Hạ là tên của anh chàng tài xế xe du lịch tư
nhân 4 chổ ngồi nhỏ xíu có “ nhiệm vụ” cõng tôi lên cái phố núi Lạc Tánh. Hạ nhỏ
con, nhanh nhen, tầm tuổi ba mấy, bốn mươi
và hình như thích kể chuyện vui. Tôi vốn thích thế thay cho những bài nhạc
sến la hét trên chiếc xe. Anh ta vặn nhỏ cái vô lim theo yêu cầu của tôi và
thay vào đó là những câu chuyện về người Cha của mình vì anh rất yêu cha. Câu
chuyện của Hạ, làm tôi miên man….
Anh
biết không, ngày xưa gia đình em nghèo lắm, ba mẹ lại đông con, để kiếm cơm, ba
em làm nghề bán giấy số. Thời đó, người bán giấy số ít lắm, Ba em lại thích bán
tận trên núi cao xa tít cho bán nhanh và bán thêm nhiều thứ khác để có nhiều tiền. Vì vậy hàng ngày ông phải cuốc chiếc xe đạp cọc
cạch từ 2 giờ khuya và mãi cho đến chiều mới về. Từ nhà em lên núi phải qua con
dốc cao Tà Pứa. Dốc cao lắm nên hầu như ổng phải dắt xe đi bộ…Anh T biết trên
xe Ba em ông chở thêm cái gì không?. Một bao xi măng để bán thêm kiếm tiền và một
giỏ đá.
“ Giỏ đá để làm gì?”- tôi hỏi.
Hạ huyên thuyên kể Ổng sợ Ma lắm!
Mà ổng nghỉ chỉ có tiếng chó sủa, Ma nó mới sợ không dám ra đường… Vì vậy, hàng
ngày trong đêm khuya dắt chiếc xe đạp cọc cạch leo dốc hổn hển nhưng hể thấy
nhà ai có chó là ổng liệng liền mấy cục đá cho nó sủa rinh trời..Ổng liệng đá
cho tới mờ sáng mới thôi. Có lần ổng liệng đá vào nhà người ta mạnh quá, ngoài
tiếng chó sủa ông làm bể đồ người ta. Hôm sau chủ nhà rình chờ ổng qua chặn lại
đánh cho 1 trận. Về nhà Má em hỏi” mặt sao vậy” ổng chỉ nói gọn” bị người ta
đánh thôi!”…..
Rõ ngược đời thiệt, tôi đi chụp ảnh
đôi khi cầm cục đá để phang mấy con chó, còn Ba của Hạ, phang đá để chó sủa……
Anh
tài xế tên Hạ vẫn huyên thuyên với cái chất giọng người địa phương Tánh Linh lẫn
với giọng Quảng Nam. Nghi ngờ tôi hỏi
Ha ha chính xác mà –. Hạ vẫn tiếp
tục sôi nổi kể lại thời thơ ấu quá khổ, quá khó của gia đình mình. Điều bất ngờ
nhất với tôi lúc đó là khi Hạ nói nhẹ ” Ba em chết rồi anh T, ông bị đột quị
sau khi ăn đám cưới về và chỉ tròn 50 tuổi…” Một khoảng lặng trong lòng tôi vì
tôi cũng mất cha đột ngột và cũng chừng ấy tuổi…
Đến ngã ba có tên Căn Cứ 6, chiếc
xe quẹo phải và bắt đầu lướt nhẹ sang con đường
rộng thênh thang và còn tốt hơn gấp mấy lần cái QL I đầy bụi bặm…Hạ tiếp…
”
A nghĩ xem , Mẹ em cứ liên tục 3 năm 2 đứa….và dừng lại ở con số 7. Em
là con trai đầu mà nhà lại nghèo nên chuyện bồng em, dỗ em là ..oải luôn. Trong
nhà em chỉ có 2 bộ đồ để thay mà mấy đưa em thay nhau nó tè lên người em làm
sao mà thay đồ được, nên cứ để ướt rồi gió thổi tự nó khô thôi. Và cứ như thế
bên hông của em lúc đó nó đỏ tấy lên…” Đó là một việc làm tốt nhất đầu đời của
Hạ mà sau này mẹ Hạ hay khoe với mọi người “ Thằng Hạ hồi nhỏ giỏi lắm!” Hạ
nói.
Má em ngày xưa trong thời sinh nở
đã tâm sự với em rằng: “Đôi lúc má ước ao được như người đàn bà bình thường
khác với bộ đồ bộ đi chợ, đằng này liên tù tì mặc áo bầu..” Lúc đó em thấy má
em tội ghê luôn….
Thị trấn Lạc Tánh |
Em thì có tật hay quên. Mà thời xưa
nhà nghèo, ít học làm gì có giấy, bút để viết..mà cũng chả ai biết viết cái gì!
Hàng ngày ông Ba hay sai
“ Hạ mày cầm tiền sang mấy cái
quán…để mua….10 đồng ớt, 10 đồng đường, 10 đồng đậu v.v…nhen”.
Em lơn tơn vừa chạy vừa ngó lung tung..gặp cô
Chín, dì Ba … hay hỏi
“ Hạ mày đi đây đó!”
Em trả lời” Dạ con,,,” là quên tuốt
ông Ba dặn mua gì. Phải quay đầu chạy u về nhà hỏi ổng lại…thề là lãnh 1 trận
đòn. Bị mãi như thế sợ quá, sau này khi chạy ra ngoài đường gặp cô Chín, dì Ba
em liền nói trước “ Đừng hỏi con nghe!”…Thế là lại quên tuốt…Và, …..
CHUYỆN CỦA HẠ là thế, tôi ấn tượng
lâu vì câu chuyện làm cho tôi nhớ lại thời thơ ấu gian khó của mình. Chiếc xe gần
tới điểm kết thúc Thị trấn Lạc Tánh.Qua ô cửa kính xe, tôi nhìn lên những khoảng
trời cao có những áng mây trắng trôi bồng bềnh với hình thù kì lạ…Tôi lầm bầm “
Đúng là mỗi cây, mỗi hoa, mỗi người, mỗi
cảnh”- Hình như có 1 câu nói như thế…
Thị trấn Lạc Tánh |
________________________________________________________________
2 nhận xét:
Viết dí dỏm lắm, đọc rất thú
Ha ha, bây giờ bắt đầu viết cho những câu chuyện như thế đó anh. Tks anh Thành Nguyễn.
Đăng nhận xét