|
Đi giữa rừng tràm |
Hai chiếc
võ lãi loại
nhỏ chở chúng tôi đi thăm và chụp ảnh Trà Sư trong một buổi chiều nắng đẹp hiếm hoi giữa mùa mưa ở Nam bộ trong mùa nước nổi. Mặt nước phẳng lặng, xanh mướt một màu đẹp như nhung chợt tung rẽ hai bên võ lãi để chẳng mấy chốc đưa chúng tôi vào rừng. Những cây tràm ngâm chân trong
màu ngọc bích của bèo tấm trải dài hầu như bất tận. Chúng tôi đã mất cả một buổi chiều để đi “dạo” trong những
khu rừng tràm đầy nước để chụp ảnh về chim, cò ốc, rừng tràm non, rừng tràm cổ và mê mẩn
ngắm mặt nước với những thảm bèo
xanh thẫm. Đúng như lời đồn rằng: “Muốn biết rõ vẻ đẹp của Trà Sư thì phải đến vào mùa nước nổi...”.
|
Các nhà báo tác nghiệp tại rừng tràm Trà Sư |
|
Tác nghiệp với ống kính có tiêu cự hợp lý sẽ giúp tối ưu hóa khả năng nắm bắt khoảnh khắc của đối tượng cần chụp |
|
Khung cảnh yên tĩnh tuyệt vời của rừng tràm Trà Sư |
Nhiều
lần đến Trà Sư chụp
ảnh vào mùa nước nổi, cá nhân tôi kiểm
nghiệm rằng chụp ảnh
ở Trà Sư nên sử dụng
2 tiêu cự ống kính máy ảnh wide và tele. 2 tiêu cự này sẽ giúp thể
hiện tốt nhất những
cảnh đẹp huyền ảo
của rừng tràm với những hàng cây tràm trắng
trên nền bèo xanh, nhất là lúc bèo còn non, chưa ra lá.
|
Hiện nay, khu trừng tràm cổ được bảo vệ rất nghiêm ngặt để phòng chống cháy rừng |
|
Đảm bảo yên tĩnh hơn nữa thì nên tác nghiệp trên những chiếc thuyền nhỏ chèo tay |
|
Bên nhau trong nắng mai |
|
Võ lãi tắt máy để tránh gây ra tiếng ồn khi chúng tôi tiếp cận và tác nghiệp về các loài chim, cò sinh sống trong rừng Trà Sư...
Những
cú tỉa của ống kính tele theo những chú chim, cò vạc, cà nông, cò ốc và những loại chim di chuyển trên mặt nước như những chú trích cồ thật tuyệt vì nó làm nổi bật màu tím trên nền xanh và trắng của khung cảnh Trà Sư khi chiếc thuyền chở những nhà nhiếp ảnh đang trôi bồng bềnh, nhẹ nhàng vì sợ những đàn chim bị đánh động mà bay đi mất. Có như thế, những bức ảnh chụp về Trà Sư mới xứng là nghệ thuật của khoảnh khắc, tất nhiên là còn nhờ may mắn của trời khi có nắng trong xanh.
|
Chim cò Điên điển - một loại chim quí sống thành bầy đàn ở rừng tràm |
|
Chim Cò ốc |
|
Chim Trích cồ |
Còn đối
với những du khách, có lẽ việc được
thưởng lãm nét hoang sơ với những
dấu vết còn lại của
dòng sông, rạch, bào tự nhiên và được sống trong cảm
giác thư thái, ung dung
thưởng ngoạn, thư giãn sau thời
gian lao động vất vả là khoảng
thời gian vô cùng quí hiếm khi đến thăm Trà Sư.
|
|
Những chú chim cò Ốc là loại động vật quí hiếm được bảo vệ đặc biệt ở Trà Sư |
|
Những chú chim Trích Cồ xinh đẹp di chuyển trên mặt nước và trên cây |
|
Một tổ Ong mật ở rừng tràm Trà Sư
Theo Ban Quản
lý rừng Trà Sư: Trong 713ha rừng tràm hiện có, loại tràm có độ tuổi 25 năm khoảng
82ha; 20 năm tuổi 560ha;
15 năm tuổi 66ha và từ 5 năm tuổi trở lên là 55ha. Hệ
sinh thái rừng tràm này
khá tốt, nên trở thành cái nôi tạo nguồn thức
ăn, giúp nhiều loài động vật, nhất
là chim sinh sống. Khu rừng có 140 loài thực vật đã xác định
với 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài cây dây leo, 70
loài cỏ và 13 loài thủy sinh, đặc biệt có nhiều
loài thuốc nam với nhiều cây thuốc
bổ và có giá trị, 22 loài cây cảnh, 9 loài cây ăn quả. Có 11 loài thú rừng trong 6 họ và 4 bộ, 70 loài chim thuộc
13 bộ và 3 họ, có 2 loài chim quý hiếm như cò Ấn
Độ (Giang Sen) và cò rắn (Điêng Điểng), 20 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Tài nguyên thủy sản có 23 loài cá, trong đó có 2 loài cá có giá trị khoa học và nguy cơ
bị đe dọa tuyệt chủng
là cá còm và trê trắng.
Bài: Hữu
Thành - Ảnh: Hữu Thành, Kim Sơn, Minh Quốc và Quang Minh
|
|
Du khách thăm khu rừng tràm Trà Sư
Theo :http://vapa.org.vn/vapa/chup-anh-o-rung-tram-tra-su-post6222.html
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét