|
Thời kỳ sáng tạo quốc ngữ được viết trên nhiều văn
kiện và sách giáo lý, trong đó đúc kết bằng quyển tự điển Việt-Bồ-La và Phép
giảng tám ngày của cha Alexandre de Rhodes in năm 1951 tại Roma – Ý, nay còn 1 cuốn
sách Phép giảng tám ngày còn lưu giữ tại nhà thờ Mằng Lăng. |
Anh Nguyễn
Văn Tâm, chuyển cho tôi các bài viết và bộ sưu tập ảnh về nguồn gốc chữ quốc ngữ
của nước ta. Đọc thấy thú vị và độc đáo, tôi chia sẻ lên Blog LANG THANG để
cùng các bạn bè vậy…
+ĐÀI KỶ
NIỆM ĐÁNH DẤU NÔI SÁNG TẠO QUỐC NGỮ
Thế kỷ thứ
16 Ki Tô giáo đã truyền
sang phương Đông trên
cung đường thương thuyền Âu - Á. Điểm dừng buôn bán chánh ở
phương Đông của người Bồ
Đào Nha là Macao. Trên các thương
thuyền Bồ Đào Nha còn có các Cha tuyên
uý cho thuỷ thủ đoàn và các nhà truyền giáo dòng Tên. Từ đó, ngày 23/01/1576 giáo phận Macao được thành lập gồm Nhật
Bản, Macao, Trung Hoa, Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan.
Ngày 18/01/1615 đoàn thừa
sai dòng Tên - Bồ Đào Nha
đến cửa Hàn, năm 1917 các ngài bị trục xuất
bởi lệnh Chúa Sãi nhưng thuyền không ra khơi
được vì gió mùa nghịch. Các cha được quan Tuần phủ Qui Nhơn
ông Trần Đức Hoà đưa về
Qui Nhơn trị bệnh và năm 1918 ông cho lập cư
sở Nước Mặn để
các nhà thừa sai làm việc và truyền đạo, gồm:
linh mục Buzomi, linh mục Pina, linh mục Borri và tu huynh Diza. Tại cư sở
Nước Mặn các cha đã chuyên tâm học tiếng Việt,
nghiên cứu lối sống, văn hoá, chữ
viết địa phương và ghi lại
bằng mẫu tự La Tinh tương
ứng với cách phát âm.
Nhờ học thông hiểu tiếng Việt,
các ngài đã dịch sách
giáo lý sang tiếng Việt (chữ Nôm), dần
dần bản phiên âm bằng mẫu tự
La Tinh được ghép với chữ Nôm đã được
giới bình dân yêu chuộng. Đây là hình thái đầu tiên về việc La Tinh hoá ngôn ngữ Việt
Nam, trước khi được linh mục Alexandre de Rhodes hoàn thiện bằng quyển
tự điển Việt-Bồ-La
và quyển Phép giảng tám ngày xuất bản năm 1651. Riêng quyển Phép giảng
tám ngày còn một bản duy nhất lưu giữ
tại nhà thờ Mằng Lăng – Phú Yên.
Khởi đầu sáng tạo quốc ngữ
nhờ công lao đầu tiên của các thừa sai dòng Tên, linh mục Bozumi, linh mục Pina và linh mục Borri và công đức ông Trần Đức Hoà tạo
điều kiện nơi chốn
làm việc tại Nước Mặn
– nôi của quốc ngữ Việt
Nam ngày nay.
|
Đài hình cây cổ thụ - biểu tượng gốc quốc ngữ, nhìn
nhánh lá từ trên xuống |
|
Nhà bác Anh, phía trước là các cháu
đến chơi |
|
Đài hình cây cổ thụ - biểu tượng gốc quốc ngữ, nhìn
nhánh lá từ trên xuống |
|
Đài kỷ niệm Nước Mặn - nôi sáng tạo quốc ngữ nằm trong
vườn nhà ông Võ cự Anh, thôn An Hoà, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước Bình Định,
đánh dấu cư sở các nhà truyền giáo bắt đầu sáng tạo quốc ngữ từ năm 1618, |
|
Thân cây có bia ghi dòng lịch sử được khắc ngày
15/7/2011, công trình hoàn thành ngày 31/7/2011 và được Đức Cha Nguyễn Soạn làm
phép khánh thành công trình ngày 5/8/2011. |
|
Bác Võ Cự Anh 75 tuổi (2017), người hiến đất vườn cho
toà Giám mục Qui Nhơn xây đài kỷ niệm |
+TIỂU
CHỦNG VIỆN LÀNG SÔNG
Quần
thể Tiểu Chủng viện
Làng Sông thuộc giáo xứ Tân Dinh, thôn Quảng Vân, xã Phước Thịnh, huyện
Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Toạ lạc
thơ mộng giữa đồng
ruộng lúa, vây quanh bởi hệ thống
sông ngòi đổ ra đầm Thị Nại,
là quần thể kiến trúc tuyệt
đẹp, lại được che chở
bởi những tàng sao cổ thụ làm tăng vẻ
cổ kính.
Quần
thể này rộng 32.903 m2, được thành lập vào khoảng năm 1841-1850, với khu phía Đông là Chủng viện khu phía Tây là cơ
sở nhà chung gồm Toà Giám mục, Sở quản
lý và nhà in. Sau nhiều
biến cố bách hại bởi
sắc dụ cấm đạo
nhà Nguyễn và bị Văn Thân thiêu huỷ toàn bộ năm 1885. Năm 1887 Sở quản
lý được tái thiết, sau đó là Toà Giám mục, đến năm 1931 Toà Giám mục dời
về Qui Nhơn. Nhà nguyện được xây bằng
đá năm 1892 và trở thành
nhà thờ chánh toà giáo phận. Đức Cha Đaminano Grangeon Mẫn tái thiết
nhà in Làng Sông năm 1904, đến
năm 1925 Đức Cha cho xây
lại chủng viện Làng Sông theo thiết kế
của Cha Dorgeville, hoàn
thành ngày 21/9/1927, tồn
tại đến ngày nay.
Nhà in Làng Sông là nhà in chữ
quốc ngữ đầu tiên trong nước,
riêng năm 1922 đã in 18.000 tờ
báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại và 32.000 ấn phẩm khác. Nhà in hoạt
động đến năm 1936 được dời về
Qui Nhơn, nhà in Làng
“Sông” là một nhánh phát
triển của dòng “Suối” đầu nguồn
Nước Mặn, nơi phát nguyên chữ
quốc ngữ.
Với
nét đẹp quyến rủ, quần
thể Chủng viện Làng Sông chẳng
những là nơi hành hương tổ chức
Đại lễ của Công giáo, còn trở
thành điểm du lịch của nhiều
người tìm về kiến trúc cổ,
nay còn nguyên vẹn giữa làng quê.
|
Sau Đại Lễ
các Đức Giám Mục và các Linh Mục chào thăm giáo dân dự lễ trên sân Tiểu chủng viện
|
|
Đại Lễ khai mạc năm thánh Giáo phận Qui Nhơn ngày
26/7/2017, chủ tế: Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đức Giám Mục Nguyễn Chí
Linh và Nguyễn Văn Khôi |
|
Sân nhà nguyện chuẩn bị Đại Lễ năm thánh Giáo phận Qui
Nhơn |
|
Nhà in đầu tiên ở Việt Nam (khoảng 1865-1935) |
|
Cận ảnh quần thể Tiểu Chủng viện giữa mùa gặt đồng lúa
chín |
|
Hồ tiểu cảnh
góc sân trước nhà in
|
|
Quang cảnh thơ mộng của quần thể Tiểu Chủng viện giữa
cánh đồng lúa và bên dòng sông uốn khúc |
|
Tiểu Chủng viện Làng Sông giữa cánh đồng lúa chín xung
quanh |
|
Cận ảnh quần thể Tiểu Chủng viện giữa mùa gặt đồng lúa
chín |
|
Mặt trước Tiểu Chủng viện Làng Sông |
|
Giờ kinh nguyện của các Sơ trong nhà
nguyện |
+ NHÀ THỜ
MẰNG LĂNG
Nhà thờ
Mằng Lăng nằm trên địa bàn huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, thuộc Giáo xứ Mằng Lăng, là nơi
sinh của Chân Phước Andrê Phú Yên, là vị tử đạo
đầu tiên của giáo hội Công Giáo Việt Nam, được thánh giáo hoàng Gioan
Phaolô II đặt làm bổn mạng giáo lý viên công giáo. Lúc sinh thời thầy Andrê là cộng
sự viên thân tín của Cha Alexandre de Rhodes.
Từ cái
nôi Công giáo ở Nước Mặn, Qui Nhơn,
các nhà thừa sai Dòng Tên
đã đến Mằng Lăng truyền giáo từ thế kỷ
XVII. Hoa quả của công cuộc truyền giáo này là việc
rửa tội cho Công Chúa Ngọc Liên, vợ của quan trấn
thủ Dinh Trấn Biên, người đã xây dựng một nhà nguyện
công giáo tại nơi đây năm 1636. Nhà thờ Mằng Lăng khởi
công năm 1892, hoàn thành sau 15 năm xây dựng,
đây là nhà thờ cổ nhất tỉnh
Phú Yên và là một trong
những nhà thờ lâu đời nhất
của Việt Nam. Trải qua 125 năm, nhà thờ qua nhiều lần tu sửa,
riêng mặt tiền với hai tháp chuông và thánh giá ở giữa vẫn
nguyên như cũ. Nhà thờ còn lưu giữ
cuốn sách chữ quốc ngữ
đầu tiên - PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY của linh mục Alexandre de Rhodes, in năm
1651 tại Roma, Ý.
Hiện
nay, nhà thờ là điểm đến thu hút khách du lịch, là nơi
hành hương thường xuyên giáo dân Công giáo
và đặc biệt vào dịp lễ
kỷ niệm Chân phước Andrê Phú Yên, 26/7.
(Ảnh :Nguyễn Tâm, Minh Thọ, Bảo Long và Thế Thắng.)
|
Nhà thờ Mằng
Lăng lúc chuẩn bị lễ chiều
|
|
Nhà thờ Mằng Lăng và khu dân cư xung quanh |
|
Góc và cạnh trái nhà thờ |
|
Góc và cạnh trái nhà thờ |
|
Góc và cạnh trái nhà thờ |
|
Tượng Thánh
Andrê Phú Yên ở sảnh nhà thờ và bên trong đền Thánh, người góp công với Cha
Alexander de Rhode
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét