Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

TÍNH PHẢN BIỆN TRONG ẢNH NGHỆ THUẬT


“Có những cái đẹp lồ lộ ra ngoài, có những cái đẹp phải khám phá bằng tư duy trừu tượng -
      Đó là cái đẹp mà người ta “cảm thấy” chứ không phải “nhìn thấy” được.”
 “Đường về” của Thomat Bilthard



Nghệ sĩ NA, nhà LLPB Nguyễn Thành - tác giả bài viết

                                   
     Trước mắt chúng ta là,
     - Hình ảnh một nhóm người đang đứng trong nghĩa địa bên bờ sông bị sạt lở. Chiếc quan tai sắp rơi xuống. Thông điệp gửi đi là: nếu không bảo vệ môi trường thì người chết cũng chẳng yên thân!
     - Một cảnh hoàng hôn được nhìn qua một tấm gương vỡ. Thông điệp gửi đi là: Trái đất của chúng ta tuyệt đẹp nhưng mong manh dễ vỡ, phải biết nâng nưu bảo vệ nó
    - Một chiếc thuyền bơm hơi quá đông người tị nạn Syria trôi dạt trên biển Aegean đang cố gắng cập bến khi hoàng hôn buông xuống, gợi cho người ta nhiều cảm xúc và suy tư
     - Cánh rừng chết, chỉ còn lại những cái gốc của cây …
     Và đây “Phúc tân kêu gọi trả thù” của Vũ Ba (1966) là một bức ảnh khá tiêu biểu về loại hình mang tính “phản biện” mạnh mẽ. Ông đã chứng minh lời nói của Tổng thống Mỹ Giôn Xơn “không ném bom vào dân thường” là không đúng. Hình ảnh em bé ngẩng đầu gào khóc trước đống đổ nát của ngôi nhà mình đã chúng minh điều ngược lại. Bức ảnh giầu tính tố cáo gây xúc động hàng triệu trái tim người xem. Vậy mà cũng có người nghĩ: (Bức ảnh này nội dung đau thương, có ý chống lại chiến tranh, gây tâm lý sợ hãi…). Số phận bức ảnh có những lúc thăng trầm, nhưng cuối cùng thì “Phúc Tân kêu gọi trả thù” cũng đã được tặng Giải thưởng Nhà nước 2007.

 Đến bức ảnh “Con gà mái ấp trứng trong chiếc mũ sắt” do phóng viên Đức Như chụp trong những năm 60 thế kỷ trước trong một chuyến đi công tác ở nông thôn lại có một hàm ý diễn tả khác về chiến tranh và hòa bình. Nó nói lên sự thất bại của bạo lực & sức mạnh trường tồn của cuộc sống: Con gà và ổ trứng tượng trưng cho hòa bình cho sự hồi sinh, còn cái mũ sắt tượng trưng sự thất bại của quân xâm lược. (Ban đầu bức ảnh được coi là “có vấn đề). Bức ảnh đã được giải thưởng nhiếp ảnh, nhưng nay không tìm lại được…
    







“Con gà mái ấp trứng trong chiếc mũ sắt” của Đức Như  - Ảnh có tính minh họa


     Và đây “Phúc tân kêu gọi trả thù” của Vũ Ba (1966) là một bức ảnh khá tiêu biểu về loại hình mang tính “phản biện” mạnh mẽ. Ông đã chứng minh lời nói của Tổng thống Mỹ Giôn Xơn “không ném bom vào dân thường” là không đúng. Hình ảnh em bé ngẩng đầu gào khóc trước đống đổ nát của ngôi nhà mình đã chúng minh điều ngược lại. Bức ảnh giầu tính tố cáo gây xúc động hàng triệu trái tim người xem. Vậy mà cũng có người nghĩ: (Bức ảnh này nội dung đau thương, có ý chống lại chiến tranh, gây tâm lý sợ hãi…). Số phận bức ảnh có những lúc thăng trầm, nhưng cuối cùng thì “Phúc Tân kêu gọi trả thù” cũng đã được tặng Giải thưởng Nhà nước 2007.
 “Phúc tân kêu gọi trả thù” của Vũ Ba (1966)

Đến bức ảnh “Con gà mái ấp trứng trong chiếc mũ sắt” do phóng viên Đức Như chụp trong những năm 60 thế kỷ trước trong một chuyến đi công tác ở nông thôn lại có một hàm ý diễn tả khác về chiến tranh và hòa bình. Nó nói lên sự thất bại của bạo lực & sức mạnh trường tồn của cuộc sống: Con gà và ổ trứng tượng trưng cho hòa bình cho sự hồi sinh, còn cái mũ sắt tượng trưng sự thất bại của quân xâm lược. (Ban đầu bức ảnh được coi là “có vấn đề). Bức ảnh đã được giải thưởng nhiếp ảnh, nhưng nay không tìm lại được…

     Qua những bức ảnh như vậy chúng ta nhận thấy tính phản biện có trong mọi loại hình nhiếp ảnh: Sinh hoạt, chân dung, phong cảnh và cả trong ảnh chiến tranh . Xét về mặt hình thức đây đều là những bức này người ta đi vào mặt trái của xã hội con người. Nhà nhiếp ảnh khi thì dùng phương pháp “đòn bẩy’, lúc “so sánh”, khi thì dùng cách “ẩn dụ” vv…, để đưa ra những thông điệp cho cuộc sống. Mặc dù nhiều bức ảnh phản ánh mặt trái nhưng vẫn chứa đầy vẻ đẹp của hình ảnh, vẻ đẹp của mỹ học. Tại sao những bức ảnh như thế này lại đi vào lòng người, được đánh giá cao trong các cuộc thi quốc tế? Ai cũng biết chức năng của nhiếp ảnh là thể hiện cái đẹp, những điều thi vị của cuộc sống, cái làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa và đáng sống hơn. Có cái đẹp đánh vào ngay trực giác, lòng muốn và cuốn hút chúng ta một cách rất tự nhiên. Có cái đẹp đánh vào tiềm thức, ý niệm của con người. Ảnh có tính phản biện khai thác triệt để yếu tố tâm lý này. Cũng từ cách nhìn như vậy đã phát sinh môn khoa học khám phá tâm tính qua nghiên cứu về mặt hành vi trong các tình huống khác nhau. Đôi khi cái đẹp nội tâm loé lên, dù phương tiện chứa đựng nó có gồ ghề góc cạnh. Đây mới là cái đẹp đích thực không bao giờ có tính thời vụ, không phụ thuộc quá nhiều vào không gian hay thời gian. Đó là cái đẹp mà người ta “cảm thấy” chứ không phải “nhìn thấy” được.

     Có những bức ảnh vạch trần sự lừa dối, có sức mạnh tố cáo tội ác, phơi bầy sự thật (Vũ Ba), cũng có những bức ảnh làm dịu nỗi đau, hàn gắn vết thương, làm vợi đi lòng hận thù, nếu cao tinh thần hòa hợp dân tộc…Như “Cuộc gặp gỡ của những người lính Sài gòn và các anh Giải phóng ở Long Quang, tại chốt tiền tiêu của Quân đội Sài Gòn và Quân Giải ở Quảng Trị” (1972) của tác giả Chu Chí Thành. Hay hình ảnh anh lính giải phóng cho người lính Sài Gòn bị thương uống nước của nhà báo Trọng Thanh. Hãy nhìn nét mặt của hai người lính ở hai chiến tuyến đối nghịch. Chiến tranh mất đi, chỉ còn lại hai con người. Ở miền Nam trước đây cũng có những bức ảnh như vậy. Tỉ dụ như bức ảnh “Chị cõng em đi thăm cha ngoài mặt trận” (ảnh SG trước 1975)

“Cuộc gặp gỡ của những người lính Sài gòn và các anh Giải phóng ở Long Quang, tại chốt tiền tiêu của Quân đội Sài Gòn và Quân Giải ở Quảng Trị” (1972) của tác giả Chu Chí Thành.
ảnh anh lính giải phóng cho người lính Sài Gòn bị thương uống nước của nhà báo Trọng Thanh

     Còn bức ảnh “Đường về” của Thomat Bilthard cũng là một điển hình cho tính phản biện của ảnh: Anh lính vác khẩu súng trên vai, con chó trung thành quyện bước chân anh trên con đường đất đỏ ở miền biên ải còn hằn những dấu vết của chiến tranh. Bức ảnh đẹp, giàu chất thơ. Nhưng chỉ với tấm biển chỉ đường tới “Hữu nghị quan” siêu vẹo sau cuộc tàn phá của những người “bạn” làm cho ai cũng phải suy ngẫm về lời nói và việc làm của những kẻ chuyên lừa dối! Hay “Thảm họa môi trường” của Nicolai Fuglsig. Nhà nhiếp ảnh chỉ lấy ½ khuôn mặt người phụ nữ đã bị biến dạng, được đẩy ra sát mép khuôn hình, phía sau là cảnh hoang tàn, dường như không có sự sống. Thông điệp gửi đi là: Người ta chỉ quan tâm tới lợi nhuận của chủ đầu tư, mục đích của ai đấy, còn con người hoàn toàn bị đẩy ra ngoài rìa xã hội.

“Thảm họa môi trường” của Nicolai Fuglsig

     Nhưng quả thật không dễ để có tính phản biện trong ảnh, nó đòi hỏi người chụp có cái nhìn sâu sắc, có trách nhiệm với thời cuộc, có quan điểm rõ ràng và phải hiểu biết về mỹ học nói chung và nhiếp ảnh nói riêng. Không những thế nó còn đòi hỏi người cầm máy phải có tay nghề cao, giỏi kỹ năng thể hiện bằng ngôn ngữ ánh sáng.
 Bộ ảnh về môi trường ở Khu công nghiệp Hải Nam  ở Nội Mông của Lu Guang (Trung Quốc) 



     Bộ ảnh về môi trường ở Khu công nghiệp Hải Nam  ở Nội Mông của Lu Guang (Trung Quốc) đã làm xôn xao dự luận. Ở khu công nghiệp này người ta tiêu thụ nhiều năng lượng và gây ra ô nhiễm cao đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng: Đồng cỏ đã bị biến thành sa mạc. Đất nông nghiệp màu mỡ đã nhường chỗ cho những ngọn núi cằn cỗi. Nông dân mất trang trại, quê hương của họ bị phá hủy, khiến cho dân làng bị di dời. Ô nhiễm không khí buộc các trường trung học và tiểu học phải đóng cửa…Số bệnh nhân bệnh đường hô hấp tăng lên. Ô nhiễm môi trường của Trung Quốc đã gây ra những mối đe dọa lớn cho cuộc sống và an ninh của con người.

     Thực tế có những cái đẹp lồ lộ ra ngoài, có những cái đẹp phải nhận định chúng ta mới khám phá được đặc trưng của nét đẹp đó bằng tư duy trừu tượng. Có thể đó là sự cân đối hài hòa và dễ chịu về hình dáng, màu sắc khi ngắm một cảnh đẹp. Nhưng xét cho cùng, chúng ta không thể lột tả hết được những đặc điểm về tiêu chuẩn của cái đẹp. Bởi vì, một cách nào đó, nó còn là sự hòa quyện cách rất riêng nơi sự vật đẹp và người lĩnh hội nét đẹp đó. Người ta có thể dễ dàng nhận ra rằng cái đẹp trong nhiếp ảnh phụ thuộc ba yếu tố:

-           Thứ nhất là HÀNH VI ĐẸP của đối tượng được chụp (phụ thuộc ý tưởng của tác giả gửi gắm thông qua vốn hiểu biết, sự trải nghiệm của tác giả với cuộc sống mà diễn tả bằng nghệ thuật của ảnh),
-           Thứ hai là TRẠNG THÁI ĐẸP (đó khả năng nắm bắt khoảnh khắc của sự kiện diễn ra trước ống kính của người cầm máy),
-           Thứ ba là NHIẾP ẢNH ĐẸP (vấn đề này phụ thuộc vào kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ ánh sáng, khả năng tạo hình của người cầm máy, tức là phụ thuộc vào tay nghề của người nghệ sỹ).

     Đa phần các nghệ sỹ nhiếp ảnh của ta chỉ thể hiện được 1 trong ba yếu tố này. Có một số kết hợp được 2 trong ba, những nhà nhiếp ảnh này có thể thấy tên được những giải thưởng của các cuộc thi và triển lãm trong nước. Nhiếp ảnh đỉnh cao đòi hỏi hội tụ cả ba yếu tố trên. Một số nghệ sĩ Việt Nam cũng thực hiện được như vậy, thể hiện trong các cuộc thi quốc tế, nhưng số lượng không nhiều, số này phần lớn đều là những người dấn thân cho nhiếp ảnh.

     Nói đến tính phản biện trong ảnh thì trước tiên phải đề cập tới tư duy phản biện. Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng, bao gồm việc phân tích và đánh giá khách quan, đa chiều về một vấn đề với mục đích làm sáng tỏ và xác minh tính chính xác của vấn đề đó. Tư duy phản biện cần logic, khách quan. Bởi vậy nhất thiết trong ảnh phải có những thành tố có khả năng làm minh chứng cụ thể cho vấn đề được đề cập đến. Tư duy phản biện buộc người ta luôn trong trạng thái tìm tòi, kham khám phá cái cốt lõi của hành động. Tư duy phản biện giúp con trở nên tự tin và bản lĩnh hơn, độc lập trong suy nghĩ và dũng cảm bày tỏ quan điểm cá nhân. Và vì thế cái tôi được bộc lộ trong cái nhìn của ảnh, có nghĩa là họ đã, đang làm công việc sáng tạo và có khả năng sáng tạo nhiều hơn.
    Tuy vậy không phải hình thức bày tỏ nào cũng là có tính phản biện! Phản biện là đặt lại, xét lại một sự việc, một vấn đề có tính lô-gic, phân tích một cách khách quan có sức thuyết phục, nhằm phát hiện hoặc đưa các chính kiến trở về đúng giá trị của nó. Nó chạm tới tình cảm, nguyện vọng của bạn đọc, của xã hội dưới một cái nhìn hiện thực, cầu mong sự tiến bộ xã hội, nguyện ước của con người, khơi dậy cái đẹp hoàn mỹ, có tính nhân văn cao. Xét về động cơ, mục tiêu, tính phản biện trong ảnh luôn có cùng một đích đến và ở cùng một nền tảng về (quan điểm, tri thức, nhận thức), về cái đẹp về lòng mong muốn sự tiến bộ xã hội.



“Chị cõng em đi thăm cha ngoài mặt trận” (ảnh SG trước 1975)






1 nhận xét:

Unknown nói...

Bài viết rất hay...Mong được phổ biến rộng cho các nhiếp ảnh trẻ tham khảo...

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...