Lễ cúng Tổ Tiên |
Chỉ còn 1 ngày nữa là ngày 14/5/2018, cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi giáo ( Islam và Bà Ni) bước vào tháng ăn chay Ramưwan. Và lễ Tảo Mộ mộ là hoạt động khởi đầu Ramưwan, tất cả các tộc họ ở các làng Chăm Bàni và Islam đều đi tảo mộ. Mọi gia đình sum họp, cùng tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cùng nhau đi tảo mộ và chay niệm tại các thánh đường Hồi giáo…Được biết, số lượng người Chăm Bà Ni bây giờ chỉ còn lại không nhiều và sống tập trung ở huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận cũng như huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận và số người Chăm theo Islam cũng không nhiều sống tập trung ở Châu Đốc, Phú Tân tỉnh An Giang ( vùng này gọi là lễ Ramadan). Và năm nào cũng vậy, cứ vào dịp này tôi và nhiếp người đam mê nhiếp ảnh cứ chộn rộn cho việc lên đường đi chụp ảnh lễ tảo mộ bởi đây là dịp hiếm có trong 1 năm. Nhưng nhiều năm rồi tôi không đi nữa vì đã chụp nhiều rồi. Tôi đã chụp lễ Tảo Mộ trong những ngày nắng chang chang của vùng đất miền trung Nam bộ, cũng như những ngày mưa lũ trong những năm trùng vào mùa mưa lũ.
( Bộ ảnh minh họa trong bài viết này do Hữu Thành chụp năm 2007 tại huyện Bắc Bình - Bình Thuận)
Sư Cả |
Sư Cả chủ trì lễ Tảo Mộ |
trai tráng trong làng đều mặc đồ truyền thống người Chăm |
Hữu Thành lội nước ở Bắc Bình chụp ảnh lễ Tảo Mộ năm 2007 |
Trong
những ngày diễn ra Ramưwan, các làng Chăm đều tổ chức các hoạt động vui chơi,
giao lưu, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao sôi nổi. Cho đến ngày cuối trước
buổi chiều vào Chùa (Thánh đường), mọi hoạt động vui chơi đều chấm dứt để được
yên tĩnh, thanh tịnh thực hành tháng chay theo nghiêm luật.Trong tháng chay tịnh,
có nhiều lễ nghi tôn giáo diễn ra ở Chùa (Thánh đường) do các tu sĩ thực hiện.
Tuy nhiên, đối với đồng bào Chăm, quan trọng hơn vẫn là lễ tảo mộ và cúng tổ
tiên tại nhà. Lễ cúng tổ tiên trước mùa Ramưwan mang ý nghĩa tưởng nhớ ông bà tổ
tiên là một nét đẹp văn hoá truyền thống mà người Chăm vẫn lưu giữ trải qua quá
trình giao lưu, tiếp nhận nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới và chịu ảnh
hưởng một cách sâu sắc. Lễ cúng chính thức được cúng từng lượt cho mỗi vong
linh nên thường kéo dài, với thức ăn dâng cúng mang tính truyền thống là những
sản vật nông nghiệp do con người sản xuất ra. Trong đó có những món không thể
thiếu như bánh tét, bánh gang tay (sakaya), bánh củ gừng (ginraong ya)… là những
loại bánh đặc trưng của người Chăm.
Lễ tảo mộ nhằm chăm sóc phần mộ và mời ông bà về nhà cùng hưởng mùa Ramưwan cùng con cháu. Đây có thể nói là nét đặc sắc hơn cả. Các nghĩa trang người Chăm Hồi giáo trong những ngày này có quang cảnh rất đặc biệt. Những đoàn người, nhất là những phụ nữ, trong những bộ trang phục áo dài trắng mới nhất cùng những dụng cụ và lễ vật dâng cúng với tinh thần hoan hỉ hơn bao giờ hết nườm nượp đổ về nghĩa trang.
Chủ lễ trong nghi lễ tảo mộ là những thầy Acar và có những người trong dòng tộc phụ việc. Họ ngồi thành dãy dọc theo những ngôi mộ, thực hiện nghi thức tẩy uế cho những phần mộ, tụng những bài kinh dài được rút ra từ bộ kinh Kuru-ưn bằng tiếng Arập. Các gia đình người Chăm tổ chức đi tảo mộ ở các nghĩa trang của dòng tộc. Lễ vật mang đi cúng tảo mộ gồm có trầu cau, trái cây, bánh ngọt, thuốc lá và nước trà... Khi đến tảo mộ, công việc đầu tiên là làm sạch cỏ, vun cát cao lên thành từng dãy hàng mộ ngay thẳng. Chức sắc Po Acar đổ nước thánh tẩy lên từng viên đá trên hàng mộ. Những người đàn ông đã qua nghi lễ Aia karak ngồi trước hàng mộ đọc kinh cầu nguyện, thỉnh mời ông bà, tổ tiên đã khuất về nhà để con cháu cúng kính. Những người phụ nữ khi đi tảo mộ đều mặc áo dài trắng, quắn khăn Brăm trắng trên đầu, con cháu trong tộc họ nằm lạy ông bà tổ tiên và khấn nguyện. Dù nghĩa trang có xa và đi lại vất vả, người Chăm vẫn cố gắng đi thăm viếng hết các nghĩa trang của dòng tộc. Đó là một ứng xử văn hoá của người Chăm, một nghĩa cử cao đẹp tưởng nhớ về tổ tiên trong tháng Ramưwan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét