Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

HẠN ĐIỀN và CÂU CHUYỆN CỦA 10 NĂM TRƯỚC


Vẫn thói quen cũ, đọc báo lại miên man chuyện đời…Cầm tờ báo Tuổi Trẻ sáng  nay thứ bảy 16 tháng 12 năm 2017, trên trang nhất của tờ báo giựt 1 tít lớn: “ BỎ HẠN ĐIỀN ĐỂ LÀM ĂN LỚN”  nói về 1 dự thảo của Bộ Tài nguyên – Môi trường đang công bố để lấy ý kiến dân về chuyện này. Thế là tôi lại nhớ một câu chuyện cũ đã 10 năm trước đây : Câu chuyện ông Sáu Đức.

Ông Nguyễn Lợi Đức ( Sáu Đức)


 Hơn 10 năm trước, ông  Nguyễn Lợi Đức tên hay gọi là Sáu Đức , một nông dân ham làm giàu đã bỏ quê lên vùng tứ giác Long Xuyên, nơi hàng năm bị nước lũ tràn về trắng đồng và nhiểm phèn nặng để thực hiện một giấc mơ làm giàu từ đất nông nghiệp. Và ông đã giàu thật, nên chúng tôi gồm Kim Sơn, Hữu Thành và anh Thanh Tùng lọ mọ xuống đất An Giang để tìm hiểu viết bài sau khi đăng kí với tòa soạn Báo Ảnh VN.  Từ trung tâm huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đi theo quốc lộ N2 hướng về Vàm Rầy chừng 15km là tới khu vực cầu Chữ U (ấp Ninh Phước, xã Lương An Trà). Hai bên đường nhựa là đồng ruộng xanh mát mút tận chân trời , nhà cửa đông vui. Chúng tôi vô cùng thích thú bởi khung cảnh này từ lâu đã không có trên những cánh đồng lúa trên đất nước ta.






-          Bây giờ thấy vậy chớ năm 1993 vùng này vẫn còn khỉ ho cò gáy. Vậy mà hồi đó tôi dám lội vô đây mua đất làm ruộng. Nghĩ lại cũng gan cùng mình- ông Nguyễn Lợi Đức nói thú thật với chúng tôi bởi vùng đất này hoang vu đã bao nhiêu người đến rồi lại bỏ đi. Chỉ duy nhất ông dám “ cấm trụ” nơi này.
-         Anh có bao nhiêu hec ta ruộng?
-         Khoảng 200 ha đó anh. Nhưng thôi anh đừng viết lên báo phiền phức cho tôi lắm!
-         Tôi :  ????????
-         Anh biết không, vì mức hạn điền nhà nước chỉ cho 1 hộ 2ha. Như vậy với 200 ha tôi phải nhở khoảng 100 hộ đứng tên chủ đất, mặc dù ruộng của họ tôi đã mua và trả tiền rồi. Nếu họ có ý định gì thì tôi THUA chắc luôn đó anh. Ai dám bảo vệ mình?
-         Vì sao anh liều vậy?
-         Không liều sao giàu được anh. Muốn có lúa gạo xuất khẩu theo chủ trương của Nhà nước thì phải tích tụ đất. Sau hành trình gian nan tích tụ bằng phương pháp mua lẻ đất ruộng , đất hoang hóa  trong vòng 2 năm trời, anh Sáu cho san phẳng hết mặt đất nhờ trường đại học nông nghiệp Cần Thơ thuê chuyên gia Nhật dùng máy hiện đại cân chỉnh mặt bằng và  tạo thành 6 ô ruộng / 200 ha. Chính vì vậy, đến ruộng của anh sáu mùa lúa chính, chúng tôi chỉ thấy một cánh đồng lúa chín mênh mông bát ngát đúng như nghĩa đen “ cánh đồng cò bay thẳng cánh “ ngày xưa. Tất cả các công đoạn cày bùa, gieo hạt, chăm sóc , thu hoạch và vận chuyển ở cánh đồng anh Sáu đều làm bằng máy mọc hiện đại.













Câu chuyện anh Sáu Đức khi chúng tôi đến đã là năm 2007. Tôi và anh Kim Sơn đã có những tranh luận hết sức sôi nổi cũng như ấn tượng về một nông dân đậm chất miền nam, chân chất lại muốn khát khao làm giàu ngày trong thời nhà nước chưa khuyến khích!
-         Tôi hỏi anh Kim Sơn: Như vậy có gọi là “ Địa Chủ” như trong nghị quyết không anh?
-         “ Vô lí thật, người ta bỏ công sức, tiên bạc, trí tuệ để làm giàu..mà tại sao không ủng hộ chứ!” Anh Kim Sơn bức xúc còn hơn tôi.

Sau này về viết bài để đăng bào, chúng tôi phải tìm kiếm từ ngữ nhẹ nhàng để lách câu chuyện nói về một nông dân làm giàu để được đăng bào. Chứ bản chất của câu chuyện anh Sáu Đức là tích tụ ruông đất – một cách làm SAI chính sách lúc đó. Hôm nay, đã 10 năm rồi….Nhà nước mới chính thức lấy ý kiến dân…về TÍCH TỤ ĐẤT

QUÁ LÂU CHO MỘT CHỦ TRƯƠNG ĐỂ LÀM GIÀU CHO ĐẤT NƯỚC – Tôi nghĩ vậy.







1 nhận xét:

LANG THANG nói...

Anh KIM SƠN viết :"Hay rồi, những ý tưởng tốt và việc làm đúng phải mau chóng được chuyển hóa vào cuộc sống....!"

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...