|
Chim Cổ rắn tại hồ sông Khán ( Bình Thuận) |
Cách
đây mấy hôm, tôi rình rập con chim cổ rắn lặn hụp săn mồi trên hồ sông Khán.
Tôi đã trở tay không kịp cái máy ảnh làm
mất đi khoảnh khắc con chim lao xuống hồ . Thế nhưng nó lặn hụp và bắt cá tôi
chứng kiền ngay từ đầu nhưng hình như phát hiện ra có người rình rập nó bơi ra
giữa hồ khá xa để lặn hụp theo quán tính. Nhìn
qua ống kính tele 600mm thấy cái đầu nó lặn hụp giống như cái vòi của chiếc tiềm thủy đỉnh tàu ngầm và
nhìn không kém phần ngoạn mục.
Tài
liệu viết rằng chim cổ rắn là các loài chim trong họ Anhingidae, bộ Chim điển
Nó còn được gọi là chim ĐIÊN ĐIỂN. Hiện nay còn tồn tại tổng cộng 4 loài trong
một chi duy nhất, một trong số đó hiện đang ở tình trạng gần bị đe dọa tuyệt chủng.
Chúng được gọi là chim cổ rắn là do chúng có cổ dài và mảnh dẻ, tạo ra bề ngoài
tương tự như những con rắn khi chúng bơi với phần thân chìm dưới mặt nước.
Chim cổ rắn là các loài chim lớn.
Con trống có bộ lông màu đen hay nâu sẫm, mào mọc thẳng đứng trên đầu và mỏ lớn
hơn của con mái. Chim mái có bộ lông nhạt màu hơn, đặc biệt là trên cổ và các
phần dưới. Cả chim trống và chim mái có các chấm màu xám trên các lông vai dài
và các lông vũ của mặt trên các cánh. Mỏ nhọn có các gờ răng cưa. Các chân chim
cổ rắn có màng bơi, ngắn và ở gần phần cuối của thân. Bộ lông của chúng có thể
thấm nước, tương tự như của chim cốc nên chúng phải rũ cánh để làm khô sau khi
bơi lặn. Các tiếng kêu của chúng bao gồm các tiếng kêu ríu rít hay rất huyên
náo khi chúng bay hoặc đậu. Trong mùa động dục, các con trưởng thành đôi khi có
tiếng huýt gió như quạ kêu.
Thức ăn chủ yếu của chim cổ rắn
là cá có kích thước trung bình.Chúng dùng các mỏ nhọn của mình để xiên con mồi
khi chúng lặn xuống dưới nước. Chúng có thể phóng mỏ của chúng về phía trước tương
tự một mũi giáo. Chúng cũng ăn cả các động vật lưỡng cư như ếch và sa giông,
các loài động vật bò sát như rắn và rùa cũng như các động vật không xương sống
như côn trùng, tôm tép và các động vật thân mềm khác. Các loài chim này dùng
chân của chúng để di chuyển dưới nước, đuổi theo và phục kích con mồi. Sau đó
chúng đâm vào con mồi, chẳng hạn cá, để đem nó lên trên bề mặt nước, tung nó
trong không gian để bắt và nuốt.
Nhiều lão nông tri điền ở Nam bộ
mà tôi đã có dịp gặp qua đã kể những câu chuyện thú vị về loài chim này. Nó có
biệt tài “ ăn cắp” cá trong các ao nuôi của bà con nông dân, đồng thời biết dự trữ thức
ăn trong các ao “ bí mật” để qua mùa hạn hán sử dụng cho mình. Nhin chú chim cổ
rắn bơi trong hồ bắt cá cách đây mấy hôm khiến tôi nhớ lại những chuyến đi “
săn” và gặp chú nó ở Cà Mau, Tràm chim Đồng Tháp, hồ sông Khán ( Bình Thuận).
Và tôi vội viết đôi dòng chia sẻ vài bức ảnh lên BLOG LANG THANG vậy!
|
Cò cổ rắn ở Cà Mau |
|
Cách cò Cổ Rắn trú trong mưa ( Đưa cả cái cổ vào trong cánh) |
|
Cò cổ rắn sống theo từng cặp chung thủy vợ chồng |
|
Chụp ở hồ Sông Khán |
|
Đàn cò ở tràm chim Đồng Tháp |
|
Cò cổ rắn ở tràm chim Đồng Tháp |
|
Cách cò cổ rắn săn mồi là lặc xuống nước để bắt cá. |
1 nhận xét:
bai hay va chup dep
Đăng nhận xét