Tôi thích khái niệm “ Nhiếp ảnh là lưu giữ những khoảnh
khắc, những ‘“ lát cắt thời gian”’ trong dòng chảy của cuộc sống”, nên lúc rãnh rổi ngồi tìm lại những “ lát cắt” trong những hành
trình LANG THANG của mình vậy. Quê tôi – Phan rang – Tháp Chàm người ta thường
hay nói về biển về những cơn hạn hán đói nước quanh năm về những cơn gió bấc thổi
mạnh đến kinh người vào mùa đông lạnh giá..Thế nhưng ít ai để ý, xứ này này cũng
có núi non cao vun vút, có đồng bào dân tộc thiểu số muôn đời bám chặt vào núi
để mưu sinh. Thế nên có một dịp tôi đã: VỀ QUÊ, LÊN NÚI.
Huyện Ninh Sơn,
Bác Ái là 2 huyện vùng cao của tỉnh Ninh Thuận. Ngoài người kinh, đa phần người
dân tộc Raglai, K’ho sinh sống trên những triền núi cao. Nhiều nhất vẫn là người
Raglai. Theo bách khoa toàn thư
mở Wikipedia. Tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 2009, người Raglai ở Việt Nam có dân số
122.245 người, có mặt tại 18 trên tổng
số 63 tỉnh, thành phố. Người Raglai cư
trú tập trung tại
các tỉnh: Ninh Thuận (58.911 người, chiếm 48,2% tổng
số người Raglai tại Việt Nam), Khánh Hòa (45.915 người, chiếm 37,6% tổng
số người Raglai tại Việt Nam), Bình Thuận
(15.440 người) và Lâm Đồng (1.517 người)
Trước
đây dân tộc Raglai sống du canh bằng nương rẫy.
Trên rẫy thường trồng lúa ngô... Hiện
nay họ làm cả ruộng nước.
Săn bắn, hái lượm và các nghề thủ công (chủ
yếu là nghề rèn và đan lát) giữ vai trò quan trọng trong mỗi gia đình.Người Raglai sống thành từng buôn làng trên khu đất cao, bằng phẳng và gần
nguồn nước. Mỗi buông làng thường
gồm vài chục nóc nhà của một dòng họ.
Số thành viên trong nhà
thường gồm bố, mẹ
và các con chưa lập gia đình. Đứng đầu là trưởng
làng thường đó là người có công khai phá đất đầu tiên. Trưởng
làng có trách nhiệm làm lễ cúng trời đất khi bị
hạn hán nặng. Già làng là người có uy tín nhất dòng họ.
Người
Raglai có những trường ca, truyện thần thoại,
truyện cổ tích mang giá trị lịch sử,
nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc.Hình thức
hát đối đáp khá phổ biến trong sinh hoạt
văn nghệ. Nhạc cụ của
người Ra Glai gồm nhiều loại,
ngoài chiêng, cồng còn có
đàn bầu, kèn môi, đàn ống tre...Hàng năm sau mùa thu
hoạch, cả làng hội tụ
thịt trâu, bò, lợn để cúng Giàng và ăn mừng
lúa mới.
Lang thang để
chụp ảnh được hình ảnh sinh hoạt của người Raglai không dễ dàng gì vì phải đi vào
mùa khô hanh thiếu nước ngọt vì mùa mưa các con suối bị nước ngập phủ lấp đường đi.
Cho nên để có được vài tấm ảnh dùng trong bộ sưu tập “ Về quê, lên núi” quả thật
…phải đổ mồ hôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét