Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Bài hát“ Tự Nguyện” sống mãi với thời gian.

Nhạc sĩ Trương Quốc Khánh

Trương Quốc Khánh (sinh 10 tháng 10 năm 1947 – mất 23 tháng 6 năm 1999) là một nhạc sĩ, nhà báo, nhà biên kịch. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bài hát Tự nguyện được sáng tác trong phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe.

Ông quê gốc Trà Vinh nhưng được sinh ra tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ngày 10 tháng 10 năm 1947. Năm 21 tuổi, trong phong trào Thanh niên Sinh viên Học sinh miền Nam, ông sáng tác tác phẩm nổi tiếng nhất của mình, Tự nguyện. Rồi sau đó ông trở thành Chủ tịch Ban Chấp hành Sinh viên Văn khoa Sài Gòn, Trưởng ban Văn nghệ sinh viên Phật tử.


Năm 1974, đi học tại Trường Viết văn Nguyễn Du. Đến khi nước Việt Nam thống nhất, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó Tổng Thư ký, Tổng Biên tập Báo Sân Khấu, Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh.Ngoài vai trò là nhạc sĩ, ông còn là một nhà báo, nhà biên kịch. Ông là tác giả kịch bản phim Đàn chim và cơn bão (đạo diễn Cao Thụy) và một số kịch bản cải lương, kịch nói khác. Năm 1984, ông đoạt giải thưởng Báo chí thành phố Hồ Chí Minh với phim phóng sự tài liệu Nỗi đau này không của riêng ai (tên khác là Ma túy – SOS) cùng đạo diễn Mỹ Hà.

 “Tự nguyện” không chỉ là sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh mà còn là một trong những ca khúc hay nhất của nhạc cách mạng Việt Nam thời chiến tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Lời bài hát là một bài thơ hoàn chỉnh, trong sáng, lãng mạn, giàu tính chiến đấu.Bài hát dễ hát, dễ thuộc có tính lan truyền sâu rộng và nhớ lâu. Đó là tiếng lòng của thế hệ thanh niên Việt Nam yêu nước, là bản anh hùng ca tự nguyện dấn thân. Bài hát có thể hát đơn ca, tốp ca, có thể hát tập thể, có thể hát sinh hoạt cộng đồng, lại có thể biểu diễn thành hợp xướng. Sự hài hòa tuyệt vời giữa Tổ quốc, thời đại và lớp thanh niên học sinh sinh viên, con người.



Trương Quốc Khánh đã cùng những nhạc sĩ như Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Sanh, Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Phú Yên, La Hữu Vang… tạo nên phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” của học sinh, sinh viên các đô thị miền Nam cùng phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” ở các chiến trường.





anh Hữu Thành


Trong bài sử dụng tư liệu trên web công khai



Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Một Saigon sôi động…

ảnh : Minh Quốc


Ngày mai, ngày 30.4  một ngày kỷ niệm đặc biệt. 37 năm trôi qua, gần như một lớp người thuộc thế hệ mới sau năm 1975 đã hình thành. Họ trẻ trung, học hành đàng hoàng và thực sư có năng lực cho đất nước này nếu được trọng dụng. Tôi và các lớp người đi trước, ngày 30 /4/1975 là cái mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam vỉ ít hay nhiều chúng tôi biết đến “mùi vị” chiến tranh và cái giá của sự giành lại độc lập và thống nhất đất nước. Nhưng đối với lớp người mới, cuộc chiến đã là quá khứ. Nhận thức của họ về sự kiện quan trọng này đều lệ thuộc vào ghế nhà trường và bài giảng lịch sử của các thầy. Nếu giảng dạy có phương pháp tốt, phương pháp hay và tâm hồn trong sáng thì họ sẽ cố gắng tiếp thu sự tinh hoa của lịch sử dân tộc. Ngược lại, thầy giảng tồi, phương pháp tệ thì họ chẳng thèm nghe và chỉ chực hờ….chơi games hoặc chat, hic!

ảnh: Miinh Quốc



ảnh Hữu Thành

ảnh Hữu Thành

ảnh Minh Quốc
Đối với tôi, saigon bây giờ hiện đại, văn minh, sôi động và giàu có. Thật sự mới thoáng nhìn chỉ thấy nơi này toàn ngột ngạt, kẹt xe, ô nhiểm môi trường và sống “ chụp giựt”. Nhưng khi cò thời gian “ lang thang” khắp saigon thì mới thấy rằng đô thị này xứng đáng trở lại thành“ hòn ngọc Viễn Đông” nếu….. Tôi vẫn thích những con đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Chợ Bến Thành, Cảng Nhà rồng và vườn hoa Dinh Thống nhất…. Những nét đẹp hiện đại của những khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Đại lộ Đông Tây, Hầm Thủ Thiêm, đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Nguyễn Văn Trổi… dần dần sẽ làm Saigon là số 1 của nước Việt Nam. Tôi chỉ chia sẽ  vài hình ảnh do anh bạn Minh Quốc và tôi khi thoáng qua saigon.



ảnh Hữu Thành

ảnh Hữu Thành

ảnh Hữu Thành

Hãy thưởng thức “Saigon Here We Come” được thực hiện bởi nhóm nhạc trẻ  “365”  



Đôi nét về băng nhạc trẻ “ 365 ”

Thời gian gần đây, cư dân mạng xôn xao với sự xuất hiện của một nhóm nhạc mới gồm 5 anh chàng bảnh trai, hát hay, nhảy đẹp. Từ những ngày đầu xuất hiện trên trang mạng xã hội, 5 chàng trai đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều fan. Trang cá nhân của họ trong tuần đầu ra mắt đã có 3.000 người tham gia. Đó là nhóm nhạc mang tên 365 thuộc công ty VAA của Ngô Thanh Vân

ảnh Hữu Thành

ảnh Hữu Thành


ảnh Minh Quốc

Báo chí online thừa nhận “365” có sự khởi đầu thuận lợi vì họ đã cố gắng, nghiêm túc trong âm nhạc. Mọi người nên nhìn nhận đây là nhóm nhạc tiên phong của Việt Nam trong việc chuyên nghiệp chứ không nên đánh vào việc họ sao chép nhóm nhạc Hàn Quốc. Trước khi nền công nghiệp giải trí của Hàn phát triển thì họ cũng đã học hỏi Mỹ rất nhiều và thực tế mô hình boyband, girlband của họ còn thành công hơn cả đàn anh US. 365 có thể làm bạn liên tưởng tới các nhóm nhạc Hàn, nhưng họ vẫn có phong cách riêng


ảnh Minh Quốc


Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Bưu ảnh Du lịch Bình Thuận

Cảnh đẹp Mũi Kê Gà
Photo: Hữu Thành



Tỉnh Bình Thuận vừa phát hành bộ bưu ảnh về du lịch. Đây là bộ ảnh phong cảnh được tuyển chọn trong các nhà nhiếp ảnh địa phương nhằm quảng bá hình ảnh đẹp của tỉnh đến mọi nơi. Tôi thích cảnh nơi này nên xin chia sẻ cùng bè bạn 





Đôi bạn bên Đồi Mộng
Photo : Oai kiệt

Bàu Trắng
Photo : Ngô Đình Hồng

Hội Tụ Xanh
Photo: Thanh Cường

Du xuân cáp treo Tà Cú
Photo : Oai kiệt




Lễ hội Trung thu
Photo: Đỗ Hữu Trung

Lễ hội Nghinh Ông
Photo: Lý Thị Thanh Hà


Vũ điệu văn hóa Chăm
Photo: Oai Kiệt

Lê hội Ka Tê ở Bình Thuận
Photo: Trần Túy

Về với  thiên nhiên
Photo: Ngô Đình Hòa

Thanh Long
Photo: Long Vũ

Chế biến nước mắm
Photo: Ngô Đình Hồng

Tranh tài
Photo: Ngô Đình Hòa

Trường Dục Thanh – Phan Thiết
Photo: Ngô Đình Hồng


Đua thuyền truyền thống
Photo: Huy Linh


Sea Links điểm hẹn
Photo: Phạm Văn Thành

Eo biển xanh       
Photo: Ngô Đình Hiếu

Du ngoạn Linh Sơn tự
Photo:Ngô Đình Anh

Du ngoạn
Photo : Ngô Đình Hòa

Vũ khúc trên đường đua xanh
Photo : Tấn Phát

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Tôi mê nhạc “ Sến”.


         Một thời làm trai tráng mà không nghe nhạc “ Sến” thật cũng tiếc. Tôi là người mê nhạc “ Sến” mạc dù có thể bị xem “ mày Sến quá!”. Ở miền Nam trước năm 1975, những bản nhạc có điệu boléro, rumba, ballade... đều bị quy là nhạc sến. Vậy thì "sến" là gì?

Tờ Vietbao.vn có mở một chuyên đề bàn về “ nhạc sến” viết rằng: Theo ý kiến của nhiều lão làng trong giới ca nhạc thì "sến" do chữ sen ( là người giúp việc nhà mà nay thường gọi là ô sin) đọc trại mà ra. "Sến" thường là những cô gái quê con nhà nghèo, ít học phải ra tỉnh ở đợ, vì vậy trình độ hiểu biết cũng không cao. Do thường giúp việc cho chủ Tây hoặc trong các gia đình theo Tây học nên các cô được các nhà văn, nhà báo có óc hài hước thêm cho cái tên "Marie" phía trước để trở thành Mari-Sến. Sau 1954, "Mari-Sến" vào Nam. Dạo đó, nước máy chưa được đưa tới từng nhà, chiều chiều các Mari- Sến lại tụ tập quanh cái máy nước (fontaine) để hứng nước gánh về nhà, từ đó lại đẻ thêm cái tên "Mari-Phông ten". Trong khi đứng chờ đầy gánh nước, các cô thường vui miệng hát với nhau những câu đại loại như: "Anh ơi nếu mộng không thành thì sao? Non cao, biển rộng biết đâu mà tìm…" (Duyên kiếp - Lam Phương) hoặc: "Chiều nay có phải anh ra miền Trung, về thăm quê mẹ cho em về cùng..." (Quen nhau trên đường về - Thăng Long). Thế là thành... nhạc sến! Một sự hình thành quá đỗi "mơ hồ" nên cũng khó mà định nghĩa. Thôi thì, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là “nhạc sến”!

Ý kiến các nhạc sĩ, ca sĩ:

Nhạc sĩ Vinh Sử: "Sến" là do những người bày đặt... "chảnh"

* Anh có… tự hào khi được "phong" là "Vua nhạc sến" không? Và theo anh "nhạc sến" là gì?

- Thú thật, cho đến bây giờ tôi cũng không biết ai đã "phong... vua" cho tôi, và "phong" từ bao giờ. Tự hào à? Biết nói thế nào nhỉ, nhưng rõ ràng chữ "vua" là... hơi bị hiếm! Đã là vua là... trên tất cả (cười). Còn về từ "sến", tôi không thể phân tích. Với tôi, không hề có “nhạc sến” mà chỉ có nhạc hay và nhạc dở mà thôi (đương nhiên nhạc hay mới có giá trị). Nếu từ "nhạc sến" là dùng để chỉ dòng nhạc dành cho giới bình dân thì tôi chịu lắm và tôi rất tự hào khi được rộng rãi quần chúng hát nhạc của mình.
* Nhưng nhạc của anh cũng phải "có cái gì đó" người ta mới "chỉ mặt, đặt tên" rằng… "sến" chứ ?
- Trước 1975, giới làm nhạc rất dễ kiếm tiền. Tiền tác quyền một bản nhạc có khi mua được chiếc xe hơi, nhạc sĩ lại được "đặt hàng" tới tấp, do vậy mới nảy sinh ra loại "nhạc thị trường". Giai đoạn này tôi cũng có sáng tác các ca khúc như: Nhẫn cỏ cho em, Yêu người chung vách, Trả nhẫn kim cương... Có thể từ loại nhạc này mà người ta gọi là "nhạc sến" cũng nên. Sau 1975, "e" nhạc của tôi có tính chất dân gian, mang âm hưởng cổ nhạc (3 Nam, 6 Bắc), chẳng hạn các nhạc phẩm: Tình ngoại, Bằng lòng đi em, Để tóc nàng ngủ yên, Qua ngõ nhà em, Làm dâu xứ lạ, Nhành cây trứng cá... Cái đẹp của quê hương mình sao mình lại không ngợi ca, tôn vinh mà lại dè bỉu là... "sến" ! Tôi nghĩ trừ những người bày đặt "chảnh", còn thì bất cứ ai có tinh thần dân tộc đều yêu mến dòng nhạc trữ tình quê hương.

* Và anh vẫn trung thành với khuynh hướng sáng tác nhạc bình dân đại chúng ?
- Tại sao không? Đó là "e" nhạc sở trường của tôi và tôi vẫn trung thành với khuynh hướng sáng tác đó cho đến bây giờ. Công chúng bình dân đón nhận nhạc của tôi một cách nhiệt tình thì tôi cũng phải có nhiệm vụ viết nhạc phục vụ giới bình dân. Tôi đã từng nói: "Bao giờ nước mình giàu, không còn người đạp xích lô, thợ hồ, ô sin... lúc đó tôi sẽ viết... nhạc sang" (cười). Mà nhạc của tôi cũng "phát triển" ra tận Hà Nội lận đó. Vừa rồi tôi ra ngoài đó, được anh em tiếp đón nhiệt tình lắm. À, còn chuyện này nữa, ca khúc Phượng Sài Gòn của tôi được Đài Truyền hình TP.HCM trả tác quyền đến... 9 triệu! Vậy thì hà cớ gì lại phải "chuyển tông" trong sáng tác.

Tôi muốn giời thiệu bản nhạc “ Gọi Đò” của Tác giả : Dương Ngọc Thái do ca sĩ: Hoàng Nghĩa thể hiện



Ca sĩ nói gì về “nhạc sến” ?

Ca sĩ Hương Lan: Âm nhạc có nhiều dòng khác nhau: nhạc dân ca, nhạc trữ tình..., nhưng không có dòng nhạc sến. Tôi không biết những người hay dùng từ sến để chê một bài nào đó, họ có hiểu "sến" là gì hay không; hay cái gì không thích thì đều cho là "sến". Cũng như từ "cải lương" vậy, đó là một loại hình nghệ thuật, sao mọi người có thể tùy tiện sử dụng mỗi khi muốn chê cái gì đó (sao sến quá, sao cải lương quá). Tôi xem đó là sự chọc ghẹo, coi thường và nhục mạ rất tệ hại, nếu không nói là vô văn hóa. Nhưng đó là khán giả chê. Đáng buồn hơn, ngay cả người trong giới cũng nói như vậy. Các em dù có nổi tiếng đến đâu, hát nhạc sang thế nào thì cũng đừng nên coi thường các loại nhạc khác .
Ca sĩ Ngọc Sơn: Đáng ngạc nhiên là nhạc trẻ, nhạc pop hiện đại đôi khi cũng bị người nghe "liệt" vào hàng “sến” (vì họ không thích). “Sến” là hình thức áp đặt, và những người nói từ này thường hiểu “sến” là nhà quê, là nghèo; chẳng lẽ nhà quê hay nghèo là có tội, là bị chê? Có "quê" thì mới phân biệt được với "tỉnh" chứ! Mà tôi cũng coi mình và âm nhạc của mình là sến đấy, hay nếu ai có nói tôi sến, tôi càng thích; vì tôi luôn đứng về phía người dân lao động nghèo - họ cũng thường bị gọi là sến khi hay nghe loại nhạc tình cảm ướt át, và tôi luôn bảo vệ loại nhạc đó.
Ca sĩ Quang Dũng: Tôi không hề phân biệt sang - sến, quan trọng là ca sĩ hát như thế nào để lay động được cảm xúc của người nghe. Có những bài bị cho là sến nhưng tôi vẫn chọn để hát lại (như bài Thành phố mưa bay của ca sĩ Tuấn Vũ), theo cách của mình, và vẫn được đón nhận. Mà nhạc bị quy vào sến vẫn có chỗ đứng trong lòng khán giả suốt mấy chục năm nay. Chị Hương Lan là một thần tượng của tôi, và tôi thường nghe những bài nhạc quê hương trữ tình của chị. 



Cơn mưa đầu mùa





Sáng nay, xứ của tôi bất chợt có cơn mưa lớn đến nhanh và đi cũng nhanh. Đồng bọn cùng nhận định : “ mưa đầu mùa”. Đã thật! Những ngày nóng nực của mùa hè khó chịu . Sáng nóng, trưa nóng , chiều nóng và tối cũng nóng. Trời nóng nực, người ta nhìn nhau căm căm như muốn “ nổ” bất cứ lúc nào…Vì vậy, giá trị cơn mưa đầu mùa thật tuyệt. Mọi người trở nên dịu dàng, tình cảm và cười..Bất chợt lúc này tôi nhớ đến lời bài hát Phố Buồn của nhạc sĩ Pham Duy : “….Hạt mưa, mưa rơi tí tách ;Mưa tuôn dưới vách ;Mưa xuyên qua mành ;Hạt mưa, mưa qua mái rách ;Mưa như muốn trách ;Sao ta chạy quanh…”  Tôi chia sẽ bài hát này qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly.






Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Ôi con tàu tôi thích đi nhất ...không thoát họa tai nạn giao thông ở VN


Lật tàu khách Sài Gòn - Phan Thiết
Khoảng 10h sáng nay, đoàn tàu chở khách khi đi ngang qua Suối Vận (Bình Thuận) đã bị xe ben đâm. Hai toa tàu bị lật khỏi đường ray, tài xế xe ben đã tử vong sau khi bị mắc kẹt trong cabin.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Đinh Văn Sang, Phó giám đốc Công ty vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn cho biết, đoàn tàu đang chạy qua giao lộ thì bị chiếc xe ben băng ngang đường sắt tông vào hông. Ba toa đầu tiên bị đứt rời trong đó có 2 toa bị lật. Riêng đầu tàu mất khả năng kiểm soát, tự trôi. Khi về cách ga Mương Mán khoảng 3 km tàu dừng lại được.
Toa tàu bị lật là căn tin (lúc đó không có khách) và toa chở hàng hóa nên không có thương vong về người. Ít nhất, 2 nhân viên phục vụ bị xây xát.


Hai toa tàu bị lật. Ảnh: Nguyễn Trí.
"Vị trí xảy ra tai nạn ở nút giao giữa đường sắt và đường bộ, không có rào chắn. Hiện tài xế đã tử vong sau khi bị mắc kẹt trong cabin. Lực lượng cứu hộ đã đưa được thi thể người này ra ngoài", ông Nguyễn Văn Long, trưởng phân ban an toàn giao thông đường sắt khu vực 3 nói.
Vụ tai nạn cũng làm cho hàng hóa trên toa tàu chủ yếu là xe máy và hành lý bị rơi xuống đường ray, nhiều cái nát bét. Khu vực xảy ra tai nạn đã được phong tỏa để giải phóng hiện trường.
Chuyến tàu trên chạy theo lộ trình Sài Gòn - Phan Thiết, mã SPT2 đang di chuyển đi đến khu vực ga Suối Vận, thuộc huyện Hàm Thuận Nam, cách TP Phan Thiết 20 km thì gặp nạn.


Theo Vnexpress

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Vẻ đẹp du thuyền ở Vịnh Hạ Long.

Tàu Victory Star 


ảnh: Kim Sơn

Những ngày qua, báo chí nói nhiều đến chuyện sơn trắng tất cả những du thuyền ở Vịnh Hạ Long nhân lễ đón nhận danh hiệu kỳ quan thiên nhiên mới do tổ chức New7Wonders công nhận. Dư luận cho rằng việc sơn trắng liệu có đẹp hơn màu truyền thống củ hay không ? Tôi chỉ là một du khách vài lần đến vịnh Hạ Long nên không dám bình luận mà chỉ xin chia sẻ hình ảnh chuyến đi bằng du thuyền hết sức thú vị đển bạn bè xem du thuyền sơn màu nào để «  hợp » với vịnh Hạ Long!

Ảnh: Kim Sơn

          Đoàn Báo ảnh Việt nam đi thăm vịnh Hạ Long trên chiếc du thuyền 5 sao đầu tiên xuất hiện tại Vịnh Hạ Long: Victory Star. Du thuyền có chiều dài 58m, chiều rộng 10,5m với số lượng 32 cabin với sức chứa 66 khách.Tour của chúng tôi 2 ngày/1 đêm, tương đương 24 giờ . Ngay từ 12.00  trưa ngày đầu tiên đặt chân lên tàu, chúng tôi được tiếp đón nồng hậu và chuyên nghiệp từ ông Philippe Royer, Giám đốc điều hành con tàu, cho đến những nhân viên lễ tân. Sau khi yên vị trên những buồng ngủ sang trọng con tàu bắt đầu khởi hành từ cảng quốc tế Hòn Gai ra vịnh Bái Tử Long. Trong khi con tàu từ từ đi chuyển chúng tôi được  ăn trưa với thực đơn hải sản của Victory Star trong khi tàu chạy quanh vịnh.


ảnh: Kim Sơn
ảnh: Hữu Thành


ảnh Kim Sơn



 Khoảng15:00, con tàu dừng lại tại một nơi khá yên tịnh. Những thiếu nữ địa phương trong trang phục truyền thống đã đưa chúng tôi thăm làng chài Vung Viêng bằng thuyền nan nhỏ. Đây sẽ là cơ hội để du khách trải nghiệm cuộc sống đời thường cũng như vẻ đẹp tiềm ẩn của tự nhiên của vịnh Hạ Long. Sau đó tàu tổ chức cho du khách đua thuyền rồng.Trở lại tàu chúng tôi đã được bơi trong làn nước trong xanh và tĩnh lặng của Hạ Long .


ảnh : Kim Sơn

ảnh : Kim Sơn
Buổi tối con tàu đỗ tại khu vực Hồ Động Tiên để quí khách có thể ngắm hoàng hôn trên vịnh. Lúc này chuyện nghỉ ngơi của chúng tôi được hoàn toàn tôn trọng với các hoạt động: dự lớp dạy nấu ăn tại sảnh hoặc sử dụng các dịch vụ trên tàu như: bar, xông hơi, massage, hay câu mực … Buổi sáng hôm sau của chuyến đi, chúng tôi thực sự ngở ngàng khi lần đầu tiên ngắm hoàng hôn trên vịnh Ha Long khi có sương mù nhẹ.  Được biết ở vịnh Hạ Long, trong 365 ngày mổi năm chỉ có vài ngày nắng trong xanh, còn lại hầu hết là có sương mù.


Núi Bài Thơ - ảnh Hữu Thành

ảnh: Hữu Thành

ảnh : Hữu Thành
 Chương trình còn lại của sáng hôm nay là : tham dự buổi tập thể dục buổi sáng; điểm tâm nhẹ khi con tàu đi chuyển đến những những hòn đảo tuyệt đẹp năm sâu trong vịnh. Chúng tôi đã được đi thăm hang có tên gọi “ sửng  Sốt”. Quả thật hơn 1 tiếng đồng hồ dạo quanh, hang Sửng Sốt  với chúng tôi có nhiều vẻ đẹp đến bất ngờ với nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế giới cổ tích.
ảnh: Hữu Thành


ảnh: Hữu Thành
 Chương trình tour 24 giờ quanh đảo không cho phép chúng tôi đi thăm nhiều hang động độc đáo của vịnh Hạ Long vì đã đến giờ Chek out, ăn trưa buffet rồi quay về bến cảng, kết thúc chuyến đi. Tôi nhớ mãi chuyến đi này.


VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...