Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

TRỞ LẠI CẦN GIỜ ….

Khung cảnh rừng ngập mặn ở Cần Giờ nhìn từ cầu Dần Xây


Vẫn những cánh rừng đước, dừa nước và những chủng loại cây đặc chủng cho loại rừng ngập mặn bao phủ xứ Cần Giờ. Sự thay đổi sau 2 lần đến Cần giờ cách nhau 6 năm không lớn mặt dù nó là một huyện của TP Hồ Chí Minh – một trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Có chăng là chỉ có vài cái resort nhỏ cùng với cái chợ Hàng Dương dành cho những du khách thích đi phươt ở sài gòn khi muốn đổi gió về biển cả. Còn mọi thứ  vẫn cũ kỹ, nhưng có lẽ lại là hay khi chung quanh nó đều là những vùng đất bùng nỗ vì sự phát triển.Một chuyến đi phượt cùng gia đình trong 1 ngày và chụp vài tấm ảnh chia sẻ cùng bè bạn.




QUA PHÀ BÌNH KHÁNH























Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết rằng :Huyện Cần Giờ tiếp giáp với biển Đông với khoảng 20 km bờ biển. Ở đây có khu rừng ngập mặn Cần Giờ, một khu rừng ngập mặn đan xen với hệ thống sông rạch dày đặc chứa đựng các hệ sinh thái mang tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu của miền duyên hải Việt Nam. Đất lâm nghiệp là 32.109 hécta (46,45% diện tích toàn huyện), đất sông rạch là 22.850 hécta (32% diện đất toàn huyện). Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện.Huyện có khoảng 69 cù lao lớn nhỏ.Nơi đây có địa danh  Rừng Sác là căn cứ của lực lượng đặc công nước quân Giải phóng.


Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, nằm ở phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km đường bộ. Cần Giờ giống như một hòn đảo tách biệt với xung quanh, bốn bề là sông và biển. Sông Lòng Tàu chảy qua giữa huyện.Phía Bắc ngăn cách với huyện Nhà Bè bởi sông Soài Rạp.Phía Nam giáp biển Đông.Phía Tây ngăn cách với các huyện Cần Giuộc và Cần Đước của tỉnh Long An, huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang, ranh giới là sông Soài Rạp.Phía Đông Bắc ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bởi sông Lòng Tàu.Phía Đông Nam tiếp giáp với thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ranh giới là sông Thị Vải.

Do bị ngăn cách với các địa phương khác bởi nhiều sông lớn chưa có cầu bắc qua, hiện tại đến Cần Giờ đều phải dùng phà, chủ yếu là phà Bình Khánh. Đường bộ quan trọng nhất ở Cần Giờ là đường Rừng Sác chạy từ Bắc tới Nam huyện mới được nâng cấp xong năm 2011.

CHỢ HÀNG DƯƠNG GIÀNH CHO DÂN PHƯỢT.







NHỮNG CẢNH ĐẸP CỦA CẦN GIỜ






Bãi biển Cần Giờ thích hợp với nghề nuôi nghêu







CUỘC SỐNG XUNG QUANH KHU RỪNG NGẬP MẶN


























Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...