Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

KIM SƠN, với những bức ảnh chụp hồng ngoại




                      Kim Sơn, một nhiếp ảnh gia lâu năm trong làng nhiếp ảnh nghệ thuật và báo chí của VN. Từ lâu anh vốn được biết đến những bộ sưu tập ảnh đời thường với những khoảnh khắc trong cuộc sống mà anh đã ghi lại được trong nhiều chuyến đi rong ruổi khắp đất nước từ hàng chục năm qua. Anh Kim Sơn đã để lại dấu ấn trong nền nghệ thuật nhiếp ảnh VN với cuộc triển lãm mang tên “ Mộc” tại TP Hồ Chí Minh và “ CHỐN QUÊ” tại Hà Nội. Những năm gần đây trong hành trang đi tìm kiếm cái đẹp qua góc nhìn nhiếp ảnh đời thường, anh đã trang bị thêm thiết bị chụp hồng ngoại ( IR) nhằm làm phong phú thêm bộ sưu tập ảnh đồ sộ của mình. “ LANG THANG” Blog xin giới thiệu 1 số ảnh chụp bằng IR của anh vậy.










ược biết, tt c các máy nh k thut s có màn cm biến CCD và CMOS ngoài kh năng nhn din các di màu kh kiến, còn có kh năng đc bit nhy cm vi bước sóng hng ngoi t 720nm đến 900mn. Cho nên thông thường các ng kính và b lc trong máy nh có nhim v cn các tia hng ngoi không cho đi qua thu kính. Nếu chúng ta ly cái rào cn này ra, chúng ta s khám phá mt th gii hoàn toàn khác bit. K thut chp nh hng ngoi ch đơn gin là lưu li các di màu hng ngoi, ri s dng Photoshop (hoc bt kỳ chương trình chnh hình nào khác) đ đo ngược màu sc ca 2 kênh màu xanh dương (blue) và đ (red), đ to ra mt tm nh có màu sc không trung thc, mà li thu hút và to n tượng mnh đến người xem.)













-----------------------------------------------------------------

XEM LẠI BÀI VIẾT VỀ TRIỂN LÃM MANG TÊN " MỘC" CỦA NSNA KIM SƠN





Nghệ sĩ Vũ Kim Sơn

                      
Vũ Đức Tân.
"Mộc"

Nhận được cái thiệp của anh Sơn, mời xem triển lãm “Mộc”.
Định xách ca táp ra ga đi tàu cao tốc Bắc Nam,để dự triển lãm, chợt nhớ là Quốc Hội chưa thông qua chuyện làm tàu này, còn đợi thêm thông tin. Hoá ra, còn lâu mới đi được.
Kim Sơn chụp nhiều ảnh lắm. Trung bình cứ một năm 20-30 chuyến đi.Mỗi chuyến...không biết bao nhiêu ảnh.


Là dân khoa học kỹ thuật, chuyển sang làm phóng viên chiến trường, lăn lộn với rừng già, vắt và trăm thứ bà rằn nảy sinh trong chiến tranh, kể cả tình cảm loăng quăng trong cuộc sống, cuối cùng qua bom đạn vẫn trở về và trở thành phóng viên ảnh ngon.
Cặp Quang Minh, Kim Sơn, bạn đồng ngũ, tính nết như trái nhau, gần nhau là có sự tranh cãi, vậy mà suốt đời đi với nhau mới lạ chứ.Quang Minh kinh doanh, làm ảnh ở thành phố Hồ Chí Minh khá tốt. Còn Kim Sơn lại thuần chụp ảnh. Có một thời, ảnh lịch cứ như độc quyền của hai chàng hiệp sĩ.

 Nghe Kim Sơn hát karaoke mới thấy cái tận tình luyện giọng của nhà nhiếp ảnh này. Tâm hồn trải vào giọng hát, mắt lơ mơ, cả cái vóc đậm và mái đầu như cũng rung theo nhịp hát, chiếc mi-crô uyển chuyển rung theo giọng hát của người đang say đắm.
-“Âm nhạc, nó thay lòng mình nói tất cả, tụi nhạc sĩ tài thật”.
Yêu âm nhạc, giao tiếp qua âm nhạc, lại thủ thỉ, hiền lành khi bấm máy. Gương mặt đẹp và phiêu bồng.
Những gì trong khuôn hình của anh cũng cổ điển, chỉn chụ.
Một gương mặt bé gái mỉm mỉm trong chiếc khăn choàng có màu đen tương phản với nền trắng, bên tay ôm cuốn sách.
Một chiếc thuyền trôi trên mặt nước, người chèo thuyền đang nghiêng mình sải chèo đẩy chiếc thuyền đi, trong vẻ tĩnh lặng của mặt nước, trong không gian tạo ra với ánh sáng thuần khiết, lung linh.
Cháu bé dân tộc cõng em, ngồi trên bạc cửa, bên những chú gà túc túc kiếm ăn.
Một chiếc cầu mái bắc qua dòng kênh với tiền cảnh là cây cổ thụ ven đường, điểm xuyết một bóng nón lá trên đường.
Hình ảnh một cụ già bên một bưc tường đất, đằng sau chấn song thấp thoáng bóng đưa trẻ nhìn ra sân.
Một bóng nón là làm tiền cảnh, để rồi cái nhìn tập trung vào ngôi nhà cổ của Hội An với bức tường đen trắng ven sông đang chìm trong nước sông Hoài.





Khung cảnh thôn giã làm Kim Sơn chất chứa tâm tư. Anh sợ mất đi một quá khứ đang ẩn khuất trong sâu thẳm tâm hồn anh.Anh luôn muốn vội vàng một cách bình tĩnh, nắm bắt những khoảnh khắc đầy chất thơ và rung động.
Những lu nước, bóng người ven đê, bếp lửa…qua ống kính của anh có những mạch ngầm tình cảm sâu sắc.
Với một tay nghề vững chắc, một sự cẩn trọng tỉ mỉ trong nghề, Kim Sơn biết đi đến cái hoàn chỉnh của từng tác phẩm, và dâng hiến nó một cách thận trọng cho người xem.



         Anh có cái tỉ mỉ của người làm nghề, không dung túng cho sự mất trật tự, cẩu thả. Và không lạ gì, khi vào các quán ăn, có cảm giác anh luôn là người khó tính, để khi thưởng thức một món ăn nào đó, trong một khung cảnh nào đó, có thể đạt được đỉnh điểm của sự thoả mãn.
Nhưng lúc cần, chỉ cần vài phút, anh đã chuẩn bị đầy đủ hành trang nhiếp ảnh như một người lính.


           Không hiểu sao, cánh nhiếp ảnh, thường không thuận lợi mấy trong việc nhận được sự thông cảm của người thân.Sự đam mê nghề ảnh, kèm theo hệ luỵ của nó là tiền bạc, sức khoẻ, thời gian, sự thiếu thốn chăm sóc cho gia đình, những cuộc gặp gỡ bất khả kháng trên đường công tác và đôi khi một ý thích như chụp một tấm ảnh nuy, thường không phù hợp với cuộc sống có tổ chức của một gia đình
(Cũng không lạ gì, cả những bậc cao thủ như Võ An Ninh, khi tráng phim chụp ảnh con gái, cũng bị vợ chọc thủng đôi mắt của đối tượng trên phim.)
Với Kim Sơn cũng không ngoại lệ, và có lúc, anh đã chọn con đường tự do để…chụp ảnh.
Nhưng mỗi lần gặp Kim Sơn, có tưởng chừng như những dấu ấn đó không để lại bao nhiêu trong tâm hồn.






        Anh đã yêu nhiếp ảnh, một cách thận trọng, khiêm tốn, tận tuỵ, cũng chẳng coi mọi thứ danh vọng trên đời là gì. Với anh, hạnh phúc nhất là những giây phút bấm máy, được một tấm ảnh đẹp…cho minh.Việc gánh một chức vụ nào đấy với anh là sự nặng nề, tạo ra những phiền muôn, ngăn trở ý thích.
“Mộc” của anh là giữ lại phiên bản trung thực của cuộc sống.Đấy là quan niệm dứt khoát, không lạm dụng xảo thuật, chối từ mọi sự giúp đỡ có thể đe doạ đến tính trung thực của hình ảnh.
Viết vài dòng về Kim Sơn, để nói rằng tôi nhớ anh, giọng nói chân tình của anh, những cuộc chơi hết mình,cũng như phong cách làm việc của anh, và sự chân thành anh đã dành cho một nghệ thuật hấp dẫn và khó khăn.





1 nhận xét:

tung dinh nói...

Trên suốt quãng đường đã qua thật là hạnh phúc khi được là thằng em của các ông Anh.

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...