Học giả: Lý Lệnh Hoa |
Học giả
Lý Lệnh Hoa: “Trong dòng thác kinh tế toàn cầu nhất thể hóa hiện nay, việc kiên
trì cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” là lỗi thời và không cần thiết”.
Ngày 14/6 vừa qua, một
cuộc hội thảo mang tên “Tranh chấp Biển Đông, chủ quyền quốc gia và quy tắc
quốc tế” đã được Viện Nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com tổ
chức.
Tại đây, học giả Lý
Lệnh Hoa (sinh năm 1946), Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin hải dương Trung
Quốc, tác giả của hơn 90 bài báo về vấn đề biển và luật biển đăng trên các báo
chí Trung Quốc, đã có bài phát biểu thẳng thắn phê phán những quan điểm sai
trái về vấn đề Biển Đông, bác bỏ cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” (còn gọi
là “Đường Lưỡi bò”), chủ trương giải quyết những tranh chấp theo “Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982” và luật pháp quốc tế.
Trước
những động thái mới của chính quyền Trung Quốc như tuyên bố thành lập cái gọi
là “thành phố Tam Sa”, cho Công ty Dầu lửa hải dương (CNOOC) mời thầu quốc tế 9
lô nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của
Việt Nam, học giả Lý Lệnh Hoa tiếp tục bày tỏ quan điểm của mình trên diễn đàn
mạng Sina.com.
Trong bài viết mới
nhất nhan đề “Về bản đồ biên giới 200 hải lý trên Nam Hải (Biển Đông) vẽ theo
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982”, được đưa lên mạng lúc 19h48’
ngày 3/7/2012, ông đã công bố một bức bản đồ phân định Vùng đặc quyền kinh tế
200 hải lý (EEZ) liên quan đến các nước xung quanh Biển Đông, trong đó thể hiện
rõ các khu vực mà Trung Quốc đang đòi chủ quyền theo cái gọi là “Đường biên giới
9 đoạn” hoàn toàn nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt
Nam.
Bài báo
viết: “Tấm bản đồ này lấy từ bài viết của một bloger. Có thể nói, tấm bản đồ
này là Bản đồ biên giới thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ở Nam
Hải (Biển Đông) được vẽ theo tinh thần của “Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982”.
Theo tinh thần của
Công ước này, mỗi quốc gia ven biển đều có thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh
tế 200 hải lý rộng rãi.
Trong
tương lai, chính phủ các nước thông qua đàm phán (với thái độ) tích cực và hữu
nghị, sau khi đường biên giới biển giữa các nước xung quanh Nam Hải (Biển
Đông) được xác định thì cái gọi là “Đường biên giới 9 đoạn” lịch sử (hay
còn gọi là Đường đứt khúc trên Nam Hải) sẽ tự biến mất.
Sau khi
xác định đường biên giới biển quốc tế trên Nam Hải (Biển Đông), các nước
xung quanh đều có thể có được không gian vùng nước rộng rãi, thuận lợi cho việc
khai thác tài nguyên biển, việc bảo vệ môi trường biển và nghiên cứu khoa học.
Mọi
người đều giàu lên, Trung Quốc sẽ càng phồn vinh, phú cường. Khi đó, một Nam
Hải (Biển Đông) hòa bình, hợp tác và hữu nghị mới sớm trở thành hiện
thực”.
Trước
đó, ngày 18/6/2012, ông Lý Lệnh Hoa đã viết bài “Không nên có nhận thức lỗi
thời về Đường biên giới 9 đoạn”, kịch liệt phê phán quan điểm sai trái của
một số học giả Trung Quốc.
Bài báo viết: “Giáo sư
Lý Kim Minh ở Đại học Hạ Môn đã viết nhiều bài báo về Nam Hải (Biển Đông) đăng
tải trên các báo, tạp chí trong nước, khẳng định về “Đường lịch sử” (tức “Đường
biên giới 9 đoạn”).
Nhiều
quan điểm của ông ta giải thích về Nam Hải (Biển
Đông) rất mơ hồ và lỗi
thời. Tôi cho rằng, Lý Kim Minh khẳng định về cái gọi là “Đường biên giới 9
đoạn” và hàm hồ phủ định “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982” là hoàn
toàn sai trái.
Đường biên giới biển
truyền thống của Trung Quốc, đúng như Giáo sư Lý Quốc Hưng ở Đại học Giao thông
Thượng Hải đã nói - “nó không có kinh, vĩ độ cụ thể, không có căn cứ về pháp
luật.
Nếu khẳng định “Đường
biên giới 9 đoạn” thì chính phủ Trung Quốc không cần thiết phải xác định và
tuyên bố các điểm cơ bản và đường cơ sở lãnh hải; càng không cần phải chuẩn bị
ra tuyên bố về điểm cơ bản lãnh hải lần thứ 2 làm gì”...
Hội nghị thường niên
năm 2011 của Hội Luật biển Trung Quốc họp tại Lư Sơn tháng 8/2011 đã mắc sai
lầm lớn về phương hướng, xem thường vấn đề xác định các điểm cơ bản lãnh hải,
thậm chí tại đó có vị còn khẳng định về “Đường biên giới 9 đoạn”.
Cuốn sách “Thực tiễn
và vụ việc luật quốc tế Trung Quốc” do quan chức Bộ Ngoại giao xuất bản năm
2011 (Đoàn Khiết Long chủ biên) cũng đã hàm hồ khẳng định “Đường biên giới 9 đoạn”,
khẳng định những đường cơ bản quá dài... gây nên sự hỗn loạn không đáng có cho
việc nghiên cứu biển và hoạch định biển của Trung Quốc.
Mỗi
tối, trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, sau chương trình thời sự là
tiết mục Dự báo thời tiết, đều xuất hiện “Đường biên giới 9 đoạn” trên bản đồ
Nam Hải (Biển Đông). Nhưng mọi người đều biết, đó chỉ là một đường hư
ảo.
Trên thế giới, mọi
đường biên giới trên đất liền hay trên biển đều là đường thực tế. Trong dòng
thác kinh tế toàn cầu nhất thể hóa hiện nay mà vẫn kiên trì cái “Đường biên
giới 9 đoạn” đó thì thật là lỗi thời và không cần thiết”./.
Theo
Tiền Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét