MỘT BỨC ẢNH “QUÍ GIÁ” ,ĐƯỢC
GHI LẠI CHÂN THỰC,TRÊN CHIẾN TRƯỜNG ,TRONG NHỮNG
NĂM THÁNG, CHIẾN TRANH ÁC
LIỆT. “TRÊN QUÊ HƯƠNG TÂY NINH ,TRUNG DŨNG KIÊN
CƯỜNG ”
(Tác giả :Nguyễn Duy Hậu)
https://www.facebook.com/hau.nguyenduy.79/posts/194109777753541
Nhà nhiếp
ảnh Phạm Thính tên thật Phạm Văn Thính( sinh năm 1935 tại Quảng Ngãi)
|
Bức ảnh “ Cầu người”
của Nhà báo,Phóng viên
Nhiếp ảnh chiến trường-
Phạm Văn Thính -Phóng
viên Thông Tấn Xã Việt Nam. Tác giả, từng lăn lộn
trên khắp các chiến trường,ghi lại
rất nhiều bức ảnh
chân thực ,giá trị và rất xúc động
để lại tư liệu
quí giá, một thời oanh liệt của quân và dân ta trong công cuộc đấu tranh, giải
phóng,dân tộc. Thống nhất Đất
Nước. cuộc kháng chiến chống mỹ
cứu nước, chống giặc
ngoại xâm , Hình ảnh trung thực, “anh hùng, nặng tình người, tình đồng chí đồng đội ”.Thắm
tình quân ,dân,những kỷ niệm đẹp
trong chiến tranh, toát
lên tinh thần nhân văn ấm áp, để lại
ấn tượng sâu sắc .
.*
Bức ảnh “ Cầu Người ” Ảnh đươc chụp trong đợt Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, trong chiến dịch ông hành quân cùng Trung
Đoàn 3- Sư
Đoàn 9- về
chiến khu D, Bối cảnh sự kiện ra đời của bức ảnh,Tại suối Nhum, Nay là ấp Suối Bà Chiêm-Xã Tân Hòa- Huyện Tân Châu -Tây Ninh
* Năm 1954,Ông tập
kết ra Bắc cùng đoàn với 300 thanh niên miền Nam.,học THPT Nguyễn Trãi,Năm 1958 ông tốt nghiệp rồi
xin nhập ngũ làm lính
trinh sát pháo binh thuộc
Đại đội 8,Tiểu đoàn 12,Trung đoàn 4,Sư đoàn 330. Năm 1960 ông trở về
học khoa Văn,Trường Đại học
tổng hợp,Đến năm 1963,ông tốt
nghiệp. Sau đó chính thức về làm việc
tại TTXVN,với nhiệm vụ
phóng viên chiến trường, năm 1964 ông được cử vào Nam, từ
Hà Nội vào phải mất 6 tháng hành quân vượt Trường
Sơn , mới đến được
chiến trường Miền Đông Nam Bộ.Trung
ương Cục Miền Nam (R).
* Tại
chiến trường Tây Ninh,có lần ông chết hụt dưới
làn pháo đạn của địch,ngày ấy,là
phóng viên chiến trường nên ngoài việc mang theo máy ảnh tác nghiệp,ông còn mang theo hai quả lựu đạn
cùng một khẩu súng AK để hỗ trợ
cho bộ đội.
. “ nhiệm
vụ của chúng tôi là phóng viên chiến trường đi hành quân cùng bộ đội.họ đánh giặc còn chúng tôi tác nghiệp ”.
“Tôi thấy
các TNXP đang chuyển thương binh về cứ.nhưng
trước mặt là con suối với dòng nước
lớn chảy siết,rất
nhiều thương binh bị thương,đang rất
đau đớn.lúc đó tôi thấy,phía trước mọi người
đang ồn ào trong khi tứ phía là tiếng bom đạn đang trút xuống nổ dồn
dập ,tôi chạy lên phía trước thì thấy các TNXP rút ván lội xuống suối
,và trong chốc lát chiếc cầu đã hình thành”.
“ Nữ đội trưởng đội
TNXP đi trước kiểm tra độ an toàn, Trong lúc dòng nước ngập
đến vai những người làm trụ
cầu dưới suối thì trên sàn cầu
nổi bật bước chân còn đẫm
nước của các đồng đội
cáng thương. Trên vai hai
nữ TNXP là chiếc võng bạt màu sẫm trĩu nặng
một thương binh, được che thân bằng miếng vải
dù hoa màu sáng. Hai nữ
cáng thương và đội trưởng TNXP dẫn
đường bình tĩnh bước đi trên vai đồng đội để
vượt qua từng đoạn cầu.
Những nụ cười, những
đôi mắt ở cuối cây cầu
hướng về người cáng thương.
Theo phản xạ, tôi lấy máy ra chụp
bốn góc máy khác nhau rồi lên đường hành quân tiếp.
”
Đến tối khi về Cứ
…,rửa phim ra ông mới thấy được
ý nghĩa của bức ảnh vô cùng lớn,
tính nhân văn rất
cao”,ông Thính cho rằng :
“đó là sự hy sinh của các chiến sĩ dành cho nhau,đặc biệt là các nữ
TNXP, chiến tranh ác liệt, khó khăn, gian khổ,ăn uống thiếu
thốn, họ dốc hết
tinh thần ,dốc toàn bộ sức lực
để hoàn thành nhiệm vụ.
Sau khi rửa
xong bức ảnh,ông chỉ chọn được
một bức đẹp nhất
rồi kẹp phim,ghi chú thích gửi ra Tổng xã, cơ
quan ngoài Hà Nội .Khi gửi bức ảnh
đi,ông đặt tên “ Tuổi 20 trong chiến tranh ” cùng chú thích : “
TNXP chiến khu D,Tây
Ninh.dùng ván cũ của nhà
kho hậu cần làm cầu bắc
trên vai,chuyển thương binh vượt suối Nhum, trong chiến
dịch Mậu Thân 1968 ”.Nhưng khi ra đến Hà Nội ,Ban biên tập
đã đổi tên thành “ Cầu người ”
* Bức ảnh “ Cầu người
” được rất nhiều cơ
quan Thông tấn , Báo chí,
trong và ngoài nước ,trưng bày triển lãm .được Cục Quân Y,Tổng
Cục Hậu Cần,Bộ
Quốc Phòng- Bộ Giao Thông Vận Tải ..Tôn vinh
* Năm 2008 Bảo
tàng Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh trưng
bày bức ảnh như một
tấm gương tiêu biểu cho phụ nữ Việt
Nam trong chiến tranh chống Mỹ .đúng 40 năm sau ngày ra đời, bức ảnh
Cầu Người của Phạm
Văn Thính được đưa ra trưng bày
.* Bà Giáp Thị
Thanh Tiến, nguyên là cán
bộ Trường Tuyên huấn Thành phố Hồ Chí Minh.Hiện
sống tại Quận 9-Thành Phố
Hồ Chí Minh, tới thăm Bảo tàng và nhận ra hình mình trong ảnh - người con gái xinh xắn,
tươi tắn đứng làm trụ
cầu ở góc ảnh. Bà chưa
bao giờ nhìn thấy tấm ảnh
này. Nhờ triển lãm ảnh, ,ông Văn Thính mới gặp
lại nhân vật của mình. Họ
tay bắt mặt mừng, rớt
nước mắt kể về
sự việc bất chợt
năm xưa trên dòng nước thời lửa
đạn
.* Bà Thanh Tiến
kể lại: “ Trong các thương binh, nhiều chiền sĩ của
ta bị thương nặng nhưng
luôn nghĩ cho đồng đội mà không màng đến bản thân., có đồng
chí bị bom đạn làm cho khuôn mặt bị biền
dạng và nghĩ mình khó qua
khỏi nên khi chúng tôi đến,các đồng chí ấy
nói “ Anh bị nặng,không sống được đâu,các em hãy lùi về phía sau đừng
ở đây chết cả bây giờ
”nghe đồng đội nói vậy mà lòng chúng tôi đau thắt lại.TNXP
chúng tôi quyết một lòng sống chết có nhau chứ
không thể bỏ đồng đội
của mình,dù cho đồng đội có chút hơi
thở cuối cùng trên cáng cứu thương, cũng phải
đưa về Cứ ”
SAO ANH LẠI
BƯỚC NGẬP NGỪNG
VAI EM DÙ NẶNG
ĐÂU BẰNG VAI ANH
MỘT
ĐÊM DƯỚI NƯỚC NGÂM MÌNH
TỤI EM
LẠNH ÍT CÁC ANH LẠNH NHIỀU…
.
* THEO TIN ...THÔNG TẤN
XÃ-VIỆT NAM..
Xét chọn
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải
thưởng Nhà nước đợt V- năm 2016.
Thực sự hụt hẫng
khi bức ảnh Cầu người
của Phạm Văn Thính bị rớt với
26/28 phiếu thuận, đạt 89,3% tại
Hội đồng cấp nhà nước.
Như vậy là chỉ cần
một phiếu nữa thì bức
ảnh Cầu người vượt
90%, đủ số điểm xét Giải
thưởng Nhà nước. Con số 0,7% tức là bảy
phần nghìn thật nhỏ bé, vậy
mà đủ thẩm quyền phủ
quyết con số vượt trội
gấp chín mươi lần!
Phải
chăng, theo người không bỏ phiếu thì nội
dung ảnh Cầu người bình thường
hay hình thức ảnh chưa đẹp?
Chả nhẽ người cầm
phiếu ấy coi hành động của đơn
vị thanh niên xung phong
(TNXP) cùng nhau ngâm mình dưới
nước làm trụ cầu để
cáng thương binh qua suối trong cơn lũ không phải là sáng kiến, không phải là một hành động
anh hùng nặng tình người? Chẳng nhẽ
hình ảnh cô TNXP tươi trẻ lấy
tấm vai tròn trĩnh của mình làm mố cầu nâng cánh tay đòn lát ván cầu không là một nét đẹp? Trong lúc dòng nước
ngập đến vai ba người làm trụ cầu dưới
suối thì trên sàn cầu nổi bật
bước chân còn đẫm nước của
các đồng đội cáng thương. Trên vai hai nữ TNXP là chiếc võng bạt màu sẫm trĩu nặng
một thương binh, được che thân bằng miếng vải
dù hoa màu sáng. Hai nữ
cáng thương và một người dẫn
đường bình tĩnh bước đi trên vai đồng đội để
vượt qua từng đoạn cầu.
Những nụ cười, những
đôi mắt ở cuối cây cầu
hướng về người cáng thương…
Hình ảnh trung thực, cô đọng, toát lên tinh thần nhân văn ấm
áp.
Trong kho tàng ảnh
kháng chiến chống ngoại xâm của
ta và ảnh chiến tranh của nhiều nước
trên thế giới có những bức
ảnh nhân văn cảm động đáng trân trọng.
Nhưng quả thực chưa
thấy hình ảnh nào lạ lùng và đặc sắc như
ảnh Cầu người. Đấy
là câu chuyện hiếm có mà phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn
xã Giải phóng Phạm Văn Thính bắt gặp tại
suối Nhum, chiến khu D, Tây Ninh trong chiến dịch Mậu
Thân năm 1968. Khi tiếng
súng còn nổ ở phía sau, TNXP đưa thương binh về
chiến khu điều trị thì gặp
mưa lũ. Cầu không có, thuyền không có, các anh, các chị đã dùng ván cũ của nhà kho hậu cần, bắc
trên vai, chuyển thương binh vượt suối về
nơi an toàn để cứu chữa.
Sự việc bình dị, hình ảnh đẹp
mộc mạc, hàm chứa một ý nghĩa lớn
lao.
Sau ngày đất
nước thống nhất, nhân dịp
nhà nước tuyên dương công trạng lực lượng
TNXP, bức ảnh ấy được
báo Nhân Dân giới thiệu. Bảo tàng Phụ
nữ TP. Hồ Chí Minh trưng bày bức ảnh như
một tấm gương tiêu biểu
cho phụ nữ Việt Nam trong chiến
tranh chống Mỹ.
Trên đây là những
chuyện tản mạn bên lề
việc xét chọn Giải thưởng
Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước
đợt V- năm 2016. Đây cũng
là dịp để chúng ta nhìn lại tài sản ảnh
của TTXVN, từ đó cùng chia sẻ kinh nghiệm với hy vọng
lần sau làm tốt hơn, có kết
quả cao hơn./.
Theo Nội
san thông tấn số 10/2016
Trung tâm Thông tin tư
liệu: 20 năm trong dòng
chảy Thông tấn (08/11/2016 09:59:40)
Tuổi
già, ông Phạm Văn Thính
và vợ là bà Nguyễn Thị Kim Liên, “bà cũng từng là Phóng viên Thông tấn xã Việt
Nam,hai ông bà gặp nhau ở B2 Căn cứ Trung Ương Cục
Miền Nam (R) ” Hiện nay hai ông bà sống hiu quạnh ,bệnh tật.
trong chung cư cũ .Căn
gác nhỏ chỉ vài chục m2 của
ông bà, nằm ở tầng 1 khu chung cư
số 218 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM. không có tài sản nào đáng giá, ngoài những cuốn sách và những
tờ báo cũ….. Ông bà từng có 3 người con, nhưng cả 3 đều
mất sớm do di chứng chất độc
da cam từ những ngày chiến tranh khốc liệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét