Đọc một lèo
cuốn “ Phê bình & Tiểu luận Nhiếp ảnh “ của Nhà lí luận phê bình nhiếp ảnh
Nguyễn Thành tôi đã dừng lại ở bài viết: Hiện
thực trong nhiếp ảnh. Tôi thích tiêu đề nhỏ :”Hiện thực – gốc rễ của Nhiếp ảnh “ hơn nên chọn nó là tiêu đề chính của bài để chia sẻ trên Blog
LANG THANG . Anh Nguyễn Thành hiện đang phụ trách Ban lí luận phê bình của Hội
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ( VAPA) người đang có nhiều bài viết giá trị về học
thuật trong VAPA hiện nay. Trong các bài viết về nhiếp ảnh đang trên blog của
cá nhân tôi , bài viết “Nhiếp ảnh – Mối
tương quan diệu kỳ giữa kỹ thuật và nghệ thuật” đã được 3.383 lượt người xem.
(http://thanhlab24.blogspot.com/2013/12/nhiep-anh-moi-tuong-quan-dieu-ky-giua.html)
Chỉ
còn những tờ lịch cuối
cùng đính trên đốc lịch, gợi về
thời gian trôi. Nhìn lại một vài năm gần
đây, ai cũng nhận thấy nhiếp ảnh
của chúng ta mất đi tính hiện thực! Đó là khi mà các nghệ sĩ dùng photoshop can thiệp quá nhiều
vào các bức ảnh. Suy nghĩ về vấn đề
này vào dịp tổng kết cuối
năm có dư vị ngọt ngào xen lẫn
luyến tiếc trong sự chuyển đổi
của đất trời từ
năm này sang năm khác. Ngày tháng đã quay trở
lại cái mốc ban đầu mới
của vòng tuần hoàn tự nhiên, còn chúng ta thì cứ trượt trôi dần
về phía cuối trời của
sự già cỗi. Làng ảnh cũng nằm trong cái vòng tuần hoàn này. Nhưng trong cái vòng tuần hoàn đó, người ta đã nhìn thấy những dấu
hiệu của mùa xuân, mùa đâm chồi nảy lộc
đem đến những điều tốt
lành.
Dường như hôm nay có thể
nói rằng những nhà nhiếp ảnh Việt
Nam đã bắt đầu chán sự lặp lại
các tác phẩm của người đi trước
mà không hề có sáng tạo. Dù cái ý nghĩ “nghệ thuật quan” của
giám khảo vẫn còn ít đổi thay thì cũng chỉ còn một số
rất ít các tay máy vẫn tìm cách dàn dựng công phu hơn, chụp kỹ
hơn ảnh mong đoạt giải như
những lần trước. Đúng là: Thời
kỳ mà phần thưởng cho sự sáng tạo của
người nghệ sĩ lại là trò chơi
của mấy ông thợ ngồi buồng
máy, đã qua rồi. Những hình ảnh đẹp chỉ
nuông chiều thị giác, giả tạo do công nghệ
mang lại làm mất đi cái cảm xúc thật phải bị
đẩy lùi vào dĩ vãng. Ta
đã mất khá nhiều thời gian, công sức
vào để sáng tạo ra những cái chẳng
có ý nghĩa gì!
Không
khó để có thể nhận ra rằng,
những cuộc thi ảnh gần
đây những bức ảnh dàn dựng,
sử dụng photoshop làm sai lệch thực tế
đã bị loại bỏ thẳng
thừng nếu bị phát hiện.
Đó là cái mừng về phía giám khảo đã có những chuyển biến,
vượt qua chính mình. Cũng
nhiều người giật mình, lo lắng
bởi trong nhiều cuộc thi từ
Nam ra Bắc có những ý kiến phản
đối gay gắt, quyết liệt
về những bức ảnh
dàn dựng không hợp lý lọt vào giải.
Phải thấy đó là tín hiệu đáng mừng chứ không đáng lo của
giới nhiếp ảnh. Phản
ứng đó chứng mình rằng người ta đã không thể
chấp nhận một sự
giả dối, phải đưa
nhiếp ảnh trở về
với hiện thực cuộc
sống.
Hãy nói
tiếng nói riêng của mình, đó là ước nguyện của
không ít người cầm máy hôm nay! Mỗi bức ảnh
phải nói lên một ý kiến, một
cái nhìn, một nhận định về
cuộc sống. Mạnh hay yếu
, sâu sắc hay bình dị phụ thuộc
vào khả năng của người cầm
máy, nhưng đó là một điều cần
thiết và phải luyện rèn. Chỉ
có cái tiếng nói riêng đầy tự tin kể
về những câu chuyện cuộc đời,
về thân phận con người mới làm người
xem xúc động. Đúng như người ta nói: Giá trị
nghệ thuật không phải bắt nguồn
từ cái mà nhà nhiếp ảnh sao chép lại,
mà bắt nguồn từ sự
am hiểu, nhận thức về
nó, cách diễn đạt và cách tái hiện nó. Sức mạnh
của nhiếp ảnh và bản
chất của nó khi ra đời là tính tài liệu, để lưu
giữ những hình ảnh cho ký ức, làm ngưng đọng một
lát cắt trong dòng chảy cuộc sống
vốn dĩ phong phú và đầy sắc thái cho thế
hệ mai sau. Khi một tác phẩm ảnh tràn đầy
cảm xúc và tư tưởng thì nó sẽ
làm lay động tình cảm, con tim khối óc mọi người.
Nhiều nền văn hóa tiên tiến, có công nghệ hiện đại
trên thế giới vẫn duy trì điều
này.
Đành rằng cảm xúc là một
trong những yếu tố quan trọng
hàng đầu tạo nên giá trị một tác phẩm
ảnh, là bộc bạch cảm
xúc của cá nhân, miễn sao họ thấy
đẹp là được. Nhưng cảm
xúc trong nhiếp ảnh chỉ xuất
phát từ thực tế cuộc
sống mà thôi. Vì thế, cảm xúc của
người nghệ sĩ nhiếp ảnh
luôn luôn dựa trên cơ sở sự
kiện diễn ra trước ống
kính. Tư duy nghệ thuật làm nền
tảng cho cảm xúc nghiêng về sự vật
cụ thể chứ không phải
là sản phẩm của trí tưởng
tượng.
Nhìn lại thực tế
đời sống nhiếp ảnh
đất nước ta mấy chục
năm qua, âm hưởng chính
còn đọng lại nhiều nhất
là ảnh thời chiến tranh. Chẳng
có ai thích chiến tranh,
nhưng người ta buộc phải cầm
súng để bảo vệ tổ
quốc, đó là đặc điểm một
giai đoạn lịch sử của
dân tộc. Với việc được
chứng kiến thực tế
về cuộc chiến. Trước
những hành động cao cả, đức chịu
đựng hy sinh lớn lao của con người
các nhà nhiếp ảnh đã bị những
cảm xúc mãnh liệt chi phối, biến mình, những
nhà nhiếp ảnh chiến tranh thành những
nghệ sỹ đích thực để ghi lại
được những khoảng khắc
tuyệt đẹp của con người
trong cuộc chiến như “Phúc Tân kêu gọi
trả thù” của Vũ Ba, “Mẹ con ngày gặp mặt” của
Lâm Hồng Long, “O du
kích” của Phan Thoan hay
“Cầu người” của Phạm
Văn Thính”... Sẽ chẳng có ai ngạc nhiên vì sao các nghệ sỹ “nhà báo” đã giành hầu hết
giải thưởng Hồ Chí Minh, giải
thưởng Nhà nước, giành được một cách rất
xứng đáng.
Vậy có phải Nhiếp
ảnh Việt Nam bao nhiêu năm lại “lối cũ ta về”?
Thời đại kỹ
thuật số đã khuếch trương
tất cả những thành quả
của một thế giới
ảo được tạo ra. Chúng ta bị
vây quanh giữa cái thật và cái ảo và bị quyến
rũ vào đời sống ảo một
cách khá tự nhiên. Ranh
giới giữa cái thật và cái ảo đó thật khó phân biệt.
Sự phân vân nao núng của người cầm
máy là dễ hiểu, không có gì đáng trách. Nhưng sự định
hướng và vai trò của những nhà lý luận
phê bình trong trường hợp này lại có gì đó không ổn,
cần phải xem lại họ
là ai, họ đang làm cái
gì?.
Trên
tay các nhà nhiếp ảnh hiện nay đa phần
đều là những chiếc máy ảnh
kỹ thuật số. Đó là dấu
hiệu của thời đại.
Con người luôn có một cuộc sống
thứ hai là ký ức. Đó là một cảm giác cũ kỹ
nhưng luôn luôn mới, người ta phát hiện
ra nhiều chi tiết mới trong ký ức
cũ kĩ, sống lại với nó bằng
những cảm xúc mới mẻ.
Sống với hình ảnh cũ dường
như lại nảy sinh ra cách suy ngẫm mới
về cuộc sống, nhân sinh quan của ngày hôm nay. Và cái cốt lõi nhất
của ký ức đều liên quan tới
các hình ảnh rất nhiều.
Hiện thực qui ước
Khái niệm “Hiện thực
qui ước” ra đời khi công nghệ kỹ thuật
số đã phổ cập. Điều
này làm cho quan niệm về hiện thực
trong nhiếp ảnh cũng có thay đổi. Thế giới
hình ảnh của chúng ta không còn chỉ là những hình ảnh
ghi chép được mà còn là
những hình ảnh có thể ghi chép và biến đổi được.
Một lĩnh vực mà chúng ta thấy rõ nhờ có sự
tham gia của các chương trình phần mềm trợ
giúp cho hình ảnh như photoshop. Người ta dễ dàng tạo
ra một thế giới gần
với tưởng tượng và suy ngẫm.
Tuy vậy nó không làm thay
đổi bản chất nghệ
thuật nhiếp ảnh mà chỉ
mở rộng thêm biên độ của sự
sáng tạo. Đối tượng của
nhiếp ảnh không còn chỉ là những gì ghi chép lại
mà còn cả những gì người ta nghĩ ra.
Hiện thực và hiện
thực qui ước có vẻ mới
mẻ trong nhiếp ảnh đương
đại, nhưng nó vốn quen thuộc
trong đời sống dân chúng từ lâu đời. “Lệ
làng” là tên gọi nôm na
trong dân gian để chỉ hương ước
hay còn gọi là khoán ước, hương biên,...có khắp
mọi miền quê hương Việt
Nam sau lũy tre làng. Nó là một biểu hiện
quan trọng của nền văn hoá dân gian ở
làng quê và mang đặc điểm riêng ý thức hệ của
người dân trong mỗi ngôi làng. Hương ước, luật
làng đã tồn tại song song cùng với luật pháp và nắm
giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng
đồng, cắm rễ, ăn sâu trở
thành nếp cảm, nếp nghĩ của
con người. Vậy là từ rất
sớm các công xã cổ truyền rồi
đến công xã nông thôn đã
xuất hiện các khoán ước mà phổ biến là quy ước
truyền miệng.
Nhà văn
Marquez (Tây Ban Nha) người
theo dòng văn học “hiện thực huyền
ảo” cho rằng: Với khả
năng phán xét, con người
tạo nên những định chế
và lề luật. Bằng trí tưởng
tượng, họ tạo nên thi ca và nghệ
thuật. Tưởng tượng, nghĩa là tạo
nên cái gì đó vĩ đại hơn, lạ lùng hơn
và đẹp đẽ hơn. Còn nhà triết
học Aristotle (Hy Lạp) thì nói: Óc tưởng
tượng phụ thuộc vào cảm
xúc và là tiền đề cho những suy tưởng
lý trí, nó không bị ràng
buộc bởi những tiêu chuẩn
đúng sai. Bởi thế, tưởng tượng
nghệ thuật không đơn thuần chỉ
là sự mô phỏng. Nhưng điều
quan trọng là những hình tượng ấy phải
trở thành một phần của
đời sống. Đó là mới là điều cốt
lõi. Trí tưởng tượng là hướng đến là cái mới
lạ. Tưởng tượng nghệ
thuật, chính là sự lọc lựa
những hình tượng gắn chặt
với những giá trị thẩm mỹ.
Trong
cuộc hành trình tìm kiếm đến khôn cùng, hình thái thể hiện
nghệ thuật của thời
đại nào cũng hằn đậm dấu
ấn văn hoá và tri thức của thời
đại đó. Nếu thoạt đầu,
người nghệ sĩ chỉ khao khát diễn
tả tự nhiên hay đời sống y như
thực, họ sẽ dần
dà cảm thấy sự vô nghĩa ở
công việc đang đeo đuổi. Tại sao chỉ
điều này mà không thể điều kia? Tại
sao chỉ thế này mà không thể thế khác? Nhưng,
nói như những nhà phê bình nghệ thuật: Nếu
điều đó hàm ý một sự tự
do, ấy là một sự tự
do vô nghĩa. Cái họ phô
bày, dù điệu nghệ đến như
thế nào cũng chỉ là một phần
của đời thật. Điều
quan trọng là làm cách
nào mà, chỉ với một phần
của đời thật mà có thể
vươn lên như tất cả
là đời thật, làm thế nào để từ
cái cá biệt mà có thể vươn đến
những ý nghĩa phổ quát.
Nhiếp ảnh luôn gắn
liền cả với khoa học
công nghệ nên không thể tách rời với
những xu hướng mới, đồng
hành với sự phát triển của nhân loại.
Trở về với hiện
thực, không có nghĩa là
“lối cũ ta về”. Nhiếp ảnh
đòi hỏi sự trung thực, trước hết
là sự trung thực với chính mình. Chúng ta áp dụng công nghệ nhưng không dùng công nghệ để
nói dối. Khi chúng ta rạch ròi, chúng ta sáng tạo trong sự trung thực thì hiện thực và hiện
thực ảo có thể song hành. Không nên khoanh vùng quá chặt chẽ với
Hiện thực cổ điển,
để đề phòng tụt hậu, nhưng
cũng không nên nuông chiều
quá cái Hiện thực quy ước, làm mất
cái định hướng của nhiếp
ảnh. Các vị cầm cân nảy
mực phải quan tâm đúng mực tới điều
này, khó nhưng không thiếu niềm vui!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét