|
Miền quê tỉnh Bắc Giang |
Ra
Bắc trong mùa mưa cũng là nổi nhọc nhằn đối với người phương Nam. Những cơn mưa
dai dẳng cứ kéo dài như vô tận làm nản lòng cho bất cứ ai yêu nhiếp ảnh bởi ai cũng
biết ánh sáng là “ linh hồn” trong nhiếp ảnh mà. Chàng trai Nguyễn Hữu Thông –
một tay máy nhiếp ảnh mà tôi vô tình quan biết trên face đã niềm nở tiếp tôi
như một người thân trong nhà…
- Chú HT, tụi cháu hân hạnh muốn đưa
chú đi chụp ảnh ở ngoài này, chú thích đi đâu?
- Đi đâu cũng được miễn là đừng đến
nhưng nơi như : ruộng bật thang ở Mù Căng Chải mùa cấy lúa, mùa lúa chín, mây
trôi ở Sapa, chơ phiên vùng cao, mùa hoa cải trắng ở Mộc Châu ..v.v..là được…
- ????????
- Ha ha, đừng ngạc nhiên cháu, chẳng
qua là chú muốn khám phá những khung trời mới ở xứ Bắc thôi. Chẳng lẻ ngoài này chỉ có mấy
nơi đó là chụp được hình sao? Ở những nơi ấy đã có cả hàng ngàn “ nghệ sĩ NA” đổ
bộ lên chụp choẹt ăn vô số giải thưởng rồi tụi mình chụp sao lại chứ ha ha …
- À, thế thì chú về xứ Bắc Giang của
cháu nhen…
Đồng ý thôi….Và, chúng tôi đã lên đường khi trời
đang mưa tầm tả. Hic
|
Đường về Bắc Giang trong mưa |
|
Bên dòng sông Cầu ( Như Nguyệt) |
|
Dòng sông Như Nguyệt xưa, nơi danh tướng Lý Thường Kiệt đánh thắng quân Tống Phương Bắc. |
|
Bên dòng sông Cầu |
|
Bên dòng sông Cầu |
Bắc
Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, nơi tiếp giáp với nhiều tỉnh thành, phía
bắc giáp Lạng Sơn, phía đông giáp Quảng Ninh, phía tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội,
phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung
tâm thủ đô Hà Nội 50 km. Bắc Giang nơi
có suối nước vàng với màu nước vàng óng trên dãy núi Phật Sơn, một phần của dãy
Yên Tử thuộc xã Lục Sơn, huyện Lục Nam
Tài liệu còn viết rằng : Bắc Giang có địa hình
trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở
phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung
địa hình không bị chia cắt nhiều. Khu vực phía bắc tỉnh là vùng rừng núi. Bắc
Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung và cùng mở ra như nan quạt, rộng ở
hướng đông bắc, chụm ở phía tây nam (tại vùng trung tâm tỉnh), là: cánh cung
Đông Triều và cánh cung Bắc Sơn, phần giữa phía đông tỉnh có địa hình đồi núi
thấp là thung lũng giữa hai dãy núi này. phía đông và đông nam tỉnh là cánh
cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển,
trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m; phía tây bắc là dãy núi cánh cung Bắc Sơn ăn
lan vào tới huyện Yên Thế, cao trung bình 300–500 m, chủ yếu là những đồi đất
tròn trĩnh và thoải dần về phía đông nam. Tại vùng núi phía đông bắc tỉnh, giáp
với Quảng Ninh có khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và
thực vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37
loài thú, 73 loài chim và 18 loài bò sát.
|
Xóm làng vùng quê Bắc Giang |
|
Bắt cá trên đồng |
|
Vui quá |
|
Những con đê dọc sông Cầu |
|
Một miền quê đồng bằng Bắc bộ |
Về
Bắc Giang tôi được nghe lại câu chuyện chống quân xâm lược phương Bắc của danh
tướng Lý Thường Kiệt trên dòng sông Như Nguyệt, nay là sông Cầu . Sách lịch sử
viết rằng: “Nhà Tống, Trung Quốc vào thế kỷ 11 có ý định xâm lược Đại Việt để mở
rộng lãnh thổ, nhằm giải quyết một số khó khăn về đối nội và đối ngoại, đồng thời
trả thù lần thất bại trong cuộc chiến tranh Tống-Việt lần 1 trước đó… Nhà Lý sớm
nhận ra ý định này của nhà Tống nên đã thực hiện một chiến dịch đánh đòn phủ đầu
vào cuối năm 1075 đầu năm 1076, phá hủy các căn cứ hậu cần chuẩn bị cho chiến
tranh của nhà Tống….Trước binh lực mạnh của nhà Tống, Lý Thường Kiệt quyết định
chọn chiến lược phòng thủ. Ông dùng các đội quân của các dân tộc thiểu số ở miền
núi phía bắc nhằm quấy rối hàng ngũ của quân Tống. Các tướng Lưu Kỹ, phò mã
Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An đem quân hãm bước tiến quân Tống ở Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, đồng thời chặn một bộ phận thủy quân của nhà Tống từ Quảng Đông xuống...
Sau khi chặn đánh quân Tống không thành tại vùng núi phía Bắc, Lý Thường Kiệt
lui quân về phía nam Sông Cầu. Được sự giúp sức của nhân dân, Lý Thường Kiệt đã
xây dựng một phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (Một đoạn của khúc sông Cầu) để
biến nơi đây là nơi diễn ra trận đánh quyết định của cả cuộc chiến…
|
Cổng nhà |
|
Chợ trong làng |
|
Vắng khách |
|
Chùa Bổ Đà |
|
Cổng sau chùa Bổ Dà |
|
Đường Làng |
Suốt
cả dọc đường đi trong 1 ngày tôi đã dịp quan sát được cả một vùng quê Bắc Giang
trong mưa. Tận mắt chứng kiến cảnh làng quê miền đồng bằng Bắc Bộ sống dưới những
con đê cao – một đặc điểm của miền Bắc đề phòng lũ trên những con sông khi mùa
nước lớn. Tôi đi phà qua ngang con sông Cầu nơi chia cắt 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc
Ninh . Đặc biệt đến thăm được ngôi chùa Bổ Đà với ngàn năm lịch sử (Sẽ viết bài
riêng về ngôi chùa này) và ăn được những
phần cơm nóng trong mưa để biết thế nào là dân vùng đồng bằng Bắc Bộ sinh sống.
Cuối cùng, vẫn là những bức ảnh phóng sự ven đường nhằm ghi lại khoảnh khắc của
chuyến đi mà tôi chắc rằng khó có dịp đi lần thứ 2.
Cảm
ơn 2 cháu Nguyễn Hữu Thông và Bùi Tuấn Nhã đã giúp chú một chuyến đi ngoạn mục
này. Và, tôi xin chia sẻ vậy!
|
Bên con đê dọc sông Cầu |
|
Lũy tre làng |
|
Vượt qua sông Cầu bằng Phà |
|
Nhà trên đê |
|
Đi học về |
|
Bên hiên nhà |
|
Quán trong làng |
|
Nướng bánh đa |
1 nhận xét:
Nguyễn Hữu Thông viết : “ Chú viết hay quá. Chú mới tới 1 lần mà ngỡ như ở đó bao năm rồi.
Cháu nể phục đầu óc phân tích tổng hợp của chú. Cả cách chú vừa đi vừa chụp ảnh nữa
Đăng nhận xét