Hôm
qua 7/4, xem truyền hình trực tiếp tại sân khấu Ngọ Môn chương trình khai mạc Festival Huế 2012 làm tôi
nhớ Huế. Nhớ cứ mỗi lần ra Huế là cứ loay hoay đi tìm mua sách lịch sử đọc để
tìm hiểu về vùng đất vua chúa này. Tôi tò mò đọc từ chuyện triều chính cho đến
chuyện thâm cung bí sử nằm ở “ tử cấm thành” nay đã trở thành tro bụi để rồi
nghỉ mông lung về vùng đất một thời là Cố Đô.
Sách lịch sử viết: Với lời sấm truyền " Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành sơn, có thể yên thân muôn đời)… năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hoá mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Sự nghiệp mở mang của 9 đời chúa Nguyễn ở Ðàng Trong đã gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân để sản sinh đất Huế sau này. Ở trường học trước đây tôi đã được giảng dạy rằng : “Nguyễn Huệ là anh hùng, đánh tan giặc phương Bắc, dẹp giặc phương Nam để thống nhất bờ cỏi. Còn Vua Gia Long, tên là Nguyễn Ánh là người “ cõng rắn cắn gà nhà” mời giặc Xiêm La về xâm lược nước ta…”. Vai trò của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã được sử sách lưu danh muôn đời nhất là những chiến tích vẻ vang chống giặc ngoại xâm.
ảnh : web online |
Thật ra chuyện công tội của các nhà Nguyễn thuộc các thời
đại phong kiến trước đây cho đến bây giờ các nhà sử học còn đang tranh cãi . Nhất
là khi luận bàn về “ Công và Tội “ của Gia Long. Đọc bách khoa toàn thư mở
Wikipedia phần về Vua Gia Long được viết như sau :” Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu
Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với
Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều
Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định
đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người
Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện
quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt
Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương…”.
ảnh: web online |
ảnh: web online |
Những chuyện binh đao, chém giết, tiêu diệt lẫn nhau giữa các nhà Nguyễn thời phong kiến thật khốc liệt mà cho mãi đến bây giờ giới sử học còn phải dày công nghiên cứu. Nhưng đối với tôi một người dân Việt khi đứng ở tận cùng ở miền đất cực tây nam đất nước nhìn ra Vịnh Thái Lan mênh mông, trong lòng thầm cảm phục cha ông mình đã bỏ nhiều xương máu và công sức để mở cỏi cho đất nước. Bái phục,bái phục…
Vịnh Thái Lan nhìn từ Núi Chúa - Đảo Phú Quốc |
Một số hình ảnh biển phía Tây nam giáp vịnh Thái Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét