Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Ninh Thuận – Điện hạt nhân và Fukushima


          Ngày mai, 11 tháng 3, Nhật bản và Thế giới tưởng niệm  tròn 1 năm thảm họa : động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân ở Fukushima. Nhân dịp này, Giáo sư Phạm Duy Hiển đã chia sẻ trên báo tuổi trẻ cuối tuần rằng “…Trong nhiều thập kỷ tới, nước Nhật sẽ phải tốn hàng trăm tỉ đôla để dọn dẹp đống hoang phế này và hồi sinh các vùng dân cư phụ cận. Hầu hết 50 lò phản ứng của họ phải ngưng hoạt động để kiểm tra sức chịu đựng (stress test), trong khi công chúng mất niềm tin vào ĐHN không dễ gì cho phép các lò này khởi động trở lại.”. Tôi xin chia sẻ nổi đau của người dân Nhật và thật sự trăn trở chuyện này bởi quê tôi là Ninh thuận – nơi sẽ có 2 nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam trong tương lai.
            Quê tôi là một tỉnh nghèo . Mấy anh bạn học thuở nhỏ nay làm quan thuộc loại có số má ở tỉnh khi gặp nhau thường tán rằng « … mày nghỉ coi, NT mình nó bị kẹp chính giữa gồm 3 anh to đùng Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng sao mà sống nổi. Thời buổi bây giờ làm kinh tế chỉ có mấy món du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản …thứ gì NT cũng có nhưng những tỉnh bên cạnh to hơn và  tóm hết trọi. NT mình bi giờ vẫn là một tỉnh nghèo hàng năm phải ngữa tay xin sỏ bề trên nên mới có vốn xây dựng cộng trình này, công trình nọ để ăn nói với dân và bè bạn. Thế rồi mấy ông ở trên ép cho 2 cái nhà máy điện hạt nhân, muốn chối cũng không xong, mà nhận thì….Thôi thì NT cũng có cái mà ăn nói, có cái để thu tiền mà làm giàu với người ta ... » Mấy lời tâm sự bình dân giữa bạn bè nối khố bên bàn nhậu khi thoát ra được cái vỏ làm quan nghe cũng hay hay.
            Thật ra tôi liên kết lại những vấn đề hơi xa vời trên vì muốn nói lên một điều hệ trọng : lo lắng cho an toàn cho nhà máy điện hat nhân tương lại của VN ở quê tôi. Theo Giáo sư Phạm Duy Hiển : Dự án ĐHN Ninh Thuận được Quốc hội thông qua và hiệp định mới ký gần đây với Nga trên thực tế đã đặt dấu chấm hết câu chuyện “nên hay không nên làm ĐHN”, mở đầu một trang mới: phải làm ĐHN như thế nào ở một nước mà hầu như tất cả điều kiện đều chưa chín muồi? Khó, nhưng chúng ta không thể ngồi nhìn người khác làm giùm ĐHN, thậm chí áp đặt những thứ có thể làm chúng ta mệt mỏi trong nhiều thập kỷ sau này.Điều cần nhất giờ đây, tuy đã muộn, là phải rút ra bài học đích thực từ Fukushima, bình tĩnh hình dung đúng đắn ĐHN là gì và chúng ta chưa sẵn sàng ở những khâu nào để nhanh chóng khắc phục.
            Tôi thích ý kiến Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết phát biểu chỉ một tuần trước khi thế giới tưởng niệm tròn một năm sự cố thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản bị mất an toàn do sóng thần gây ra (11/3/2011-11/3/2012), Giáo sư Thuyết tái khẳng định Việt Nam "không đáng phiêu lưu" với các dự án mà theo ông lợi có thể bất cập hại.

Tôi chia sẻ những tấm ảnh đã công bố công khai trên các website về thảm họa Fukushima









Nhiều lần về thăm quê, tôi đã nhận ra : Ninh Thuận quê mình tuy nghèo nhưng cũng có nhiều cái đẹp chứ bộ!
















500 em học sinh vùng bị sóng thần tàn phá đã tập hợp hát bài Cảm ơn thế giới đã giúp họ.

Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...