( Tác giả:
Vũ Đức Tân)
Cuộc sống chung quanh chúng ta luôn sôi động, muôn màu, muôn vẻ. Dù diễn ra ở
trạng thái nào, kể cả khi bình yên nhất,
trong dòng chảy ngầm của nó vẫn
gặp những biến cố,
những thay đổi không thể lường trước
được. Sự tương tác giữa
con người và con người, giữa con người
và thiên nhiên đã để lại nhiều khoảnh
khắc đầy tính thẩm mỹ. Với
nghệ thuật nhiếp ảnh,
việc nắm bắt những
khoảnh khắc đó đã để lại trong lịch
sử nhiếp ảnh nhiều
bức ảnh phản ánh tâm trạng,
tình cảm của con người đối với
cuộc sống, cũng như thể
hiện quan điểm nhân sinh của con người đối với
những biến đổi xã hội.
Hiện thực cuộc
sống luôn là nguồn cảm hứng
bất tận của những
nhà nhiếp ảnh. Việc suy nghĩ làm thế
nào nắm bắt được những
khoảnh khắc đẹp luôn thường
trực trong tâm trí những người sáng tạo.
Bản thân cuộc sống cũng tạo
ra những biến đổi, luôn có những
cái mới, nhưng việc phát hiện
ra nó, nắm bắt nó, không phải là việc dễ
dàng như nhiều người lầm
tưởng. Bên cạnh việc cần
phải có cái nhìn mới mẻ, có tính phát hiện
cùng với một tay nghề giỏi thì còn cần
kiến thức, sự hiểu
biết để nắm được
quy luật sáng tạo của hình ảnh
với những mục tiêu cụ
thể.
Hiện thực cuộc
sống và hiện thực nhiếp
ảnh không phải lúc nào cũng hoàn toàn trùng
hợp với nhau. Khi một sự kiện
xảy ra, cùng một lúc diễn ra nhiều hiện tượng,
nhiều biểu hiện, mà ở những góc độ
khác nhau người ta sẽ có cách đánh giá khác nhau.
Căn cứ vào mục tiêu, trình độ văn hóa, thẩm mỹ tạo
hình mà người chụp có cách lựa chọn khác nhau đối
với đối tượng phản
ánh, và dĩ nhiên sẽ cho
ra những bức ảnh rất
khác nhau.
|
Tác
phẩm: Nét chữ đẹp - Tác giả: Vũ Quang Ngọc.
Với những bức
ảnh thành công, thì dường như chính nhà nhiếp
ảnh đã tạo ra sự kiện,
khiến công chúng lưu ý tới những
việc đã xảy ra ngay trước mắt họ
mà trước đó họ hoàn toàn không để ý tới. Thành công của
bức ảnh cũng là thành công của sự kiện.
Tham dự, chứng kiến và đưa
nó ra công chúng, kết quả đó cũng là kết quả của
quá trình lao động sáng tạo mà chỉ có cá nhân người
cầm máy mới có thể hiểu
một cách tương đối toàn diện.
Trong một bối cảnh nào đó, tầm
vóc của sự kiện có thể
nâng bức
ảnh lên, nhưng mặt khác, chính tài năng của người
cầm máy đã khiến sự kiện
trở thành một điều hiển
hiện trước mắt. Trong đời
người cầm máy, kể cả với
những người chụp ảnh
chuyên nghiệp, những bức ảnh
thật sự thành công không nhiều. Nó chỉ là số nhỏ
so với những gì anh ta đã bấm máy và tạo ra trong suốt cả cuộc
đời của mình. Số nhỏ đó lại
rất có ý nghĩa. Bởi những bức
ảnh chỉ
có thể tồn tại khi nó mang một
nét mới nào đó vào di sản văn hóa của con người.
Một số nhà nhiếp
ảnh nghệ thuật đã chọn
con đường chụp ảnh theo phương
pháp dàn dựng. Bản thân phương pháp dàn dựng không có gì xấu. Chỉ có điều
nó có phù hợp hay không
phù hợp đối với mục
tiêu của nhà nhiếp ảnh. Phương
pháp dàn dựng khá thuận lợi với
những bức ảnh biểu
hiện một ý tưởng nào đó,
đặc biệt sử dụng hiệu
quả trong những lĩnh vực như ảnh
thời trang, quảng cáo, tĩnh vật, mang lại những giá trị
thẩm mỹ nhất định.
Nhưng khi áp dụng phương pháp này để
phản ánh hiện thực cuộc
sống thì không có tác dụng nhiều.Và đương
nhiên giá trị của những bức
ảnh “giả thực” không cao. Không cần phải
cầm máy lâu cũng có thể hiểu được
điều này. Chỉ có những khoảnh
khắc xuất phát thật sự từ
cuộc sống, tiềm ẩn
trong đó những xung đột của xã hội,
những vấn đề mới
hay những xung đột của tình cảm,
mới mang lại ấn tượng
cho bạn đọc, cho người xem những cảm xúc tươi
mới. Việc lạm dụng
phương pháp dàn dựng để tạo
ra hàng loạt những bức ảnh
“giả thực” mang lại một hệ
lụy lâu dài cho tư duy sáng tạo. Nó là điều khó tránh, nhưng khi thấy có thể tránh được
mà lại không làm thì điều đó có nghĩa là con người sáng tạo trong ta đã kết thúc. Bức ảnh có thể
lừa được hội đồng
giám khảo nhưng không lừa được thời
gian và nhất là không lừa được chính tác giả.
Tôi ngạc nhiên khi có những tác giả tự nhận
mình là chụp ảnh thực tế
trong khi bức ảnh lại được
dàn dựng gây hàng loạt bối rối
cho người xem.Trong hoàn
cảnh nào đó, ảnh có thể dàn dựng, nhưng
khi dàn dựng cũng phải nói đúng nguồn gốc của
nó. Còn nếu không, vô
hình chung nó đã chuyển
sang lĩnh vực khác là
lĩnh vực nhân cách của người cầm
máy.
|
Tác phẩm: Ngõ xưa - Tác giả: Trương Vững.
Trong việc truyền thụ
kiến thức nhiếp ảnh,
chúng ta có thể dẫn hàng loạt những người
mới vào nghề đi chụp một
đối tượng để thực
hiện một bài tập, nhưng
không thể đi thành đoàn
sáng tác, tất cả cùng chĩa ống kính một đối tượng
để tạo ra những bức
ảnh giống nhau. Có điều nghịch lý là rất
nhiều những bức ảnh
như vậy đã xuất hiện
ở trong làng nhiếp ảnh, có những
câu lạc bộ lấy đó làm tiêu chí sáng tác. Họ thích thú với những chuyến
đi mang theo các người mẫu kèm những
đạo cụ để dàn dựng.
Nếu đó là ý tưởng của một
người phục vụ cho một
mục đích nhất định như
tạo một bộ ảnh
cưới thì ta còn có thể chấp nhận
được. Nhưng nếu đó là một nhóm những nghệ sĩ sáng tạo
thì quả là nghệ thuật nhiếp
ảnh đã trở thành một trò đùa. Việc thực hiện
các bài tập cho đúng bố cục, đủ
sáng, gây được ấn tượng hay học
tập những động tác kỹ
thuật, cách khai thác tài
liệu thông qua việc
cầm máy khác hẳn với việc
tạo ra một bức ảnh nghệ
thuật.
Với nghệ thuật,
những trăn trở, suy nghĩ của người cầm
máy không phải xảy ra trong quá trình cầm
máy tiếp cận với hiện
thực cuộc sống mà gắn
liền với quá trình sống của người
nghệ sĩ. Bức ảnh là kết
quả quan sát sau những tìm tòi, những suy ngẫm, những kết
luận về cuộc sống.
Về mặt nào đó có thể nói đó là toàn bộ những tình cảm,
suy tư của người nghệ
sĩ cũng như bản năng nghề nghiệp của
anh ta khi đối thoại với hiện
thực cuộc sống.
Ngay cả ở trong ảnh
phong cảnh, một thể loại
dường như có một khía cạnh
nào đó tồn tại khách quan hơn so với các thể
loại khác, người cầm máy cũng không tránh khỏi việc
gửi gắm những tâm tư
tình cảm của mình. Người nghệ sĩ như
một cá nhân sáng tạo. bản thân việc
lựa chọn đối tượng
cũng là việc lựa chọn những
phương tiện để giúp cho mình hoàn thành những ý tưởng sáng tạo
đó.
|
Tác phẩm:Bức tường - Tác giả: Hoàng Xuân Trí. |
Thời đại kỹ thuật
số cũng tạo ra những điều
kiện vô cùng thuận lợi cho việc
sáng tạo những tác phẩm đồ họa.Việc thay đổi hình ảnh bằng
những thủ pháp phần mềm trong máy tính cũng đã tạo ra những
hình ảnh hết sức đa dạng
và phong phú, đáp ứng được nhiều nhu cầu
dịch vụ, thẩm mỹ
cho người xem. Về thực chất,
dùng thủ pháp đồ họa không có gì sai. nhưng phải
biết nó nên sử dụng như
thế nào và ở mức độ
nào.
Thường thì các nhà nhiếp ảnh hay lẫn
lộn giữa những hình ảnh
cần phải chụp thật
với những hình ảnh tưởng tượng để
rồi sau đó thêm bớt nhằm tạo
ra một bức ảnh đẹp.
Đơn giản là người ta có thể
biến đổi hình ảnh theo ý thích của
mình. Về một khía cạnh nào đấy, máy ảnh số
cung cấp phương tiện chinh phục
hiện thực, tuy nhiên sử dụng nó là một
vấn đề nằm trong nhận
thức của người cầm
máy. Cần phân biệt rạch ròi nhu cầu
của từng thể loại
ảnh và nhu cầu của nó trong thực
tiễn.Hình ảnh thông qua chỉnh sửa đã là hình ảnh
không hoàn toàn chân thực
nữa. Nếu ta chỉnh sửa
để phục vụ cho một
ý tưởng đồ họa thì có
thể chấp nhận được.
Còn nếu ta coi đó là hiện thực cuộc
sống, đó là những hình ảnh chân thật, thì đó lại điều không chấp
nhận được. Có những thể loại
ảnh được quy định chặt chẽ
khi ghi chép lại cuộc sống, điển
hình như thể loại ảnh
phóng sự hay loại ảnh du lịch.
Những quy định này dù công bố hay không công bố cũng hết sức
chặt chẽ, và uy tín của một nhà nhiếp
ảnh có thể bị ảnh
hưởng lớn nếu ta không tuân thủ
những quy định này.
Tôi đã hết sức ngạc
nhiên khi có những người làm báo lại thích lạm dụng Photoshop. Điều
này chứng tỏ rằng họ
không hiểu thực chất của
ảnh báo chí. Không thể có một sự
thật đầy đủ nếu
kèm theo sự giả dối. Điều
giản dị này nói lên thì ai cũng rõ.
nhưng thực tế để
thực hiện được nó thì không phải
ai cũng làm theo. Sự cám
dỗ của cái đẹp hình thức
quá lớn. Sự cám dỗ của
những giải thưởng, của
những vinh quang dù hảo nhoáng cũng không dễ từ
chối. Chính vì vậy, những bức
ảnh như vậy đang được
tiếp tục sản xuất
ra hàng loạt, được trưng bày trong các triển lãm, được
đưa lên các tờ báo và chúng tiếp tục giữ
được vị trí trang trọng ở trong các cuộc
trưng bày nghệ thuật và truyền
bá thông tin.
|
|
|
Tác phẩm: Đánh bắt cá ngừ ở vùng biển Trường Sa - Tác giả: Xuân Trường
Nguồn : http://vapa.org.vn/vapa/
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét