Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Khí hậu biến đổi, do trời hay do người?


Sáng nay đọc bản tin : (Vfej.vn)-Chương trình Sáng kiến về Tính dễ Tổn thương do Khí hậu (DARA) cảnh báo nếu không có những biện pháp giải quyết hiệu quả, những tác động của biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam tổn thất lên tới 1% GDP (tổng sản phẩm quốc nội), tương đương 5 tỷ USD mỗi năm. Cụ thể nước biển dâng có thể gây tổn thất 2 tỷ USD; nhiệt độ tăng và giảm 1,2 tỷ; ngư nghiệp 0,7 tỷ; nông nghiệp 0,5 tỷ, đa dạng sinh học 0,5 tỷ, và lũ lụt và lở đất 0,3 tỷ USD.,,,Và, Theo Ông Matthew McKinnon, Giám đốc DARA, cho rằng các tác động lớn nhất đối với Việt Nam là nước biển dâng, nhiệt độ giảm, ngư nghiệp, nông nghiệp, đa dạng sinh học và lũ lụt, lở đất…Chà, lo lắng, lo lắng…
            “Lang Thang” tôi thấy dạo này thiên hạ nói nhiều về “ biến đổi khí hậu”(bđkh). Tôi kính phục các nhà khoa học thế giới, họ làm việc miệt mài hàng thập kỷ để “lôi kéo” cho bằng được Liên hiệp quốc, các nước lớn như EU , Mỹ, Trung Quốc, Nga  cho đến những nước nhỏ như Việt Nam chẳng hạn nhằm chứng minh trái đất đang lâm nguy do biến đổi khí hậu và kêu gọi mọi người trên trái đất phải chung tay cứu lấy hành tinh của mình trước khi…trời cứu. Trái đất mình có 7 tỉ thằng và con đó các bạn. Câu chuyện bđkh thật dài. Tôi  lang thang trên mạng để đọc các tài liệu của các nhà khoa học nói về những nguyên nhân nào dẫn đến khí hậu trên trái đất thay đổi thì thấy do con người gây ra nhiều hơn trời. Ví như sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Hoặc là nạn phá rừng, khai thác bừa bãi khoáng sản… làm đất đai suy thoái, ô nhiểm môi trường và thiên tai ngày càng nhiều.v.v…

















            Có một câu chuyện mà tôi trực tiếp tham dự và chứng kiến sự lợi dụng và tàn phá môi trường của con người. Số là tháng 1 năm 2001,  có đàn voi rừng 8 con ở khu rừng rậm thuộc xã Suối Kiết, huyện Tánh linh, tỉnh Bình Thuận từ hiền lành trở nên hung dữ. Khi những khu rừng còn lại làm nơi trú ẩn của đàn voi bi con người cứ lần lần xâm nhập, chúng trở nên hung dữ và giết người. Tổng cộng có 12 người ngủ canh rẫy trên những chiếc chòi bị đàn voi giết hại không toàn thây. Thế là một chiến dịch do tỉnh BT và Bộ NN&PTNT lúc bấy giờ đề xuất với Chính phủ phương án thuê chuyên gia nước ngoài di dời đàn voi lên Buôn Đôn. Đã có rất nhiều tiền cho dự án này. Hai  con voi bi chết, 6 con voi được đưa lên Buôn Đôn khi chiến dịch thực hiện. Cho đến bây giờ tôi chưa nghe ai nói đàn voi sống ra sao ở Tây Nguyên. Khi voi đi rồi lập tức có hàng loại dự án trồng cao su chồng ngay trên những cánh rừng nơi trú ngụ cuối cùng của đàn voi. Khi tôi trở lại đây toàn bộ rừng gần như bị “ xóa sổ” và thay vào đó là những vườn cao su của những đại gia. Tôi đã từng thốt lên:” Trời, phải chi đàn voi còn ở đây!”./. 




Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...