đến Việt Nam để
dự Liên hoan ảnh ASEAN lần thứ nhất. Đó là những kỹ niệm lần đầu tiên tôi đi
cùng các anh Văn Bảo, Nguyễn Đặng, Chín Hữu, Đặng Ngọc Thái, Lại Diễn Đàm.v.v. Tiếc
nuối nhất trong hành trình này là tôi đã mất cả những tấm phim trắng đen quí
giá chụp về Hạ Long trong sương mù…Trong hành trình trở lại lần thứ 2 tôi đi cùng các anh trong đoàn báo ảnh Việt Nam ngủ 1 đêm giữa vịnh trên con tàu 4 sao
Victorry. Tôi đã được ngắm hoàng hôn và bình minh trên vịnh Hạ Long, ngắm sao
trời, và mây trôi bồng bềnh cũng trong mùa hè nắng gắt. Lần thứ 3 tôi trở lại
cùng anh Kim Sơn năm 2014. Người bạn mới cùng chúng tôi đi hôm đó là anh Nguyễn
Đắc Dậu – Một người yêu ảnh ở Hà Nội. Mấy hôm nay, mới đầu hè mà trời đã nóng
kinh khủng, tôi nhớ lại những chuyến đi ở Vịnh Hạ Long cùng với bộ sưu tập ảnh
nho nhỏ. Chia sẻ vậy.
Trên trang “Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia”
Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng
đáp xuống) là một vịnh nhỏ
thuộc phần bờ tây vịnh
Bắc Bộ tại khu vực
biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm
vùng biển đảo thuộc thành phố
Hạ Long, thành phố Cẩm Phả
và một phần huyện đảo
Vân Đồn của tỉnh Quảng
Ninh.
Là trung tâm của
một khu vực rộng lớn
có những yếu tố ít nhiều
tương đồng về địa
chất, địa mạo, cảnh
quan, khí hậu và văn hóa,
với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo
Cát Bà phía Tây Nam, vịnh
Hạ Long giới hạn trong diện
tích khoảng 1.553 km² bao
gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ,
phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện
tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo.
Lịch sử kiến tạo
địa chất đá vôi của Vịnh đã trải
qua khoảng 500 triệu năm với những
hoàn cảnh cổ địa lý rất
khác nhau; và quá trình tiến
hóa carxtơ đầy đủ trải
qua trên 20 triệu năm với sự kết
hợp các yếu tố như
tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến
trình nâng kiến tạo chậm chạp
trên tổng thể. Sự kết
hợp của môi trường, khí hậu, địa chất,
địa mạo, đã khiến vịnh Hạ
Long trở thành quần tụ của
đa dạng sinh học bao gồm hệ
sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều
tiểu hệ sinh thái[3]. 14 loài thực vật đặc
hữu và khoảng 60 loài động vật đặc
hữu[5] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật
quần cư tại Vịnh.
Những
kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học
và văn hóa học cho thấy sự hiện
diện của những cư
dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ
khá sớm, đã tạo lập những
hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối
nhau bao gồm văn hóa Soi
Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái
Bèo trong 7.000-5.000 năm trước
Công Nguyên và văn hóa Hạ
Long cách ngày nay khoảng
từ 3.500-5.000 năm[7]. Tiến trình dựng nước và truyền
thống giữ nước của
dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng
định vị trí tiền tiêu và vị
thế văn hóa của vịnh Hạ
Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với
điển tích còn lưu truyền đến
nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy v.v. Hiện
nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển
năng động nhờ những điều
kiện và lợi thế sẵn
có như có một tiềm năng lớn
về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản,
giao thông thủy đối với khu vực
vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc
Việt Nam nói chung.
Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ
Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn
Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ
Long là "kỳ quan đá dựng
giữa trời cao". Năm 1962 Bộ Văn hóa - Thông tin (Việt Nam) đã xếp hạng vịnh
Hạ Long là di tích danh
thắng cấp quốc gia đồng
thời quy hoạch vùng bảo vệ. Năm 1994 vùng lõi của vịnh
Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với
giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn
vii), và được tái công nhận lần thứ
2 với giá trị ngoại hạng
toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn
viii) vào năm 2000. Cùng với
vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh
Hạ Long là một trong số 29 vịnh được
Câu lạc bộ những vịnh
đẹp nhất thế giới
xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét