“ Sạt
lở”, cụm từ mấy hôm nay nghe ra rả trên cái ti vi suốt ngày. Cả miền tây có hơn
800 km bờ sông có nguy cơ sạt lở. Nào là Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cà Mau
đang có hàng chục điểm có nguy cơ hàng trăm căn nhà đổ sập xuống sông…Nhìn những
ngôi nhà của người dân bị nhấn chìm từ từ xuống dòng sông đau lòng thật. Người
dân nghèo miền Tây tích góp cả đời một mái nhà tranh hoặc bằng tôn, khá lắm có
ít nhà là nhà bê tông …sống dọc dài theo những con sông sau một nổ lực tích góp
cả đời của họ bổng chốc biến mất. Đau lòng quá!
Tài liệu viết rằng: Sông Cửu Long thuộc vùng Đồng bằng
sông Cửu Long trù phú, đây được mệnh
danh là vựa
lúa của cả
nước. Sông Cửu Long (hay còn gọi là sông MêKông) là 1 trong những con sông dài nhất trên thế giới.
Sông bắt nguồn
từ Trung Quốc chảy
qua 4 nước là Thái Lan, Myanmar, Lào và
Campuchia trước
khi chảy vào Việt Nam rồi đổ
ra biển Đông theo 9 cửa sông. Cũng chính vì vậy mà nó có tên là sông Cửu Long, tức là 9 con rồng cùng đổ ra biển. Con Mê Kông đoạn chảy
vào Việt Nam chia làm 2 sông chính là sông
Tiền (Mê Kông) và sông Hậu (Bassac)
1-
SÔNG TIỀN
Khi sông Tiền bắt đầu
chảy vào Việt Nam từ thị
xã Tân Châu, An Giang và huyện
Hồng Ngự,
Đồng Tháp. Sông Tiền chảy
tới đoạn
cù lao An Bình, Vĩnh Long thì chia làm 2 nhánh là: sông Tiền (Mekong) và sông Cổ Chiên. Và tiếp tục
chảy con sông chia đôi 2 tỉnh Tiền
Giang và Bến
Tre thành 4 nhánh sông nhỏ
hơn là sông Cửa Tiểu,
Cửa Đại,
sông Ba Lai và sông Hàm Luông.
-
Con sông Cổ Chiên chảy qua 2 tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre. Đến khúc vào địa phận
tỉnh Trà Vinh và gần ra biển thì bị cù lao Long Trị, Long Hòa chia thành 2 cửa:Cửa
Cổ Chiên; Cửa Cung Hầu.
2-
SÔNG HẬU
(SÔNG BASSAC)
Bắt đầu
chảy vào Việt Nam từ thị
trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Sau đó chảy qua 1 loạt tỉnh,
cuối cùng đổ ra biển ngay chỗ cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng), chia làm 2 nhánh đổ ra 3 cửa là:Cửa Định
An: thuộc thị
trấn Định
An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; Cửa Trần
Đề: thuộc
thị trấn
Trần Đề,
huyện Trần
Đề, tỉnh
Sóc Trăng; Cửa
Ba Thắc (Bassac): cửa này đã bị bồi
lấp từ
cuối thế
kỷ 19 đầu
thế kỷ
20. Hiện chỉ
còn 1 con sông nhỏ
là sông Cồn
Tròn chảy từ
trung tâm cù lao Dung ra hòa vào cửa
Trần Đề
đổ ra biển Đông
Như
vậy địa lý của 9 cửa sông đã hình thành nên một đồng bằng phi nhiêu sống hàng
chục triệu dân hàng trăm năm nay từ thời cha ông mở cỏi. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh, thành thuộc Đồng bằng
sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là
17.330.900 người. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước nhưng hơn
19% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8%
trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng
lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản
chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước,... Tuy nhiên, Đồng
bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu
nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm).
Mới
đây Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dùng cụm từ “ đừng để nước đến chân
mới nhảy” khi nêu lên nạn sạt lở nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long hiện
nay. Trong những năm tháng “ Lang Thang” ở miền Tây tôi thấy rõ điều này khi gặp
rất nhiều cơ quan chuyên trách từ Ban Tây Nam Bộ cho đến chính quyền một số tỉnh
hầu như họ không quan tâm đến những câu chuyện SẠT LỞ Ở ĐỒNG BẰNG. Ngoài những
nguyên nhân khách quan như dòng sông bị chặn dòng ở các nước thượng nguồn sông
Mê Kông, còn ở VN ta thì thiếu hẳn các
chương trình, dự án bảo vệ người dân sống ven các con sông…Các cấp chính quyền
thì cứ đổi tội cho “ tình trạng biến đổi
khi hậu” và chỉ dừng lại ở đó mà không làm gì. Trong khi đó chính quyền các cấp
vẫn cấp giấy phép khai thác cát tràn lan trên các dòng Cửu Long – một nguyên
nhân chính gây ra nạn sạt lở hiện nay. Người dân Miền Tây Nam bộ sống khó như
hiện nay là hậu quả của sự lơ là này – Tôi nghĩ vậy!
Tôi
yêu quí cảnh sông nước của người dân sống trên những con sông. Ở đó tôi đã chụp
được nhiều hình ảnh thanh bình, ấm no, những không giang thơ mộng của nhửng bến
đó, bến phà trong những lúc bình minh và hoàng hôn và những cánh đồng bao la chạy
đến hút tầm mắt. Tôi yêu thích những khung cảnh sống người nông dân chạy ngược
, chạy xuôi trên những biển nước mênh mông và kiếm sống trong mùa nước nổi. Có
đi hết tất cả 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ mùa mùa khô qua đến mùa mưa trong suốt nhiều
năm dài, tôi khẳng định rằng đời sống ven sông của người dân đất Chín Rồng thật
sự là cái nôi văn hóa của Đất rừng Phương Nam.
( Chia sẻ cùng bạn bè một số bức ảnh tôi chụp ở đất Chín Rồng - Miền đồng bằng sông Cửu Long)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét