Thuyền và Thúng đi câu |
Từ tháng 4 âm lịch trở đi, nghề biển ở Phan Thiết rộ mùa câu khơi.Hình ảnh những con thuyền lớn chở theo hàng chục chiếc thúng nhỏ hoặc vừa chở vừa kéo theo những chiếc thúng như những “ đại đội” thuyền thúng chạy dọc trên dòng sông Cà Ty – Phan Thiết đã không còn xa lạ gì với những người dân Phan Thiết cũng như những du khách có dịp đi ngang qua dòng sống này. Giới nhiếp ảnh cũng vậy họ xôn xao, kiếm tìm góc độ để chớp hình những con thuyển “ cõng” hoặc kéo những chiếc thúng lúc ra khơi cũng như khi về bến một cách đẹp để nhất để co dịp khoe những đặc sản quê mình : NGHỀ CÂU KHƠI.
Tôi
sống ven sông Cà Ty, con sông chia đôi thành phố Phan Thiết . Nhà tôi cách cái
cửa con sông đỗ ra biển không xa mấy. Thời xưa các xóm chài nghèo nằm ở hạ lưu
con sông mà ở đó có cả xóm nhà chồ và bến thuyền cùng chung sống nên ít khi thấy
cảnh các con thuyền chạy qua trước mặt nhà tôi. Bây giờ xóm nhà chồ ngày xưa đã
được giải tỏa làm công viên và đường phố,
cái xóm nhà chồ quen thuộc ngày xưa phải di dời lên khu mới ở tận khu Văn Thánh
nằm ở phía thượng nguồn con sông. Cái bến
thuyền cũng phải theo xóm chài của các ông chủ thuyền. Và thế là hàng ngày trước
nhà tôi ngày cũng như đêm tiếng phành phạch của những chiếc thuyền mỗi khi ra
khơi kêu vang cả một góc trời, đó là chưa kể các ông thuyền bị bễ bô gầm lên
như súng đại liên nhã đan. Lúc đầu tôi và gia đình không quen về sự thay đổi
này nhưng riết rồi cũng quen. Và, nhưng tiếng
phành phạch hàng ngày của những con thuyền riết rồi giống như những tiếng nhạc của xóm chài thấm đậm dần
trong nhịp sống hàng ngày của tôi. Tôi yêu thích nó bởi vậy.
Tôi
nhắc lại quá khư của những xóm chài Phan thiết và dòng sông Cà Ty một chút để
hiểu thêm về xuất xứ của cái nghê CÂU KHƠI vì tôi đã sống đã lâu ở ven con sông
này . Thật ra đó là sự “ Cộng Sinh” của ngư dân đang vất vã chống chọi lại sự cạn
kiệt ngư trường đánh cá xứ này. Ngư trường Bình Thuận là một trong những ngư
trường lớn của Việt Nam. Sau mấy chục năm liền khai thác thiếu kiểm soát, tàn
phá môi trường của đội thuyền gần cả vạn chiếc nên nguồn lọi thủy sản đã cạn kiệt
trầm trọng. Vì vậy, muốn sống sót và mưu sinh Nghề Câu Khơi đã bắt đầu hình
thành bằng cách 1 Tàu Mẹ kéo theo mấy chục chiếc thúng chai hàng ngày chạy tít
ra ngoài khơi câu sau đó ăn chia . Anh ngư dân quen biết Nguyễn Văn Hải đi câu
khơi kể rằng: mỗi
chuyến cùng ra khơi, mỗi thúng chai trả cho chủ thuyền 140.000 đồng tiền nhiên liệu. Sau khi trừ chi phí, mỗi thúng chai kiếm được 300.000-500.000 đồng/ngày, thỉnh thoảng hơn cả triệu đồng nếu trúng mùa. Cũng có thuyền ăn
chia theo 4:6. Và một chiếc thuyền vừa chở thúng chai vừa tham gia câu vào mùa thu lợi
nhuận cũng không
hề nhỏ. Bởi vậy
nghề câu khơi đang thịnh hành ở ngư trường Phan Thiết.
Chụp
ảnh thuyền và thúng trong mùa câu khơi là một niềm vui của những người mê môn
nhiếp ảnh như tôi. Trước tiên đó là một hình ảnh chiếc thuyền cõng hoặc kéo
hàng chục chiếc thúng ra khơi là một khung cảnh lạ lùng, hiếm có ở những làng
biển khác ở Việt Nam. Thứ hai nó rất dễ chụp bởi khi những con thuyền ra khơi
hoặc về bến đều phải chui qua 3 chiếc cầu “ Trần Hưng Đạo”; “ Lê Hồng Phong” và
“ Dục Thanh ” để trở về xóm thuyền xuất xứ của nó trên Văn Thánh như tôi đã nói ở
trên và nhà nhiếp ảnh chỉ việc đứng trên mấy cái cầu mà tỉa. Vấn đề là nhà nhiếp
ảnh có gặp may khi bắt gặp nó hay không bởi chuyện ra khơi hay về bến của những
con thuyền đều không cố định thời gian mà theo mùa gió, con nước theo phán đoán của các ngư phủ. Tôi thì thuận lơi hơn mọi
người ở chỗ sống ven con sông này và lúc nào cũng kè kè chiếc máy ảnh. Vậy tôi
xin chia sẻ bộ sưu tập ảnh NGHỀ CÂU KHƠI để minh họa cho bài viết này vậy.
4 nhận xét:
Lê Văn Liễu viết : " Bộ ảnh quá đẹp luôn ! Chỉ có HT mới có những tấm ảnh tuyệt như thế này ! Tui nói thật lòng đó nhe không tân bóc một ai à nhe ! HT nhà ở gần bờ sông nè ! Đi đâu kè kè máy ảnh bên mình đúng là vật bất ly thân ! Còn nửa à nhen tay nghề quá chuẩn bách phát bách trúng .he....he..."
Biển Cát: Lê Văn Liễu thật lòng là cách sống của anh mà. Hề hề cam ơn ông anh khen
Hết đau chưng đi một chuyến nha
Nguyễn Văn Anh: máy ảnh dính luôn trong da
Thanh Bằng: Rất thú vị
Đăng nhận xét