Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012

Về Bạc Liêu nghe “Dạ Cổ Hoài Lang”


Bài hát “Dạ Cổ Hoài Lang”



Dạo ấy, anh Lê Cương, tôi và Minh Quốc về  Bạc Liêu. Tôi ấn tượng xứ này vì đây là một trong “ Nam kỳ lục tỉnh” thời Pháp thuộc. Nhưng rồi đi mãi vẫn thấy xứ này giông giống các tỉnh Nam bộ. Tức vẫn lúa, biển và những người dân chân chất miệt vườn và khoái nhạc cải lương... Anh Võ Văn Dũng, lúc đó là Bí thơ Thị xã Bạc Liệu nói:” …Thiệt ra, xứ tôi có danh nghệ Cao Văn Lầu với Dạ Cổ Hoài Lang…”. Từ đó tôi mang theo cụm từ này trong suốt chuyến đi về vùng đất có nhiều giai thoại này.

        Nhà Công tử Bạc Liêu

                                                                  

          Cảng cá Bạc Liêu

                            Chùa Xiêm Cán
Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công tử Bạc Liêu", bởi người dân xứ này có tư duy khoáng đạt, thích giao lưu tìm bạn qua hội hè và qua sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Do cởi mở và có phần sành điệu nên đất Bạc Liêu không chỉ giữ được đôi chân phiêu lãng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tác giả bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, mà còn có sức hút mạnh mẽ đối với tầng lớp đại điền chủ Nam Kỳ lục tỉnh vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, buộc họ phải đến đây xả túi xây cất dinh thự. Bởi thế, nhiều người tới thị xã Bạc Liêu ngày nay đã không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy tại nơi đất chua phèn ngập mặn tận cùng của đất nước lại có những dãy nhà Tây sang trọng và đường bệ, khác hẳn những biệt thự Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt.Đặc biệt là khu nhà “ Công tử Bạc Liêu” nổi tiếng một thời. Đáng chú ý là những vật liệu chủ yếu trang trí nội thất các biệt thự này như cửa và chấn song cửa, gạch và đá cẩm thạch ốp tường hoặc lát nền đều được các đại điền chủ bỏ công tốn của sang tận Paris mua về.


Nghề đan tre còn nhiều ở vùng nông thôn

Bạc Liêu là vùng đất trẻ, được hình thành chủ yếu do sự bồi lắng phù sa ở các cửa biển tạo nên. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là đất bằng nằm ở độ cao trên dưới 1,2 m so với mặt biển, còn lại là những giồng cát và một số khu vực trũng ngập nước quanh năm. Địa hình có xu hướng thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và khu vực nội đồng thấp hơn vùng gần bờ biển. Trên địa bàn tỉnh có nhiều kênh rạch lớn như kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp, kênh Cạnh Đền, kênh Phó Sinh, kênh Giá Rai. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch của Bạc Liêu nối với biển bằng cửa Gành Hào, cửa Nhà Mát và cửa Cái Cùng. Ngoài phần đất liền còn có vùng biển rộng 40.000 km². Biển Bạc Liêu có tiềm năng hải sản tương đối lớn với 661 loài cá và 33 loài tôm, cho phép đánh bắt mỗi năm 24-30 vạn tấn cá và khoảng 1 vạn tấn tôm.


           Vườn nhản cổ

             Nghề dệt khăn ở TX Bạc Liêu

   Cây nhản 100 tuổi






Không có nhận xét nào:

VÙNG CAO của NGUYỄN HỮU THÀNH

Ông già Tây Nguyên Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Văn Thành TÔI lang thang một cách thích thú qua những bức ảnh và tìm lối vào những s...