Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Làng nghề nắn nồi đất cuối cùng ở Nam bộ

 Vương Niên, Hữu Thành, Kim Sơn, Quang Minh - ảnh Minh Quốc

Chúng tôi gồm những thắng đàn ông: Kim Sơn, Quang Minh, Vương Niên, Hữu Thành và Minh Quốc đã có một cuộc khám phá về ngôi làng nghề kỳ lạ, cổ điển và duy nhất còn sót lại ở đồng bằng Nam bộ: làng nghề nắn nồi đất. Bi giờ mỗi “thằng” một nơi : Mỹ, Angola, Saigon, Phan thiết. Tôi nhớ chuyến đi khám phá này.





Chờ đò: ảnh Minh Quốc


ảnh : Minh Quốc


ảnh: Minh Quốc
Thị trấn Hòn Đất nằm ở khoảng giữa từ Thị xã Rạch Gía qua Hà Tiên, nơi vốn mang đậm dấu ấn về người con gái anh hùng mang tên Chị Sứ , một nhân vật lớn trong tiểu thuyết mang tên “Hòn Đất” của nhà văn Anh Đức nổi tiếng. Hòn Đất hiện nay còn được biết đến là một trong những cái nôi của nền văn hoá Óc Eo rực rỡ nay thuộc tỉnh Kiên Giang, đồng thời nơi đây hiện có một làng nghề truyền thống có tên “ nghề nắn nồi” vì chuyên tạo ra những sản phẩm bằng đất nung như: cà ràng, nồi, om, nêu.…

ảnh Hữu Thành

ảnh Kim Sơn


ảnh Hữu Thành
Thật ra nghề nắn nồi chỉ là một thuật ngữ chứa một khái niệm chung chỉ công việc tạo ra các sản phẩm làm từ đất nung. Từ xưa, nghề nắn nồi đối với người dân ở đây chỉ là một nghề phụ được người dân làm sau khi sạ lúa xong. Một nghệ nhân ở trong làng kể:”Nghề đắp lò có ở đây hơn trăm năm rồi. Nhìn thì vậy chứ đòi hỏi người thợ phải cần cù, khéo tay lắm, nhìn cái lò đất tốt thì ánh màu đồng đỏ, gõ tay vào nghe “coong coong” và càng để ra mưa nắng càng tốt”.

ảnh Hữu Thành

ảnh Hữu Thành
Chứng kiến các công đoạn làm mới thấy để có được sản phẩm như ý đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao, bàn tay phải uyển chuyển, mềm mại, sáng tạo. Sau một tuần lễ, các sản phẩm được phơi khô và có thể đưa vào nung, gọi theo tiếng nhà nghề là “đốt nồi”. Công đoạn đốt nồi khá đơn giản nhưng phải là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề, trước kia cũng có nhiều thợ đốt nồi chuyên nghiệp đi đốt thuê nhưng đến nay ai cũng có thể đốt được. Trước khi “nung” người thợ phải sắp mọi sản phẩm lên mặt đất, chèn rơm hoặc cỏ khô vào các sản phẩm, phía trên lớp rơm có một lớp củi tràm.Nguyên liệu để đốt nồi là trấu, một sản phẩm thải ra trong quá trình xay xát hạt lúa để thành hạt gạo có quá nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Người ta thường tiến hành đốt vào lúc ban đêm để dễ theo dõi lửa cháy cho đều. Thông thường, các loại sản phẩm “nặng lửa” được đặt ở trung tâm, loại “nhẹ lửa” sắp ở chung quanh để sản phẩm không bị sống hoặc chín quá.


ảnh Minh Quốc

ảnh Minh Quốc

ảnh : Kim Sơn

Trước sự phát triển của kim loại và nhiều nguyên liệu khác đã thay thế các sản phẩm bằng đất nung nhưng nghề nắn nồi ở Hòn Đất vẫn tồn tại và được nhiều người biết đến vì hiện vẫn còn hơn 100 nhà theo đuổi nghề này, mặc cho nhiều lúc nghề này chỉ đủ kiếm cơm và mặc dù cái lò đất hình như bây giờ đã quê mùa lắm rồi ở các phố sá Nhưng những hình ảnh cái nồi đất hình như không phai mờ trong sinh hoạt của con người, vùng quê Nam Bộ giống như họ gắn bó với cây lúa nước. 


ảnh : Hữu Thành

ảnh Hữu Thành

ảnh Hữu Thành






Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...