Tôi thích tựa đề bài viết mà anh
Quang Minh vừa gởi cho tôi cùng với bộ sưu tập ảnh đầy chất đời của anh. Trong
cái thời buổi mà trên thế giới người ta hăm dọa phóng tên lửa, đánh bom tự sát…nhằm
giết chóc con người lẩn nhau thì cái tựa “ Bom napan không hủy diệt được sự sống”
của anh quả thật quá thời sự, tuy là một câu chuyện đã cũ.
Biết anh đã lâu vì cùng ngành
TTXVN, nhưng nếu ngoài đời ai cũng bắt gặp một Quang Minh hiền lành, dễ mến và
lúc nào cũng cười…Nhưng trong nhiếp ảnh ( anh là phóng viên ảnh kì cựu của
TTXVN, Báo ảnh VN) thì sẽ thấy được một Quang Minh nhạy bén, sắc xảo với những góc nhìn tinh đời, nhất là những bức
ảnh chộp khoảnh khắc trong những đời sống mà anh gặp được trong suốt hành trình
tìm kiếm của mình. Anh Quang Minh đã có hơn 40 năm liền theo nghiệp ảnh báo chí
và nghệ thuật rất nhiều bức ảnh của ảnh
có giá trị về nghệ thật và báo chí hiện còn lưu giử trong kho tàng ảnh của cơ
quan TTXVN . Nhưng đức tính khiêm tốn, nhường nhịn trước đám đông khiến có những
lúc anh “ mờ mờ” trước những kiểu cách của những nhà nhiếp ảnh hay khoe khoang,
tự cao tự đại mặt dù, tôi biết anh vẫn là một nhà nhiếp ảnh LỚN.
-
Anh kể : Bức ảnh được hai giải thưởng
*Huy chương Bạc Báo Chí Quốc tế
OIJ 1986
* Giải Nhất Liên hoan ảnh Nghệ thuật TPHCM 1986
“ Năm 1983 cơ quan TTXVN cử hai phóng viên Nguyễn Đình Khuyến( Trưởng phân xã TTXVN tại TPHCM) và Trần Quang Minh(Phóng viên ảnh) làm bài về Phan thị kim Phúc,nạn nhân bom Napan của Mỹ vào năm 1972 (Mùa Hè Đỏ lửa)tại Trảng Bàng Tây Ninh .Trong năm 1983 bài về Kim Phúc đã được đăng trên Báo ảnh Việt Nam.
Trong cuốn Nhiếp ảnh Phê bình và tiểu luận của nhà báo Lê Phức do nhà xuất bản Thông tấn xã phát hành 2002 ( ông Lê Phức lúc này là Tổng biên tập Báo Ảnh Việt Nam,Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Đại diện của FIAP tại Việt Nam) ông có viết bài ẢNH VỀ”CÔ GÁI NAPAN”KIM PHÚC LẠI ĐOẠT GIẢI
Ông có nhắc đến hai ảnh của Quang Minh và ảnh của Nick Út trước đây khi viết về giải thưởng ảnh báo chí Thế giới được tổ chức tại Hà Lan 1996.
Trích nguyên văn bài viết của ông….Tác phẩm”Chân dung Kim Phúc,cô gái Napan,23 năm sau” đoạt giải Ba thể loại ảnh cuộc sống con người(ảnh đơn) cũng do một phóng viên Mỹ chụp.Đó là ông Joe McNally,làm việc cho tạt chí Life ( Hoa Kỳ)…Như vậy, với “nhân vật” Kim Phúc ở ba thời điểm khác nhau đã có ba tác phẩm nổi tiếng thế giới nhưng không phải ở trong ba sự kiện nổi bật.Các nhà nhiếp ảnh không có dịp sống với “sự kiện “ vẫn có thể làm nên tác phẩm với những ý ảnh độc đáo của mình….”
* Giải Nhất Liên hoan ảnh Nghệ thuật TPHCM 1986
“ Năm 1983 cơ quan TTXVN cử hai phóng viên Nguyễn Đình Khuyến( Trưởng phân xã TTXVN tại TPHCM) và Trần Quang Minh(Phóng viên ảnh) làm bài về Phan thị kim Phúc,nạn nhân bom Napan của Mỹ vào năm 1972 (Mùa Hè Đỏ lửa)tại Trảng Bàng Tây Ninh .Trong năm 1983 bài về Kim Phúc đã được đăng trên Báo ảnh Việt Nam.
Trong cuốn Nhiếp ảnh Phê bình và tiểu luận của nhà báo Lê Phức do nhà xuất bản Thông tấn xã phát hành 2002 ( ông Lê Phức lúc này là Tổng biên tập Báo Ảnh Việt Nam,Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Đại diện của FIAP tại Việt Nam) ông có viết bài ẢNH VỀ”CÔ GÁI NAPAN”KIM PHÚC LẠI ĐOẠT GIẢI
Ông có nhắc đến hai ảnh của Quang Minh và ảnh của Nick Út trước đây khi viết về giải thưởng ảnh báo chí Thế giới được tổ chức tại Hà Lan 1996.
Trích nguyên văn bài viết của ông….Tác phẩm”Chân dung Kim Phúc,cô gái Napan,23 năm sau” đoạt giải Ba thể loại ảnh cuộc sống con người(ảnh đơn) cũng do một phóng viên Mỹ chụp.Đó là ông Joe McNally,làm việc cho tạt chí Life ( Hoa Kỳ)…Như vậy, với “nhân vật” Kim Phúc ở ba thời điểm khác nhau đã có ba tác phẩm nổi tiếng thế giới nhưng không phải ở trong ba sự kiện nổi bật.Các nhà nhiếp ảnh không có dịp sống với “sự kiện “ vẫn có thể làm nên tác phẩm với những ý ảnh độc đáo của mình….”
- Tôi hỏi : Anh nói về quan
điểm cá nhân về nhiếp ảnh ?
- QM: “Xuất thân là phóng viên báo chí tác giả luôn đặt tiêu chí hàng đầu trong nghề nghiệp nhiếp ảnh của mình chính là sự khách quan,trung thực trong tác phẩm.Quan niệm này xuyên suốt cuộc đời cầm máy ảnh, khi làm công việc chính của phóng viên hay sáng tác ảnh nghệ thuật ,trong bất cứ thể loại ảnh nào, cũng tôn trọng sự thật khách quan.
Chính vì quan niệm như vậy nên trong khi tác nghiệp không phân biệt ảnh báo chí hay ảnh nghệ thuật.Các thể loại ảnh chụp chủ yếu sinh hoạt đời thường và phong cảnh.Cảm xúc và khoảnh khắc bấm máy là yếu tố hàng đầu,sau đó là ánh sáng,bố cục….Tác phẩm ảnh thành công nhất là tác phẩm chứa đựng cả những yếu tố báo chí (thời sự) và có cả những phẩm chất cùa ảnh nghệ thuật.
TRẦN QUANG MINH, hiện nay vẫn là một nhiếp ảnh gia bậc thầy đối với tôi
. Anh là một tấm gương cho một phong cách : CHỤP ẢNH với TÂM HỒN RỘNG MỞ.
4 nhận xét:
Anh Trần Quang Minh là một nhà nhiếp ảnh mẫu mực trong cách sáng tác và nhận định tác phẩm ảnh nghệ thuật và báo chí mà tôi yêu thích
VĂN THÀNH : "Ảnh của Quang Minh vốn là hiện thực, kể cả những điều không nhìn thấy được, nhưng đó là sự hình dung trên cơ sở hiện thực. Hiện thực được anh chắt lọc, chưng cất nên nó không trần trụi. Anh cải tạo cái hiện thực mà mình nhìn thấy bằng cách trộn lẫn cảm xúc, kiến thức và tình yêu của mình vào hiện thực. Bởi thế ảnh của anh không lời mà lại trở thành biết nói.Quả thật tôi cũng giống nhà báo, nghệ sỹ Hữu Thành, rất ngưỡng mộ tay máy chuyên nghiệp này, ảnh của anh giầu chất báo chí mà đậm đặc tính nghệ thuật!"
Anh TRẦN QUANG MINH đã viết : "Quang Minh Tran trân trọng gửi lời cám ơn đến nhà báo,nhiếp ảnh gia Hữu Thành đã quan tâm chia sẻ những suy nghĩ thật tốt đẹp đến tôi, về những tác phẩm Nhiếp ảnh của tôi.Những lời nói chân thành giản dị của đồng nghiệp đã lay động tôi và xua tan bao nỗi khó khăn gian khổ về nghiệp cầm máy tôi đã theo đuổi suốt cuộc đời.Tôi cũng xin cảm ơn nhà báo Thanh Bằng ( Bằng Thanh) ,nhà báo Kim Phương Đặng,nhiếp ảnh gia Minh Quốc.( Carlos Trump).đã có lời chia sẻ.
Tác phẩm BOM NAPAN KHÔNG HỦY DIỆT ĐƯỢC SỰ SỐNG có lẽ vẫn nằm yên trong ngăn kéo tủ của tôi cho đến khi tôi nhận được lời "phỏng vấn" từ anh Hữu Thành .Chúng tôi cùng thống nhất với nhau quan điểm rằng trong thời điểm hiện nay,trong lúc thế giới đang trên miệng hố của cuộc chiến tranh.Nếu xảy ra, cuộc chiến này sẽ là tàn bạo nhất đối với loài người.Vì vậy tác phẩm này mặc dù tôi đã chụp cách đây 34 năm,nó nổi tiếng một thời, mặc dù trong thâm tâm tôi không muốn nhìn thấy vết sẹo này nữa,và tôi không cũng không muốn tấm ảnh này xuất hiện nữa vì sự nhạy cảm và đau thương của nó.Nhưng..bây giờ ý nghĩa của nó vượt quá tầm suy nghĩ của tôi. Tôi nghĩ sự xuất hiện trở lai của tác phẩm cũng như một lời cảnh tỉnh đối với những thế lực nào muốn gây ra cuộc chiến mang đến sự chết chóc đau thương cho muôn loài trên hành tinh này. Hy vọng tác phẩm BOM NAPAN KHÔNG HỦY DIỆT ĐƯỢC SỰ SỐNG một lần nữa sau 34 năm khơi lại quyền sống và sự sống bất diệt ,sự hòa bình cho toàn nhân loại."
MINH QUỐC viết "Những tác phẩm nhiếp ảnh của lòng người!"
Đăng nhận xét