Tác giả bài viết : VŨ KIM KHOA |
HT-
Đã lâu không xem được những
bài viết về nhiếp ảnh tôi lại lang thang trên mạng, trên facebook xem ảnh vô
tình đọc được bài viết” Tiêu đề ảnh nghệ thuật
và nội dung tác phẩm” của tác giả Vũ Kim Khoa. Tuy bài viết đã đăng từ tháng 1 năm 2018 nhưng đọc lại thấy hay hay, vì nó giống như suy nghĩ của
tôi bởi thời đại bây giơ nhiếp ảnh nghệ thuật cũng như các môn nghệ thuật khác…họ
chú ý bề ngoài, hình thức hơn là nội dung tác phẩm. Thế là tôi quyết định chia
sẽ bài viết này trên trang Blog LANG THANG để đọc vậy. Xin lỗi tác giả nhé vì
chia sẻ mà không xin phép trước..Hix
“Nhiều
người chơi ảnh, không thích gắn
tiêu đề cho tác phẩm của mình. Việc
đó không đồng nghĩa với chuyện không biết
đặt tên cho ảnh. Vậy nên người
ta đã từng thấy có những cuộc
triển lãm nhiếp ảnh mà chẳng
có tựa đề; cũng như nhiều bức
ảnh đơn lẻ lấy
cái tít “vô đề” để thế vào vị
trí tên tác phẩm. Nhưng người xem ảnh
cứ thấy thú vị, khi không bị
gò vào ý đồ định hướng của
tác giả, nên được thả mình theo những
suy tưởng cá nhân mà tác
phẩm tự nó tác động vào. Đó chính là mục đích của người chụp,
nếu muốn tạo cho người
xem thấy sự đa nghĩa của một tác phẩm
ảnh nghệ thuật.
Nhiếp ảnh ở Việt
Nam mặc dù có nhiều thành phần trong xã hội tham gia. Nhưng để quản
lý hoạt động này, thì có Cục Mĩ thuật - Nhiếp ảnh
của bộ Văn hóa – Thể thao – Du Lịch; Hội nghệ
sĩ nhiếp ảnh Việt Nam; các Hội
Văn học Nghệ thuật địa
phương; các tòa báo, tạp chí… Đó nếu không là những Cơ quan đại
diện nhà nước thì sẽ là một Tổ
chức chính trị nghề nghiệp.
Trước khi tổ chức một
cuộc triển lãm, thì Ban tổ chức thường
chọn những cái tên hay, vừa có tính văn hóa, tính tư tưởng kĩ càng, lại
định hướng người gửi
ảnh theo một chủ đề
nhất định.
Gần
đây tôi cứ phân vân mãi về một tác phẩm
nhiếp ảnh mà năm vừa qua đã được Hội nghệ
sĩ nhiếp ảnh Việt Nam đánh giá rất
cao (Trao huy chương vàng
Liên hoan ảnh Đồng bằng sông cửu
long 2017, trao giải C Ảnh xuất sắc
quốc gia 2017) của nghệ sĩ nhiếp
ảnh Nguyễn Vinh Hiển - EVAPA.G (Vĩnh Long). Anh
chụp Mũi Cà Mau và lấy tên: “Nơi tận cùng tổ
quốc”. Vì cái tên ảnh định hướng
cho người xem ảnh, nên tôi xin bàn sâu về nội dung của
nó. Tôi đã hỏi ông chủ tịch Hội
Văn học Nghệ thuật tỉnh
Cà Mau; hỏi một cựu sĩ quan cảnh
sát biển nhiều năm làm việc trên những con tàu tuần tra của Việt
Nam trên Vịnh Thái Lan; hỏi một thày giáo già từng
dạy địa lý…, rằng Mũi Cà Mau có phải là “Nơi tận
cùng của tổ quốc” không? Họ
đều trả lời: Không phải!
Tôi tra từ điển, thì trong đó nói: “Nơi tận cùng” đồng
nghĩa với giới hạn của
điểm kết thúc. Vậy tổ quốc
Việt Nam đến vị trí mà nghệ
sĩ Nguyễn Vinh Hiển chụp đã là kết
thúc sao(?) Thế những hòn đảo ngoài khơi xa, cả khoảng
nước mênh mông gợn sóng mà nhiều ngư dân Việt
Nam đang dong thuyền đánh
cá, chưa kể lực lượng
hải quân Việt Nam thuộc “Vùng 5” đang thực thi nghĩa vụ bảo vệ,
thì là địa phận của quốc
gia nào(?)
Có thể
Nguyễn Vinh Hiển chỉ vô tình đặt
tên cho “đứa con tinh thần” của mình là vậy.
Nhưng một Ban giám khảo dày dạn kinh nghiệm
tại một cuộc thi như
ở Đồng bằng sông cửu
long và một Hội đồng xét giải
Nhiếp ảnh xuất sắc
quốc gia, đã không để ý đến chi tiết
của cái tít ảnh sao(?) Tôi tin, những “người hàng xóm” đang có tranh chấp hải phận
với Việt Nam sẽ mừng
lắm, vì họ sẽ vin rằng
chính người dân và giới tinh túy hoạt động văn học
nghệ thuật tại Việt
Nam đã mặc nhiên công nhận Mũi Cà Mau đã là “nơi tận cùng của
tổ quốc”… Còn giả thử không có chuyện
ấy, thì cụm từ “tận
cùng” đã chẳng gợi nên vẻ đẹp
cho một tác phẩm ảnh nghệ
thuật chụp về Mũi Cà Mau, nơi
mà đã được nguồn phù sa của dòng Cửu Long (nơi chín con rồng) hàng triệu năm nay âm thầm bồi đắp
nên. Trong khi Mũi Cà Mau còn là biểu
tượng cho sự sinh nở đất
đai của sứ sở. Cho đó là “tận
cùng” thì đã khung lại giới hạn cả
về địa lý và không gian của quê hương, đất
nước; nó phủ tăm tối lên những
tâm hồn phóng khoáng, nó
gợi nên cảm giác bức bối giam hãm cùng vẻ
tù túng; nó là mốc để kết thúc; nó gợi
cho người ta nghĩ về cái chết và ngày tận
thế.
Nhiều
năm rồi chúng ta đã bỏ không ít công sức, tiền của
để chi phí cho những nhà nhiếp ảnh đến
tận các vùng hải đảo xa xôi chụp,
rồi mở triển lãm ảnh
quảng bá về đất nước,
con người, những thành quả về lao động,
những nỗ lực đấu
tranh của quân và dân…, mục đích không gì khác là để cho mọi người
thêm hiểu, thêm yêu và tạo thêm ý chí quyết tâm gìn giữ những tài sản
và thành quả của mình và cha ông đã tạo dựng từ
cả ngàn năm nay...
Vậy nếu coi tên bức ảnh là một
phần của giá trị để tạo
nên tác phẩm. Thì tôi e rằng bức ảnh
mang tiêu đề “nơi tận cùng tổ
quốc” không xứng đáng để trao huy chương vàng của Liên hoan ảnh khu vực đồng bằng
sông cửu long và càng
không được phép trao giải Nhiếp ảnh
xuất sắc quốc gia. Bởi
nó đã bóng gió vi phạm đề tài của liên hoan ảnh
ĐBSCL 2017: “…Bảo vệ chủ quyền
biên giới – biển đảo quốc
gia”. Như vậy trong khuôn khổ hẹp là đã ứng
sử thiếu công bằng với những
tác phẩm nhiếp ảnh khác; rộng
ra thì nó lại chứng tỏ sự
hạn chế về nhãn quan chính trị
của một cá nhân và còn có thể làm ảnh hưởng
liên đới đến hoạt động
của cả một tổ
chức nghề nghiệp.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét