Nude,
góc nhìn đa chiều
|
Nude of Martin Zurmühle - Thụy Sĩ 3 5
Góc độ CÁ TÍNH
Hội ngộ trên bước đường đi tìm cái đẹp nghệ thuật, nhưng tính duy mỹ ở mỗi tác giả lại có những nét riêng, tạo nên cá tính. Như vậy người sáng tác trước hết phải có ý tưởng giống như một thứ triết lý của riêng mình để xây dựng hình tượng chứ không phải xây dựng hình ảnh. Đây là hai khuynh hướng khác nhau: sáng tạo và bắt chước. Để xây dựng hình ảnh người ta mặc sức thể hiện một cách trần trụi như nó vốn có. Bởi thế khoe hình thể, quảng bá cá nhân và gợi dục là điều không tránh khỏi. Với ý định xây dựng hình tượng thì người ta thoát khỏi cái cá thể để tôn thờ biểu tượng, tôn vinh cái đẹp của tạo hóa…, cái đẹp hình thể được mặc sức phô diễn với nhiều ý tưởng khác nhau mà không gợi dục.
Ta thử hình dung xem từ hàng vạn năm nay con người đã quen khoác trên mình một thứ trang phục che thân nào đó. Nó đã trở thành một thói quen, một thuộc tính. Cởi bỏ quần áo trước một người đã khó trước đám đông lại càng khó hơn. Nó không nằm trong phạm vi cá thể mà nó đã thuộc phạm trù văn hóa xã hội, nó như một sự phô diễn, một sự giao tiếp xã hội. Nhà nhiếp ảnh giỏi sẽ biết cách che đậy bằng ý tưởng và phong cách trình diễn của riêng mình một cách vô hình.
|
Nude of Martin Zurmühle - Thụy Sĩ 3
Góc độ THƯỞNG THỨC
Đối với ảnh nude, nghệ sỹ kén chọn người mẫu, người mẫu chọn người tạo nên tác phẩm, còn tác phẩm thì chọn người thưởng thức. Có thể nói: Nghệ thuật và cái đẹp chỉ thuộc về những người đồng cảm và yêu mến nó. Cái đẹp không sinh ra từ sự mua chuộc hay cưỡng bức. Có nhiều cảm xúc khác nhau khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ảnh Nude, những cảm xúc trái ngược nhau ấy có thể bắt nguồn từ sự mâu thuẫn giữa khát khao trong tâm tưởng với sự thực diễn ra ngoài xã hội. Đối với họ, vẻ đẹp tuyệt đối khắc sâu trong tâm trí mãi mãi là vẻ đẹp của bức tranh trong khát khao với những nét đẹp của trí tưởng tượng. Như người ta nói: Lí tưởng thẩm mĩ của các nhà lãng mạn, xem vẻ đẹp tuyệt đối chỉ tồn tại trong khao khát của tâm hồn. Và toàn bộ câu chuyện cùng những điều kì lạ, bí ẩn xảy ra chung quy lại xuất phát từ "trò đùa của cảm giác".
Thực tế về bức tranh “Cô gái trẻ để lộ bầu ngực, quần áo xộc xệch cho ông lão ngậm vú, có tên là "Simon và Perot" - Bức tranh sơn dầu của Rubens, là một ví dụ. Những người lần đầu tiên bước vào viện bảo tàng đã cảm thất kinh ngạc khi nhìn thấy bức tranh này, có người còn cười và chế nhạo. Sao có thể treo bức tranh như vậy ngay cửa chính của viện bảo tàng? Nhưng người dân nước Puerto Rico thì rất kính trọng bức tranh này, họ cảm động rơi nước mắt. Cô gái trẻ để lộ bầu ngực là con gái của ông, ông lão chính là cha cô gái. Simon trong bức tranh chính là người anh hùng đã đấu tranh đòi độc lập cho nước Puerto Rico, nhưng bị bắt giam vào ngục và bị kết tội "cấm thực". Ông già chết dần chết mòn, lúc lâm chung con gái ông vừa sinh con đến thăm cha. Nhìn thấy cơ thể suy nhược của cha, không muốn cha chết thành con ma đói. Cô đã cởi áo, đưa dòng sữa của mình cho cha bú. Cùng một bức tranh, có người cười nhạo, có người cảm động. Người không biết được câu chuyện thật sự đằng sau bức tranh sẽ chế giễu, người biết sẽ cảm thấy đau lòng.
|
Thư pháp trên cơ thể nude (Nhiếp ảnh TQ)) |
|
Đi xem triển lãm hội họa và nhiếp ảnh, có nhiều bức tranh khỏa thân. Bạn nhìn ngắm bức tranh ấy với cái nhìn nghệ thuật hay với cái nhìn dung tục? Sự vật tự nó không thay đổi, nhưng khác biệt là ở cách nhìn! Thực tế ở trên đời người ta có con mắt đen nhưng luôn tìm kiếm những điểm sáng.
Cơ thể trần truồng có vẻ là một trạng thái rất tự nhiên của con người,… Tuy nhiên, khi đi vào nghệ thuật, đối tượng lõa thể lại có rất ít sự liên hệ đến những hoàn cảnh đời thường kể trên mà thay vào đó, sự tái hiện phơi bày cơ thể con người một cách trọn vẹn, nguyên bản lại phản ánh một tập hợp rất phức tạp những lý tưởng thuần túy, những mối quan tâm triết học và truyền thống văn hóa. Dù phương Tây tân tiến hay Á Đông Nho giáo, không thể phủ nhận rằng hình tượng lõa thể trong các sáng tác nghệ thuật vẫn là chủ đề rất nhạy cảm bùng phát những tranh cãi hay công kích từ giới phê bình nghệ thuật cũng như công chúng.
Có hai từ “khỏa thân” (the nude) và “trần truồng” (the naked). Để phân biệt hai khái niệm này, như một tiền đề để khẳng định tính nghệ thuật vốn hay bị nhầm lẫn và phủ nhận của nghệ thuật nude. Người ta cho rằng: Trần truồng là cơ thể bị tước bỏ quần áo, mang hàm ý trong đó là nỗi hổ thẹn. Nhưng ngược lại nude lại được hiểu như là ngôn từ có văn hóa và thẩm mỹ, khỏa thân là sự khơi gợi về một cơ thể cân đối, giàu sức sống và đặc biệt là được phơi bày với sự tự tin, một cơ thể được tái tạo dưới lăng kính nghệ thuật.
Cái yếu tố then chốt làm nên giá trị nghệ thuật đích thực của các tác phẩm với ảnh khỏa thân, dù là phô diễn một cách tượng trưng, được tỷ lệ hóa, hay phơi bày chân thật, trần trụi, dù là tôn vinh vẻ đẹp hoàn mỹ, lý tưởng, sức sống trong sáng hay là vẻ đẹp trần tục và khơi gợi những cảm xúc bản năng, nghệ thuật nude cuối cùng vẫn phải là sự tôn trọng con người, tôn trọng sự nhào nặn của tạo hóa.
|
Tác giả : NGUYỄN THÀNH |
Không thể nói rằng ảnh nude tuyệt đối không có tính dục và cũng không ai có thể áp đặt được cái nhìn! Vậy có nên xã hội hóa (triển lãm) ảnh nude không là một câu hỏi cần có lời giải đáp. Tỷ như dạy cách tránh thai, không có nghĩa là dạy cho thanh niên cách làm bậy an toàn, mà là dạy kỹ năng sống, dạy cách làm chủ bản thân. Y học có một quan niệm rằng “vết thương hở là vết thương dễ chữa lành”. Thế giới hiện nay là thế giới mở, nên mọi sự cấm đoán đều trở nên vô nghĩa. Bây giờ là lúc cần thiết phải được tuyên truyền giáo dục về nó. Một là để cho những nghệ sỹ nhiếp ảnh đi vào lĩnh vực này không bị ức chế, hai là thông qua đó giáo dục thẩm mỹ cho người thưởng ngoạn. Xã hội cũng như một cơ thể sống, cái gì không phù hợp, cái gì ngoại lai xâm nhập không đúng cách sẽ bị đào thải. Hơn nữa “món ăn” nào, tinh thần hay vật chất cũng cần phải được hướng dẫn sử dụng thì hiệu quả mới là tốt nhất. Để làm điều này cần có một đội ngũ tuyển chọn chuyên nghiệp, có đôi mắt sáng, có trình độ để thẩm định và bảo lưu.
Con người luôn là đối tượng, là trung tâm diễn tả của nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng. Con người luôn bí ẩn, độc đáo và đa dạng… Và chừng nào con người còn đi tìm lời giải cho câu hỏi về bản thân mình, nghệ thuật nude sẽ vẫn còn tiếp tục đồng hành với dòng chảy nghệ thuật đương thời và phá vỡ mọi giới hạn.
Kể từ khi xuất hiện hội họa và sau này là
nhiếp ảnh, nude luôn là một đề tài gợi lên sự tranh cãi bất tận. Có vô số luận
giải khác nhau về nude, về ranh giới giữa nghệ thuật và dung tục, về khác biệt
giữa cảm hứng thăng hoa và nhu cầu mang tính bản năng của con người. Có những
sự đánh giá khác nhau. Liệu nude có phải là một phát hiện về những vẻ đẹp của
thế giới hay không? Sự khêu gợi tồn tại ở một ý nghĩa khác của sự sáng tạo.
Nhưng mỗi thực thể chúng tồn tại như một thứ nghệ thuật trần trụi, nhờ đó mà nó
tạo ra sự thú vị một cách bí hiểm, và tình yêu tồn tại trên những khoảng không
mung lung đó. Phải chăng “sự dung tục”, một thành tố mà nhiếp ảnh luôn luôn tìm
kiếm, như là tìm kiếm vẻ đẹp của nghệ thuật?
|
Khi sinh ra, con người ai cũng giống ai.
Họ chào đời với không một thứ che đậy trên thân. Sự tiến bộ của xã hội loài
người làm ra quần áo không chỉ nhằm mục đích giữ ấm mà càng ngày càng thiên về
phục vụ nhu cầu thời trang và thẩm mỹ. Vậy điều gì khiến Nude luôn là một vấn
đề gây chú ý?
Francisco de Goya, một họa sỹ vĩ đại của
Tây Ba Nha, sống vào thế kỷ 18. Người đàn ông ấy có một tình yêu lớn và ngang
trái với một phụ nữ tuyệt đẹp, bà Maria Cayettana, một góa phụ kiều diễm và nổi
tiếng nhất Madrit vào thời bấy giờ. Tình yêu giữa họ bùng cháy và để lại một
kiệt tác nghệ thuật bất diệt: “Bức họa Maja khỏa thân”. Tuy nhiên, một thế lực
không nhỏ ra tay ngăn cản mối tình chênh lệch về đẳng cấp ấy. Maria bị đi
đầy. Còn Goya đối mặt với tòa án của giáo hội với lời buộc tội làm băng hoại
đạo đức và mang trái tim tội lỗi của quỷ dữ.
Trước tòa Goya đã biện hộ: “Vẻ đẹp của
người đàn bà là một kiệt tác của tạo hóa, chỉ những ai nhìn vẻ đẹp ấy với tâm
hồn tội lỗi mới là kẻ mang trái tim của quỷ satan”. Vì không vị quan tòa nào muốn
thừa nhận rằng mình ngắm nhìn bức họa Maja khỏa thân với những ý nghĩ đen tối
nên thống nhất rằng đó là một bức họa tôn vinh cái đẹp. Ở đây cũng phải nói bức
họa vẽ nàng Maja khỏa thân của Goya nằm
trễ nải đợi người tình không phải không có chút gợi tình. Nhưng mọi vẻ đẹp khỏa
thân, trước hết bao giờ cũng là những sự cuốn hút được xây dựng trên nền tảng
của bản năng con người, nghĩa là những cảm xúc về giới tính.
|
Bức họa Maja khỏa thân của Francisco de Goya |
|
Nude of Martin Zurmühle - Thụy Sĩ 1 |
Góc độ - NGƯỜI SÁNG TÁC
Vẻ đẹp của cơ thể con người từ rất lâu luôn là một đề tài
“hot” trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Hầu như tất cả các nhiếp ảnh gia trong đời đều
mong muốn ít nhất được một lần ngắm nhìn và thể hiện vẻ đẹp ấy. Nude là một phạm trù phức tạp, vừa cụ
thể vừa trừu tượng. Ranh
giới giữa nude nghệ thuật và sự dung tục rất mong manh. Cùng một bức ảnh nhưng có người cho
rằng dung tục, có người lại cho rằng là nghệ thuật. Dung tục hay nghệ thuật đôi
lúc phụ thuộc vào cái nhìn. Thực tế ở trên đời người ta có
con mắt đen nhưng luôn tìm kiếm những điểm sáng.
Có những người theo trường phái Duy mỹ (là khuynh hướng độc tôn cái đẹp cảm thụ
bằng thị giác). Đó là
một trào lưu mang tính phổ biến, chuộng về hình thức bề ngoài mà ít quan tâm
tới chất và tính trạng của vật. "Duy
mĩ" và "chủ nghĩa hình thức" thường tồn tại ở nhiều người, nhất
là trong sáng tác ảnh nude. Ở
Việt Nam, những nhà nhiếp ảnh xuất thân từ họa sỹ, hay có quan hệ nhiều tới
lĩnh vực hội họa thường tiếp cận thành công và dễ dàng hơn với nghệ thuật nude.
Bởi họ là những người được học mỹ học, sáng tác phụ thuộc nhiều vào ý tưởng. Còn các nhà nhiếp ảnh phụ thuộc nhiều vào hiện
thực, vào đối tượng trước ống kính, hơn nữa hiện nay ta chưa chính thức hóa về
ảnh nude nên chưa có một sự đào tạo thực sự. Phần nhiều những nhà nhiếp VN chưa
tốt nghiệp đại học (nhất là đại học chuyên ngành), bởi thế nên kiến thức về Mỹ
học nhiếp ảnh rất khiêm tốn, dẫn đến tình trạng là bắt trước chụp nude chứ chưa
phải là sáng tác ảnh nude nghệ thuật!
|
Simon và Perot - Tranh sơn dầu của Rubens
|
|
Nude of Martin Zurmühle - Thụy Sĩ 3 4
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét