Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

THÀNH ĐIỆN HẢI, BƠ VƠ GIỮA LÒNG ĐÀ NẴNG


               


 Đà Nẵng – Một thành phố đáng sống nhất Việt Nam đang là tâm điểm của những câu chuyện thời đốt lò. Tôi thì ít quan tâm đến những câu chuyện “ quan trường” thời hiện đại mà thích những câu chuyện lịch sử vì thích thú với những chuyện chống giặc ngoài xâm của cha ông ngày xưa. Hôm rồi đọc tin  có một cuộc hội thảo của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia  đã khảo sát hiện trạng di tích lịch sử cấp quốc gia thành Điện Hải nhằm đánh giá cơ sở xét công nhận di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Và tôi đã nhớ chuyến đi Đà Nẵng năm 2015.





                    Dạo ấy, tôi  ra Đà Nẵng dự một liên hoan nhiếp ảnh khu vực này. Nhận giấy mời đến dự lễ khai mạc và triển lãm ảnh tại Bảo tàng TP, khi đến nơi tôi ngỡ ngàng vị trí này lại nằm ngay trên nên đất của thành Điện Hải xưa (đường Trần Phú, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng bây giờ). Giữa không gian ồn ào và màu sắc sặc sở của những bức ảnh thời Photoshop, tôi lẳng lặn cầm máy ảnh men theo những tường gạch đỏ cổ xưa còn sót lại của thành trì ghi vội vã những bức ảnh kỷ niệm, nào là bức tường thành , những bờ cỏ hoang dại bao phủ những bức tường từng oanh liệt của cha ông; nào là những cây súng thần công oanh oanh liệt thuở nào với những viên đạn sắt đã rỉ sét…v.v...Ngồi trên bức tường cạnh khẩu súng thần công, tôi cừ mường tượng đến khung cảnh chiến đấu oai hùng của danh tường Nguyễn Tri Phương thời là chỉ huy mở đầu cuộc kháng chiến liên quân pháp – Tây Ban Nha xâm lược nước ta ( 1800-1873). Thế nhưng, đó là những gì còn lại của một thành trì lịch sử khi nó bị bao quanh bởi cái Bảo tàng hiện đại, những hàng quán chung quanh kể cả những quán nhậu ì xèo hàng đêm của một thành phố mang danh là đáng sống nhất VN.

Tôi thích phát biểu của ông Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc VN (khu vực miền Trung - Tây nguyên) : “Bảo tàng đã xâm phạm đến di tích nên cần thiết phải đập bỏ để phục dựng những thứ liên quan đến danh tướng Nguyễn Tri Phương chống quân Pháp xâm lược”. Và, Hội đồng di sản đã xem xét, ghi nhận và 25/25 thành viên hội đồng đã bỏ phiếu kiến nghị Thủ tướng ra quyết định công nhận thành Điện Hải là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt”, đồng thời nên bỏ bảo tàng để 'cứu' thành Điện Hải .


Được biết,thành Điện Hải được xây dựng lần đầu tiên vào thời Gia Long thứ 12 năm 1813 ở ven sông Hàn. Trước đây nó là đồn Điện Hải. Đến năm 1823 năm Minh Mạng thứ 4, ông cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền. Và vào năm 1835 Minh Mạng thứ 15, nó được đổi tên là thành Điện Hải.Năm 1840, sau khi xem xét hệ thống phòng ở Đà Nẵng, Nguyễn Công Trứ đã đưa ra đề nghị tăng cường phòng thủ tại thành Điện Hải và An Hải. Đến năm 1847, thành Điện Hải được mở rộng với chiều cao hơn 5m, chu vi 556 m và xung quanh là các hào sâu 3m. Thành gồm 2 cửa, trong đó, một cửa mở về phía Đông và cửa chính mở về phía Nam. Trong thành có kỳ đài, hành cung, các cơ sở chứa lương thực, thuốc súng, đạn dược và có 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. . Vào năm 1858, khi liên quân Pháp-Tây Ban Nha lần đầu tiên nổ súng xâm chiếm Việt Nam, thành Điện Hải trở thành tiền đồn ngăn bước chân giặc. Vẫn đứng vững trước súng thép, đạn đồng và kìm chân tên thực dân đầu tiên muốn “đánh nhanh, thắng nhanh để tiến thẳng ra kinh thành Huế. Khẩu súng thần công Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 – 1860.










                Một di tích lịch sử oai hùng vậy mà cả một thời gian dài thành Điện Hải nằm bơ vơ giữa lòng một thành phố lớn nhất miền Trung – Đà Nẵng.










Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...