Ngồi nhà của người dân tộc Lự |
Đối
với tôi đến được tỉnh Lai Châu là một kì tích bởi một người miền Nam luôn có giấc
mơ đến được cái góc nhỏ xíu phía Tây Bắc VN như Lai Châu là điều không đơn giản
nhất là một mùa đông lạnh giá với mây mù bảo phủ con đèo nổi tiếng Ô QUI HỒ. thề
mà tôi đã đi được đến xứ này. Từ Sapa ( Lao Cai) tôi tiếp tục theo quốc lộ 4D
qua Lai Châu. Thất đáng sợ cho con đường này vào mùa đông khi tầm nhìn của người
lái xe không quá 3 mét trong mây phủ. Tất cả đều im lặng khi chiếc xe bò chầm chậm trên con đường này.
Anh Mạnh Cường – Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Hà Nội, cầm vô lăng mà cứ căng mắt ra nhìn đuôi của những chiếc xe chạy phía trước mà lần
theo. Đại ca Kim Sơn nói nhỏ” Con đường này vào mùa lúa chín, trời trong sáng nếu nhìn
xuống thung lũng là những cánh đồng bậc thang đẹp thuộc loại bậc nhất xứ Tây Bắc này”. Điều mà tôi lạ lùng nhất là nếu hôm qua tôi thị trấn Sapa với nhiệt độ xuống thấp 2 độC lạnh cóng thì khi vượt qua con đèo Ô Qui Hồ để đến với Lai Châu nhiệt độ đã lên tầm 10 -12 độC khi trời mát mẻ và dể chịu. - Vả các anh người ở bản địa đã kể cho tôi nghe về những câu chuyện anh hùng của người dân, người lính Lai Châu trong cuộc chiến đấu ngoan cường chống lại sự xâm lược của Trung Quốc tháng 2 năm 1979.Chính vì vậy tôi cứ chụp ảnh nhiều nhiều vì biết rằng sau nó khó có dịp
trở lại xứ Lai Châu
Khu tái định cư công trình thủy điện Sơn La ở Mường Lay |
Theo Bách khoa toàn
thư
mở
Wikipedia
Lai Châu là một
tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc
Việt Nam, phía bắc giáp nước Trung Quốc, phía tây và phía tây nam
giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp
tỉnh Yên Bái, và phía nam
giáp tỉnh Sơn La. Đây là tỉnh có diện tích lớn thứ 10/63 Tỉnh
thành Việt Nam.
Lịch
sử
hành chính Lai Châu
Xưa
kia Lai Châu đặt dưới quyền điều
hành của tù trưởng các dân tộc Thái, quy phục triều đình Việt
Nam. Đây vốn là một châu thuộc phủ Điện
Biên, tỉnh Hưng Hóa xưa.Tỉnh Lai Châu được
thành lập theo Nghị định ngày 28 tháng 6 năm 1909 của Toàn quyền Đông Dương. Lúc đó tỉnh Lai Châu gồm các châu Lai, châu Quỳnh
Nhai, châu Điện Biên tách
ra từ tỉnh Sơn La, tỉnh
lỵ đặt tại thị
xã Lai Châu (nay là thị
xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện
Biên). Ngày 16 tháng 1 năm 1915 tỉnh
Lai Châu bị thay thế bằng Đạo
Quan binh 4 Lai Châu dưới
sự cai trị quân sự.
Năm
1948, Lai Châu thuộc
Khu tự trị Thái trong Liên bang Đông
Dương đến năm 1950 thì gộp và Hoàng triều Cương thổ của Quốc trưởng Bảo Đại. Thời kỳ 1953-1955, khi Việt Minh tiếp quản thì tỉnh Lai Châu thuộc Khu tây bắc, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.Ngày 29 tháng 4 năm 1955,
tỉnh Lai Châu giải thể, 6 châu của tỉnh Lai Châu cũ (Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo) trực thuộc Khu tự trị Thái Mèo.Ngày 18 tháng 10
năm 1955, thành lập
châu Tủa Chùa gồm 8 xã, tách từ châu Mường Lay.Ngày 27 tháng 10 năm
1962, đổi tên Khu tự trị Thái Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, đồng thời tái lập tỉnh Lai Châu, gồm 7 huyện: Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ (nay là Sìn Hồ), Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Đến cuối năm 1975, giải thể cấp Khu tự trị.
Một góc TP Lai Châu |
Sau năm 1975, tỉnh
Lai Châu có tỉnh lị là thị xã Lai Châu và 7 huyện: Điện
Biên, Mường Lay, Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tủa
Chùa, Tuần Giáo.Lai Châu
có 20 dân tộc, mỗi dân tộc đều
có những nét riêng trong
đời sống văn hoá truyền thống. Chợ
phiên vùng cao là nơi biểu hiện rất
rõ những nét văn hoá đặc trưng đó. Đặc
biệt di chỉ khảo cổ học
nền văn minh của người Việt
cổ như di tích Nậm Phé, Nậm Tun ở Phong Thổ;
đã tìm thấy công cụ của thời
kỳ đồ đá; những công cụ bằng đồng
của nền văn hoá Đông Sơn thời đại
Hùng Vương, như trống đồng
Cô gái dân tộc Lự nấu rượu |
Lai Châu có nhiều
cao nguyên cao trên 1.500m, mây, sương
phủ bốn mùa, khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm như: cao nguyên Sìn Hồ, hồ Thầu,
Dào San..Lai Châu có nhiều
đỉnh núi cao, sông suối nhiều thác ghềnh,
như: đỉnh Phan Xi Păng (3.143m), dãy
Pu Sam Cáp (cao trên 1.700 m), sông Đà, sông Nậm
Na, sông Nậm Mu …Suối nước nóng, nước
khoáng là sản vật thiên nhiên tặng cho Lai Châu như núi đá Ô, động Tiên (Sìn Hồ); động Tiên Sơn
(Bình Lư - Tam Đường), thác Tắc Tình (TT Tam Đường), suối nước nóng Vàng Bó (Phong Thổ); suối
nước nóng Nà Đông, Nà Đon
(Tam Đường); suối nước khoáng (Than Uyên); … và các hồ thuỷ điện
lớn khác.
Pú Đao: Một
bản người Mông nhỏ với 887 người
dân ở tỉnh Lai Châu được khách hàng của một hãng lữ
hành nước Anh bầu là một trong năm điểm
đến hấp dẫn nhất
ở Đông Nam Á. Xã Pú Đao
(tiếng Mông có nghĩa là
"điểm cao nhất") thuộc huyện Sìn Hồ,
cách thị xã Mường Lay 13 km.
CÓ ĐI MỚI BIẾT QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM TUYỆT ĐẸP.....
Một góc sông Đà |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét