Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Xuất khẩu gạo VN- đứng đầu thế giới ư!


              Đã 10 năm liên tục nước ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, nay được tin năm nay ta có thể đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cảm giác của tôi lúc này rất vui. Tất nhiên tôi cảm nhận được nếu Thái Lan không bị những trận lũ lụt khủng khiếp từ năm ngoái thì VN  sẽ khó mà theo nổi nước bạn.
                                               Hạt lúa xuất khẩu Việt Nam


            Câu chuyện gạo xuất khẩu luôn là thời sự ở nước ta, bởi nước ta vẫn là nước nông nghiệp và hơn 80% dân số sống dựa vào nghề nông. Tôi, anh Kim Sơn và Minh Quốc đã có những chuyến đi từ tỉnh Long An, đến Tiền Giang, Đồng Tháp An Giang và Kiên Giang để tìm hiểu trả lời cho câu hỏi : Xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới và doanh thu đạt tỉ, tỉ đô la nhưng người nông dân có giàu lên không? Nông dân Trần Văn Của ở xã An Tức, thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang cho biết : Gia đình ông gồm 1 vợ 3 con, vụ đông xuân trồng  3 ha lúa xuất khẩu, sau khi bán cho các doanh nghiệp để xuất khẩu gạo ông còn lãi 12 triệu đồng, cuộc sống tuy ổn định, nhưng tính ra mỗi tháng chỉ thu lãi được 3 triệu đồng thì làm giàu sao được. Giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia đầu ngành về cây lúa đã từng trả lời báo chí:”… nông dân trồng lúa vẫn là nhóm người nghèo nhất Việt Nam với mấy lý do: một là cách tổ chức thị trường trong nước và do sự ép giá của các thương lái, hai là cách điều hành độc quyền xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực”.Giải pháp đối với tình trạng này, theo ông Võ Tòng Xuân là cho nhiều công ty tham gia để thị trường thu mua gạo được cạnh tranh hơn, giảm bớt thế độc quyền của tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp liên kết với nông dân trong việc tạo ra vùng nguyên liệu xuất khẩu để hai bên cùng có lợi. Ông Sáu Đức ( Nguyễn Lợi Đức ) ở ấp Ninh Phước, xã Lương An Trà, Tri Tôn, An Giang, người có công lớn khai phá sớm vùng đất nhiểm phèn “ tứ giác Long Xuyên “ thì ưu tư về chuyện định mức hạn điền theo chính sách của nhà nước. Ông nói “ Muốn gạo xuát khẩu cạnh tranh được chất lượng và giá thành với Thái Lan, trước hết phải đầu tư thâm canh đồng ruộng, chọn giống tốt, kỹ thuật sau thu hoạch cũng như kho dự trử phải được đầu tư, muốn vậy thì phải có một diện tích từ vài chục vài trăm ha đất, thậm chí cả ngàn ha. Nhưng điều này đối với nông dân đồng bằng hiện nay không thể vì tình trạng manh mún đất đai và cũng như chưa rõ ràng một khi luật đất đai chưa sửa đổi .”









  Mang theo những nổi niềm ưu tư của nhiều bà con nông dân, tôi tâm sự với tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, một con người tâm huyết với những câu chuyện “ xuất khẩu gạo”. Ông giải thích: Thực tế trên thế giới không có một nước nào trên thế giới xuất khẩu gạo mà làm giàu, Việt Nam cũng thế.Thế nhưng làm xuất khẩu gạo của Việt Nam thì nhiều vướng mắc phải cần tháo gở  để giúp nông dân khá lên như việc việc phân định chức năng chưa rõ ràng giữa của Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong việc độc quyền trong việc điều hành xuất khẩu gạo VN khiến những thông tin về giá gạo xuất khẩu thiếu minh bạch; Chính sách nhà nước còn chưa tính đến việc hổ trợ người nông dân thỏa đáng khi sản lương lúa cuả họ được giữ lại vì lý do “ an ninh lương thực” không xuất khẩu, nông dân bị lỗ vì không bán được; Hoặc những thiệt hại của nông dân do các tổng công ty lương thực Nhà nước thiếu kho bãi để chứa làm giảm chất lượng khiến giá gạo xuất khẩu của ta thua Thái Lan bình quân 160USD/ tấn. Đó là chưa kể tác động của các nhà khoa học đối với nông dân về giống, kỹ thuật sau thu hoạch, công cụ máy móc hiện đại còn quá thiếu .



                                                Cánh đồng lúa Nam bộ nhìn từ trên cao





                 Máy gặt lúa, một phương tiện đang thiếu trên các cánh đồng trồng lúa xuất khẩu


Anh Sáu Đức ưu tư trên cánh đồng 70 ha ở vùng Tứ Giác Long Xuyên

 Tiến sĩ Lê Văn Bảnh kết luận: “ Chỉ có thực hiện tốt việc sản xuất, tiêu thụ lúa gạo thông qua liên kết vùng với sự tham gia của 4 nhà: Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp  Nhà nước thì việc sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nói riêng và Việt Nam nói chung mới bền vững “ 


Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...