Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

THÁNG RAMADAN Ở BÚNG BÌNH THIÊN


(Nhóm thực hiện : Hữu Thành  Kim Sơn, Quang Minh, Minh Quốc )  
 

Chúng tôi đến Búng Bình Thiên vào dịp lễ chay Ramadan được coi là "mùa hạnh phúc". Trong suốt tháng chay này, từ khi bình minh ló dạng đến lúc hoàng hôn buông trên mặt hồ, tất cả tín đồ đều không được ăn uống gì cả. Điều này nhằm nhắc nhở các tín đồ biết kiềm chế những ham muốn vật chất và đồng cảm với sự thiếu thốn đói nghèo, từ đó làm cho tâm hồn rộng mở vị tha.

Cũng trong tháng chay này, sau giờ lễ soly trưa, các nam tín đồ tập trung tại thánh đường chính, cùng nhau nấu món cháo cho giờ TaLeh Ớk đầu tiên trong ngày. Ý nghĩ của việc này là thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó cùng cộng đồng. Tâm điểm chính của tháng chay Ramadan là lễ Roya Fit Ri hay còn gọi là lễ bố thí gạo diễn ra vào ngày 30 của tháng chay. Tất cả già trẻ lớn bé đều được tham gia, mọi người sẽ tập trung tại thánh đường cùng nhau cầu nguyện.













Qua một tháng ròng nhịn đói, nhịn khát cùng đồng cam cộng khổ, mọi người sẽ hiểu và chia sẻ cùng nhau nhiều hơn, yêu thương nhau hơn. Bạn bè, cha mẹ, con cái, anh chị em cùng bắt tay, ôm nhau chúc mừng và cùng xin tha thứ những sai lầm. Tháng chay Ramadan thật sự là một lễ hội truyền thống có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, có tính cộng đồng cao làm cho cuộc sống của cả thôn làng ngày càng tốt đẹp.

Khi chiều buông trên mặt hồ mênh mông, dưới ánh nắng vàng lung linh, người thiếu nữ Chăm Islam bắt đầu múa điệu "Nghìn lẻ một đêm" quyến rũ và huyền ảo trong tiếng trống hội rộn ràng. Đêm trên Búng Bình Thiên khiến người lữ khách như lạc mất mình trong một thế giới hư ảo, liêu trai và đầy bí ẩn.

















Từ thị xã Châu Đốc, chúng tôi đi qua cầu Cồn Tiên, cách trung tâm huyện An Phú,  khoảng 10km sẽ đến búng Bình Thiên. “Búng” theo tiếng địa phương có nghĩa là hồ hay đầm, “Bình” là do mặt nước trong búng lúc nào cũng êm ả. Còn chữ “Thiên” xuất phát từ truyền thuyết dân gian về sự ra đời của thắng cảnh này: một hồ nước do trời ban. Búng nằm giữa 3 xã biên giới Khánh Bình, Khánh An, Nhơn Hội thuộc huyện An Phú,  tỉnh An Giang. Những lão nông trị điền ở đây kể rằng: theo truyền thuyết ngày xưa, một vị tướng nhà Tây Sơn đã chọn vùng này làm nơi đóng quân. Thế nhưng, đất đai ở đây khô cằn, thiếu nguồn nước. Vị tướng đã lập đàn tế trời và cắm thanh gươm vào đất, khi rút gươm lên, một dòng nước đã trào theo tạo thành búng Bình











 Đặc điểm độc đáo nhất ở Búng Bình Thiên là vào mùa nước nổi mặt búng rộng đến 900 ha, nhưng mùa khô chỉ còn khoảng 300 ha. Trong mùa nước lũ, nhánh sông Bình Di nơi dẫn nước vào búng đục đỏ phù sa, nhưng nước trong búng vẫn trong xanh. Ở chung quanh búng  có một làng Chăm  sinh sống và còn lưu giữ lại  những nét văn hóa độc đáo. Chúng tôi đã dạo một vòng quanh búng Bình Thiên, trên con đường làng rợp mát bóng cây và vào tháng chay” RAMADAN” của đạo hồi. Trong thời gian này, đồng bào dân tộc Chăm ở đây đã phổ diễn trang phục mang những nét riêng nhất nên đã không lẫn lộn với những người dân tộc khác.Theo một Sư cả Masalê: làng Chăm đã hình thành hơn 100 năm với hàng trăm nhà sàn san sát nhau quanh một thánh đường. Chúng tôi đã bắt gặp những hình ảnh êm đềm với những cụ già đi lễ, những cô gái Chăm trong trang phục tuyền thống, đầu trùm kín khăn đi trên đường làng, trẻ thơ đùa nghịch dưới bóng nhà sàn…trong lễ hội Ramadan sẽ thu hút du khách phương xa khi một lần đần đây. Người Chăm ở Búng Bình Thiên theo đạo Hồi còn được gọi là Chăm Islam hoặc Chăm Muslim.Chính những tín đồ theo đạo Hồi này đã làm nên một bản sắc văn hóa Chăm độc đáo giữa vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. 




Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...