Tôi
đọc bài viết của anh Vũ Đức Tân : “ Lê Vượng – Người ham mê đi tìm vẻ đẹp dân tộc”
đăng trên trang Nhiếp ảnh online (http://vapa.org.vn)
thấy hay quá liền chia sẻ về trang “ LANG THANG” để lưu và đọc. Được biết, trong năm 2016, Giải
thưởng “Bùi Xuân Phái- Vì tình yêu Hà Nội”. mục Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội đã được
trao cho Nghệ sĩ nhiếp ảnh 98 tuổi Lê Vượng - người cả đời đi tìm và ghi lại vẻ
đẹp của Hà Nội bằng những bức ảnh nghệ thuật là một sự khẳng định của công
chúng và giới học giã ở Hà Nội dành cho ông. Theo tôi ảnh của nhà nhiếp ảnh Lê
Vương chứng minh cho chức năng vĩnh cửu của nghệ thuật nhiếp ảnh là : Tính SỬ HỌC.
Bởi khi xem ảnh Lê Vượng, ta thấy một thời
Hà Nội lịch lãm, yên bình và trong sáng và đúng chất con người và những con phố
cổ Hà Nội nổi tiếng ngày xưa. Trong trang “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia” đã
ghi đoạn Lê Vượng phát biểu như sau : “Tôi
thích chụp những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống. Đã có lúc tôi cảm thấy tức giận
vì sự thiếu công bằng trong đối xử. Tôi không chịu được sự đố kỵ, bon chen, giả
dối. Nhưng tình yêu nghệ thuật cho tôi vượt qua. Tôi lại đi chụp. Càng đi tôi
càng cảm thấy khỏe ra, chụp thêm nhiều ảnh đẹp. Những chuyến đi có nhiều người,
tôi không chụp những gì họ chụp, mà tôi chụp những gì tôi thích. Thật ra, tuổi
tác đối với tôi chỉ là con số. Đam mê không có tuổi. Nghệ thuật không có tuổi”
Bến Sông Hồng. |
Cội nguồn. |
Trạm tàu điện Bờ Hô (Khu vực Quảng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục). |
Anh VŨ ĐỨC TẤN viết:
Trong cuộc
đời cầm máy NSNA Lê Vượng đã tham gia xuất
bản nhiều cuốn sách, nhưng
cuốn sách nói đầy đủ về
ông nhất có lẽ là cuốn sách ảnh
“Những khoảnh khắc” do
Picture Art Foundation và NXB Mỹ
thuật in ấn và phát hành. Cuốn sách đó là kết tinh những sản phẩm
sáng tạo trong cuộc đời nghệ
thuật của ông, giới thiệu cho công chúng những
gì ông tâm đắc và yêu
thích nhất.
Cầu Thê Húc trong sương sớm. |
“Tuổi
già” là một chân dung cô
đọng, cổ điển về
bố cục và ánh sáng. Gương mặt khắc
khổ trong sắc tương phản
của hai màu đen trắng, từ một
điểm nhìn hợp lý, đã tạo được sự
biểu cảm hiếm thấy,
mà lại rất thân quen của người phụ
nữ vùng cao.
“Khoảnh
khắc đẹp” ghi lại hình ảnh các cô gái đang gội đầu
bên suối. Những đường nét sinh động,
tràn đầy sức sống, tạo
được sự trẻ trung và niềm
vui lan tỏa.
Lê Vượng
không thiên về thời sự, chạy
đuổi theo sự kiện, ông đi tìm vẻ
đẹp bình dị của cuộc
sống. Ông cũng là người không ham bày đặt. Đi và nhìn, ghi lại những gì yêu thích là niềm vui của
ông. Nét hướng ngoại khá mạnh mẽ
trong cách ứng xử và nhìn đời. Chỉ có, ở
một góc thầm kín nào đó là tầng thức của
những mơ mộng và mong ước,
là tâm sự nhỏ nhẹ về
nghệ thuật. Hình ảnh con người trong ảnh của ông cũng là hình ảnh
chín tới, đôi lúc như cô quạnh, nhưng
thực ra ấm áp nhân tình. Những bức ảnh
thường tạo được tiền
cảnh khá hữu hiệu, tạo
được sự đa dạng về
thể hiện, không dừng lại ở
một không gian tĩnh tại mà thường gợi
mở nhiều hơn tới
những tình cảm trong lành và tốt đẹp.
Sự hiện diện của
con người thấy rất rõ trong mảng
ảnh ông chụp về trang phục
các dân tộc miền núi. Cách chụp của ông là tôn trọng
đối tượng chụp, chụp
ngay tại nơi ở, phát hiện
những nét tiêu biểu trong trang phục miền núi. Ảnh
phục vụ cho công tác khoa học nhưng lại
ấm áp tình người, tự nhiên và cẩn
trọng trong từng chi tiết.
Lê Vượng
về Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam từ năm 1963 đến năm 1984. Trước đó, từ năm 1954 đến năm 1962, ông chụp ảnh và biên tập
ảnh tại Nhà xuất bản Mỹ thuật-Âm nhạc,
Bộ Văn hóa Thông tin. Ông
ở trong nhóm điền dã, nghiên cứu thực địa
các di tích cổ cùng các
nhà nghiên cứu chụp ảnh lập
hồ sơ các di tích này. Ông đã chụp hơn tám vạn
ảnh cho kho tư liệu của
bảo tàng. Đó cũng là
quãng đời ông đắc ý nhất, nó phù hợp
với bản tính của ông.
Việc
chụp ảnh trang phục các dân tộc miền núi chỉ
là một phần công việc chính khi làm việc ở Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam. Dự
án “Những sắc màu dân tộc” cũng là cái duyên cho ông gặp người bạn
tri kỷ nghiên cứu văn hóa các dân tộc, người viết
phần thuyết trình về trang phục các dân tộc trong cuốn sách ‘Những khoảnh khắc”-Nhà
nghiên cứu nghệ thuật Nguyễn
Hải Yến.
Nắng sớm |
Tiếp
xúc với trang phục dân tộc, với
thiên nhiên kỳ vĩ của
vùng núi phía Bắc Việt Nam đã đánh thức trong ông tình yêu với thể loại
ảnh phong cảnh. Ông thích không gian
thoáng đạt, những tiền cảnh
giản đơn nhưng có ý nghĩa, cũng như chiều
sâu văn hóa gợi mở trong mỗi khuôn hình. Trong rất nhiều ảnh
phong cảnh miền núi do ông chụp có sự
tham gia của chính con người. Tuy không chiếm vai trò chủ đạo trong khuôn hình nhưng những
hình ảnh đó gợi nên sự ấm
áp, làm sinh động, phong
phú thêm sắc màu của dáng núi, hình cây. Trong bố cục có khi là sự
xôn xao dịu nhẹ của tĩnh lặng,
gợi mở sâu hơn với
một ý tưởng kín đáo, nhẹ thoảng như
chút hương về cõi người.
“Xuân về”
mô tả ngôi nhà dân tộc bao quanh bởi tường đá, hai dáng người
gùi thố trên lưng về nhà khi hoa mận
nở trắng. “Nắng sớm”
có sự trong trẻo, tách lớp lang của tầng thứ
trong cảnh trâu cày bên
núi. “Chiều về” thân thương với hình ảnh
những người thu hoạch lúa phía tiền cảnh, xóm làng ở
trung cảnh và những ngọn núi hùng vĩ phía xa. “Hoa đào vùng cao”, “Thác
Bản Giốc”…
Về tổ ấm |
Vẽ tranh dân gian |
Chụp ở thành phố, ảnh của
ông có những mái ngói cũ
lô xô của Hà Nội, có “Bến Sông Hồng”, “Bóng nước Hồ Gươm”
, cảnh “Tịnh mịch” với một bố
cục giản đơn mà ngoạn
mục. Lê Vượng mê cái không khí thuần phác, tiểu thị dân ở
phố cổ, phong cảnh đô thị và con người nơi đó. Mặc
cho những biến đổi đang xâm nhập
vào thực tế cuộc sống
nơi đây, một phần hồn
vẫn giữ được trong các tác phẩm
tâm đắc, có cội nguồn trong cảm
hứng về nét cũ của một thời.
Đấy là nhịp điệu thầm
kín, tự nhiên của các mái nhà, bố cục nghiêng về
tạo hình, phảng phất nét xưa,
ẩm ướt bóng thời gian.
Xê dịch
nhiều, ông cũng thu vào ống kính những vùng đất khác nhau của Tổ quốc.
Lúc ở Huế, lúc ở xứ
Thanh, lúc ở Tây Nguyên với bầy voi và đại
ngàn hùng vĩ…Đi là một
thú vui, cũng là những cơ hội có thêm nhiều
tác phẩm có chất lượng cao.
Từ những năm bảy mươi của
thế kỷ XX ông đã đi các nước tham dự các triển lãm và trưng bày tác phẩm của mình. Nhiều
triển lãm và nhiều bức ảnh
nghệ thuật được trưng
bày ở Pháp, Mỹ, Hồng Kông, Pakistan, Canada, Nhật Bản…Và nhận
được nhiều giải thưởng
trong nước và quốc tế.
Tác phẩm
“Cội nguồn” của ông đoạt
Giải của HLHVHNT Trung ương năm 1994, “Nét quê” đoạt Giải của
HLHVHNT Trung ương năm
1996, “Bài học lịch sử” đoạt
Giải Nhì ảnh báo chí của Hà Nội năm 1990…
Tác phẩm
“Bàn tay khéo” đoạt Giải thưởng Bifota của
Đức năm 1967, Tác phẩm “Nghệ nhân Song Hỷ
thêu tranh” được Giải Nhì triển lãm ảnh tại
Liên Xô, tác phẩm “Hội Đền Hùng” đoạt
Giải ACCU năm 1984, Tác
phẩm “Lòng đất” được Huy chương
Bạc FIAP…
Ông cũng là người
được thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ
hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương
Chiến sĩ Văn hóa, Huy chương Vì sự nghiệp phát triển
Nghệ thuật Nhiếp ảnh,
Huy chương Vì sự nghiệp Bảo
tồn di sản văn hóa dân tộc.
Lê Vượng
sống lặng lẽ ở
một phố cổ của
Hà Nội. Ngôi nhà của ông có nhiều bạn bè nhiếp
ảnh lui tới. Những nhà nhiếp
ảnh trẻ cũng thường thích trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp
với ông. Đời ông đã trải qua bao nhiêu cay đắng, buồn vui. Nhưng
ông đã sống qua những thời khắc
gian nan nhất, đồng hành cùng dân tộc.
Lê Vượng
sinh năm 1918. Cầm máy ảnh từ khi ở
tuổi thanh niên cho đến khi bước vào tuổi
100, không ít lần ông đã
vinh dự đón nhận những phần
thưởng cao quý, mà gần
đây nhất là Giải thưởng “Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội”. Ông là người tận tụy
với nghề ảnh và nghệ
thuật nhiếp ảnh cũng mang lại
cho ông một cuộc sống nhiều
niềm vui để vượt qua tuổi
một trăm đầy viên mãn.
VŨ ĐỨC
TÂN
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng. Ảnh: Tiến Dũng |
Cầu Thê Húc |
Phố Khâm Thiên |
Ngõ và Ngách Hà Nội |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét