"Ta bắt chước người tự sướng chơi.
Dăm ba tấm ảnh chụp khoe đời.
Dẫu không mỹ mạo trai nam tử.
Cũng có tinh thần trọng cái tôi.
Xấu đẹp mắt người xem cứ mặc.
Trẻ già hình bóng giữ mà coi!
Trăm năm rồi cũng thành tro bụi.
Xuân sắc nào ai chả một thời!"
(St)
Anh bạn Huỳnh Quang Huy muốn tôi ” tám” đôi điều về
chiếc máy ảnh số ống kính rời không gương lật (mirrorless). Tôi vội viết mấy dòng và chia sẻ một vài hình ảnh để
trả lời cho anh đồng thời chia sẻ với mọi người.
Sáng sớm
Phố Trưng Trắc
Một góc Phan Thiết
Ngoại ô Phan Thiết
Đặc điểm của dòng máy ảnh này là gọn nhẹ nhưng cho chất lượng hình ảnh
tương đương với các dòng sản phẩm ống kính rời chuyên nghiệp (DSLR) đang là nhu
cầu của những người mê săn ảnh và chơi ảnh hiện nay. Vì thế, dòng máy ảnh
“compact system camera - CSC” (còn được gọi là dòng máy ảnh không gương lật)
khi xuất hiện đã lập tức thu hút được nhiều đối tượng, từ những tay máy chuyên
nghiệp đến những người dùng thông thường mong có những tác phẩm đạt chất lượng
cao. Một đoạn phim HD từ NEX 7
Tuy dòng máy ảnh DSLR
đã khẳng định được vị thế trong giới đam mê nhiếp ảnh nhưng loại máy ảnh này vẫn
có những bất tiện đáng kể. Việc mang vác những bộ máy ảnh cồng kềnh nặng hơn một
ký khiến nhiều người dù mê ảnh cũng phải e dè. Thêm vào đó, việc thao tác trên
máy DSLR cũng khá phần rắc rối với nhiều thao tác hiệu chỉnh để cho ra một tấm
hình vừa ý. Sự ra đời của dòng máy ảnh CSC đang phổ biến hiện nay chính là sự kết
hợp giữa sự tiện lợi, linh động của dòng máy compact và các tính năng kèm với
chất lượng hình ảnh chuyên nghiệp của DSLR nhằm đáp ứng nhu cầu của các tay máy
chuyên nghiệp lẫn người dùng thông thường.
Giúp đở
Vợ chồng
Về nhà thôi
Chợ sớm
Về cơ bản, dòng máy ảnh
không gương lật cũng giống như dòng máy DSLR với cảm biến lớn cùng khả năng
thay các loại ống kính phù hợp với nhu cầu người chụp. Khác biệt lớn nhất là
các dòng máy ảnh này không dùng đến hệ thống gương lật phản chiếu để ngắm trực
tiếp nên có thể thu hẹp đáng kể độ dày và trọng lượng máy. Người chụp ngắm ảnh
trực tiếp từ màn hình của máy (cũng là hình ảnh thật khi được lưu vào máy), nên
có thể hiệu chỉnh các thông số như khẩu độ, tốc độ màn trập, cân bằng trắng…
chính xác hơn. Các ống kính dành cho các dòng máy này ngày càng được các hãng sản
xuất đa dạng hóa nên người dùng có thể tự lựa chọn các ống kính phù hợp nhu cầu
để cho ra các tấm ảnh như ý. Tất cả các hang máy nổi tiếng thế giới như Nikon,
Canon, Fujifilm. Leica,sony, OM…đều đổ xô nghiên cứu cho ra nhiều sản phẩm khác
nhau để dành thị phần bởi nhu cầu sử dụng người tiêu dùng tăng khá nhanh.
Ở Cảng cá
Bảo tàng Bình Thuận
Bến
Trong tay tôi là chiếc
máy ảnh Sony NEX 7 với ống kính tiêu cự 18-200 mới sử dụng hơn 1 tuần nay “
chộp” được vài tấm. xin chia sẻ….
Tác giả bức ảnh này là anh Tràn Công Thanh. Bạn bè thường
gọi anh là Thanh Hà bởi anh thường gắn tên vợ là Hà khi làm một điều gì đó về
nhiếp ảnh.
Khoảng năm 1995, tôi cùng Công Thanh và một số bạn bè
thuộc Câu lạc bộ nhiếp ảnh Phan Thiết đi sáng tác ở xã Hàm Cần, thuộc huyện Hàm
Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đây là một xã miền núi có dân tộc Rai sinh sống.
Lúc ấy vùng đất này hoang sơ, người dân khó khăn vì đất ruộng ít lại chỉ dựa
vào nước trời. Con đường đất đỏ dẫn đến Hàm Cần đầy bụi bậm và xa khi bon bon
trên những chiếc xe máy.
Ngay từ đầu làng, chúng tôi đã gặp những cụ già này ngồi
bàn chuyện dưới tán lá của một ngôi nhà tranh nhỏ. Thân trần, tóc bạc trắng ,
da nhăn là nét đặc trưng cho người gia dân tộc Rai lúc đó. Nhiều người đã chụp,
nhưng có lẻ thành công nhất vẫn là Công Thanh, khi anh chụp tả thực nét đẹp
nguyên sơ của người già dân tộc Rai, không bố trí dàn dựng, không dùng tiểu xảo
trong hậu kỳ. Sau này Trần Công Thanh có gởi dự thi nhiều cuộc thi trong nước,
nhưng không mấy thành công. Sau đó gần 2 năm, tác phẩm “ Bạn Già” đã đoạt giải
đặc biệt ở New Deland với giá trị tiền thưởng kỷ lục 1.750 USD.
Ba người “ bạn già” trong tác phẩm của Công Thanh đã
không còn, nhưng tác phẩm của anh sẽ sống mãi. Tôi thích những tác phẩm nhiếp ảnh
tả thực như “ bạn già” và đặc biệt lại sử dụng bằng phim truyền thống nên muốn
giới thiệu bạn bè xem.
Tôi quê Ninh Thuận, từ nhỏ đã nghe tiếng cảnh đẹp Vĩnh
hy, nhưng chưa bao giờ được bước đến vì lúc đó đã “ quá xa” tuy từ nhà đến đó chỉ hơn 40 km. Mãi đến gần
50 tuổi đầu tôi mới đến được Vĩnh Hy.
Con đường đến vịnh Vĩnh Hy
đá chồng xung quang vịnh
Các bạn biết không, Ninh Thuận quê tôi nổi tiếng là “rốn
“ của nắng và gió. Bạn bè luôn từ chối lời mời khi biết tôi đưa về thăm quê nội
cũng vì sợ 2 thứ này. Chỉ có điều mọi người không hiểu giữa cái khắc nghiệt của
thời tiết, ông trời lại ban tặng cho Ninh thuận những cái hay mà không phải nơi nào cũng có. Ví như
quê tôi có nuôi con cừu, trồng nho, trồng củ hành, củ tỏi, hoa xương rồng…Và,
những vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã tuyệt vời, trong đó có vịnh Vĩnh Hy.
Tàu du lịch hoàn cầu thăm rặng san hô
Ngư dân đanh cá hàng ngày tại vịnh
Nghề đánh cá thu bằng lưới đáy
Vịnh Vĩnh Hy nằm cách
trung tâm Tp. Phan Rang - Tháp Chàm 42 km theo hướng Đông Bắc, thuộc xã Vĩnh Hải,
huyện Ninh Hải (Ninh Thuận). Là nơi còn mang nhiều nét hoang sơ do thiên nhiên
hào phóng ban tặng, một quần thể thiên nhiên xinh đẹp và quyến rũ bởi địa thế
hiểm trở, một mặt là biển và 3 bề rừng núi bạt ngàn.
Ca thu tại vịnh Vĩnh Hy
du khách thích thú xem rặng san hô
Từ trung tầm thành phố Phan Rang theo tỉnh lộ 702, du khách sẽ luồn
qua những cung đèo xuyên rừng mai và khộp lá vàng, đặc trưng cho khí hậu khô
nóng miền cực nam. Con đường nhỏ khó đi nhưng không dài lắm với đặc trưng những
núi đá chênh vênh dọc hai bên đường gây cảm giác thích thú cho những ai có “
máu “ khám phá.
rừng cây tươi tốt tuy mùa khô hạn
san hô dưới đáy vịnh - ảnh sưu tầm
Lặn xem san hô ở đáy vịnh - ảnh sưu tầm
Tôi đã từng có cảm giác thích thú khi lênh đênh trên
chiếc canô của công ty du lịch Hoàn Cầu ra ngắm san hô của vịnh Vĩnh Hy từ
đáy tàu. Tôi cũng đã chụp nhiều tấm ảnh những vách núi dựng đứng xung quanh vịnh
và nghề đánh cá thu bằng lưới đáy . Vĩnh Hy còn trung tâm của rừng quốc gia Núi
Chúa với nhiều loại cây khô độc đáo và nơi có nhiết con Vít biển sinh sống đẻ
trứng khi vào mùa sinh nở.
hoa xương rồng mọc nhiều ở vĩnh hy
ổ trứng con vít biển - ảnh sưu tầm
vít biển ở Vĩnh hy
Mọi người nghe tôi thử thăm vịnh Vĩnh Hy một lần ….
Margaret LeAnn Rimes sinh ngày 28 tháng 8 năm 1982 tại
Jackson, Mississippi. Cha của cô là một tay chơi guitar. Chính trong môi trường
âm nhạc từ nhỏ này đã ảnh hưởng rất lớn tới Margaret và cô bát đầu hát và nhảy
khi mới lên 2 tuổi. Và ở tuổi lên 5, cô giành chiến thắng trong cuộc thi tìm kiếm
tài năng trẻ.
Năm lên 6 tuổi, gia đình cô chuyển tới Garland,
Texas và sinh sống tại đó. Tại đây, cô đã hát tại cuộc thi Dallas Cowboys games
và National Cutting Horse Championships. Cha của Margaret đã bán những bản nhạc
này và nó trở thành một hiện tượng âm nhạc lúc bấy giờ. Và khi cô lên 7 tuổi,
LeAnn đã thu thanh All That, được cha cô sản xuất và thu tại phòng thu Petty
Norman tại Clovis, New Mexico, vài tháng sau khi tung ra, tên tuổi của LeAnn đã
được nhắc tới nhiều trong lĩnh vực âm nhạc.
LeAnn Rimes sớm khẳng định được tên tuổi của mình
qua bài hát One-Way Ticket (Because I Am). Trong khi đó, Blue vẫn được ưa thích
cuồng nhiệt và nó liên tục đứng đầu bảng xếp hạng những bài hát ưa thích trong
vòng 22 tuần liền và tính đến tháng 1 năm 1997, 3 triệu album đã được bán ra.
Với tài năng và những thành công vang dội, LeAnn Rimes
trở thành ứng cử viên nhỏ tuổi nhất cho giải thwongf của Hiệp hội âm nhạc đồng
quê năm 1996, nhưng LeAnn Rimes phải đợi đến tận năm 1997 mới giành được giải
thưởng Horizon Award. Cũng vào năm đó, cô cũng giật luôn giải Grammy dành cho nữ
ca sĩ hát nhạc đồng quê hay nhất và bài hát nhạc đồng quê hay nhất với bài hát
Blue. Cô cũng giành luôn 6 giải thường Billboard trong đó có giải thưởng mà nhiều
nghệ sĩ mơ ước, đó là giải thường Nghệ sĩ của năm.
LeAnn Rimes có vẻ ngoài và cách cư xử của cô già dặn
hơn rất nhiều so với tuổi của mình. Với chất giọng hết sức đặc biệt, LeAnn
Rimes nhanh chóng trở thành thần tượng của giới trẻ, nhất là những người yêu
thích thể loại nhạc đồng quê. Những bài hát của cô luôn được mọi người chờ đợi
và đón nhận hào hứng.
Lời bài hát " The Rose" - Hoa Hồng do LeAnn Rimes thể hiện:
Nhân gian nói tình yêu sông thơ mộng
Nhưng dìm chết ta bởi sóng nhẹ êm
Nhân gian nói tình yêu là dao sắc
Bởi vết thương sao vẫn mãi chẳng lành
Hay họ nói tình yêu là cơn đói
Bởi khát khao luôn mãi chẳng sao nguôi
Nhưng có kẻ bảo tình là hoa đẹp
Nhưng với em tình vẫn mãi nụ hoa
Bởi trái tim sợ đau thương tan vỡ
Để em đây sợ chẳng dám yêu ai
Bởi sợ tỉnh làm tan đi mộng đẹp
Nên thế thôi em chẳng dám mộng mơ
Bởi ai kia biết chẳng phải cho mình
Nên thế thôi đành chấp nhận thôi yêu
Bởi hồn trong em mong manh dễ vỡ
Nên chẳng yêu, chẳng nhớ, để chẳng buồn
Khi đêm xuống một mình em lặng lẽ
Con đường kia như thể lại dài hơn
Nếu ai nghĩ tình chỉ dành cho những kẻ
Những kẻ quyền uy may mắn mà thôi
Thì hãy nhớ một điều xin hãy nhớ
Dẫu mùa đông dưới lớp tuyết dày kia
Vẫn những hạt mầm đang chờ ánh sáng
Để mùa xuân nụ nở những hoa hồng...
Ngày 19 tháng Sáu năm nay là Father’s Day, ngày lễ
vinh danh Cha.Bạn Thy Nga đã viết đôi dòng về điều này, Tôi thích và chia sẻ
Lịch sử ngày Father’s day
Vào tháng Sáu 1910, lễ “Father’s Day” đầu tiên được cử hành tại Spokane,
bang Washington, Hoa Kỳ sau nỗ lực vận động của bà Sonora Smart Dodd. Các ông
bố đến nhà thờ dự lễ được trao đóa hồng đỏ. Người nào mà cha mình đã từ trần,
thì cài hoa hồng trắng.
Câu chuyện thế nào?
Vào năm 1908, người dân Mỹ hân hoan mừng Mother’s Day, ngày lễ vinh danh
Mẹ, vừa được lập ra. Vị tu sĩ tại nhà thờ ở Spokane, nơi bà Sonora Smart Dodd
cư ngụ, trong bài giảng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò người mẹ.
Sau buổi lễ, Sonora tiến đến thưa với vị tu sĩ là những điều ông nói về người
mẹ rất hay tuy nhiên, vai trò của người cha thì sao, người cha cũng xứng đáng
được ghi công ơn chứ, phải không ạ.
Thời đó ở Mỹ, người đàn ông trong gia đình bị mang tiếng là chỉ ngồi hút
píp và uống rượu say sưa trong khi vợ con làm lụng vất vả. Tới nỗi có bài hát
nói về tình trạng ấy: đó là bài “Everybody works but Father”. Điều này khiến
Sonora bất bình vì cha bà là hình ảnh khác hẳn và hơn thế nữa, là tấm gương cho
các con ngưỡng phục.
Vào tháng Sáu 1910, lễ “Father’s Day” đầu tiên được cử hành tại Spokane,
bang Washington, Hoa Kỳ sau nỗ lực vận động của bà Sonora Smart Dodd.
Mùa Đông năm 1898, mẹ của Sonora chết khi sanh đứa con thứ sáu. Sonora nhớ
lại là sau khi đưa đám mẹ, một đứa em trai đã chạy ra ngoài vườn để khóc trong
đêm lạnh giá. Cha đã nén đau thương đưa em vào dỗ dành. Cảnh tượng ấy khiến
Sonora xúc động vô cùng.
Thời đó, nếu như ông William Smart đưa đàn con gồm 5 đứa và một trẻ sơ
sinh, nhờ họ hàng nuôi nấng, hoặc ngay cả nếu ông bỏ chúng vào viện mồ côi thì
cũng là chuyện thường tình nhưng Không! ông nhất quyết lo toan. Sonora là con
gái lớn và duy nhất, khi ấy 16 tuổi, giúp Bố trông nom các em nhưng chỉ được
một năm thì cô đi lấy chồng, lập gia đình với anh John Dodd. Như vậy là ông bố
vừa làm lụng mưu sinh, vừa lo nuôi dạy đàn con nhỏ trong đó, có một đứa còn ẵm
ngửa. Trường hợp của ông William Smart có thể coi là hiếm có vào thời đó.
Đến khi trưởng thành, hiểu ra được sự hy sinh ấy, sự
quên mình của cha, Sonora vận động xin dành ra một ngày trong năm để vinh danh
các người cha. Sonora yêu cầu là vào tháng Sáu, tháng sinh của cha bà.
Năm sau đó, yêu cầu của Sonora Dodd được giới chức thành phố Spokane và
bang Washington chấp thuận, tuy nhiên bà còn ước muốn là toàn nước Mỹ dành ra
một ngày trong năm để vinh danh các người
cha.
Gay go hơn cuộc vận động lập ra Mother’s Day rất nhiều vì dân chúng vẫn chưa
coi trọng vai trò của người cha bằng người mẹ nhưng Sonora không sờn lòng, đi
vận động lên chính phủ trung ương. Mãi đến năm 1966, Tổng thống Johnson mới ra
tuyên cáo vinh danh người Cha, và công bố dành Chủ nhật thứ 3 trong tháng 6
hằng năm làm Father’s Day. Tới năm 1972 thì sự việc này được Tổng thống Nixon
ký thành luật. Khi ấy, Sonora Dodd đã 90 tuổi!
Như thế, Father’s Day có từ một trăm năm nay, tất cả là do lòng ngưỡng phục
cha của đứa con gái mà thành.
Trong đôi mắt con trẻ, Bố là nguồn hiểu biết diệu vợi, chỉ bảo mọi điều, hướng
dẫn mọi việc cho con. Bố dìu dắt con trên bước đường đời, nâng con dậy mỗi khi
con vấp ngã, và luôn bảo bọc con. Bố là anh hùng của con!
Tục lệ này của người Mỹ khá dễ thương nên đã lan truyền ra khoảng 50 quốc
gia từ Mỹ châu sang Âu qua Á và Phi châu mừng Father’s Day vào cùng ngày, là
Chủ Nhật thứ 3 trong tháng Sáu.
Úc với Tân Tây Lan thì chọn Chủ Nhật đầu tiên của tháng 9, là đầu mùa Xuân
ở Nam bán cầu, làm Father’s Day.
Việt Nam chưa có lệ dành ra một ngày trong năm để ghi công ơn Cha. Có lẽ vì
trong các xã hội Á đông như Việt Nam mình, người cha ít bày tỏ tình cảm với con
cái, nhiều như người mẹ. Chúng ta thường nói về Mẹ mà ít đề cập đến công lao
của Cha.
Thy Nga có đọc thấy một bài viết lột tả tình Cha dành cho con, phân tích về
tình cảm này: đó là bài “Một bông hồng cho Cha” của nhà văn Võ Hồng, trong đó
có đoạn:
“… Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như
cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững
chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ
trên đầu che mưa che nắng ...”
Một dạo tôi đi Đồng Tháp, đoạn
qua sông Hậu thì gặp một bảng hiệu ghi “ Chiếu Định Yên” . Tò mò không biết có
gì đàng sau con đường nhựa nhỏ hẹp vào làng, tôi rẽ vào…
Nguyên liệu làm chiếu là cây Lác có nhiều ở đồng bằng SCL
Thu hoạch cỏ lác
Hỏi
mới biết, làng chiếu Định Yên, thuộc xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
Nghề dệt chiếu nơi đây đã nổi tiếng cách đây gần một trăm năm.. Anh nông dân
đầu làng kể rằng : “…độc đáo của chợ chiếu này là chợ được họp vào ban đêm
trong thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ và được người dân ở đây gọi là “chợ ma”
vì bà con suốt ngày bận rộn với công việc đồng áng hoặc miệt mài bên khung dệt
nên chỉ có đến Định Yên vào ban đêm bạn mới thấy được cảnh họp chợ nhộn nhịp,
mỗi nguời chong một đèn quây quần trước sân chùa An Phước. Giờ họp chợ không cố
định, đêm sau thường sớm hơn đêm trước 1 giờ và cứ thế xoay vòng. Rất tiếc khi
chúng tôi đến chưa phải là lúc có “ Chợ Ma” này.
Dệt chiếu
Được biết, hằng năm chợ chiếu Định Yên tiêu thụ hàng
triệu sản phẩm các loại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.
Chiếu thường bán chạy nhất vào khoảng tháng chạp, tháng giêng và tháng hai. Chợ
chiếu không cần có quầy, sạp kinh doanh mà vẫn tấp nập nguời mua kẻ bán. Một
điểm đặc biệt khác với những phiên chợ khác là ở đây nguời bán thì đi, đứng,
trong khi người mua lại ngồi (thay vì nguời bán ngồi, nguời mua đi). Người mua
chiếu tìm một chỗ ngồi chờ còn nguời bán ôm hoặc vác chiếu trên vai đến chào
hàng, ngã giá. Nơi đây nhộn nhịp những cô gái trẻ ngược xuôi mời chào sản phẩm
chiếu đủ loại, đa dạng về màu sắc, hoa văn, từ chiếu trắng thường cho đến chiếu
vảy ốc, chiếu Trà Niên, chiếu con cờ, chiếu cưới trang trí lộng lẫy… Chiếu được
bán sỉ và lẻ với giá cao thấp khác nhau tuỳ theo mẫu mã và độ dày-mỏng,
thưa-khít…
Phơi sợi lác sau khi nhuộm
Lối vào làng chiếu
Vui quá được chụp hình
Nếu
như trên bờ có rừng chiếu đầy màu sắc rực rỡ, chen nhau dưới ánh đèn thì dưới
bến, ghe, xuồng của cả trăm nguời buôn chiếu từ các tỉnh đến chọn hàng cũng kề
nhau san sát. Thông thường, mỗi nguời buôn chiếu đậu ghe tại bến sông vài đêm,
mua chứng 500-1000 chiếc là nhổ neo, đi bỏ mối hoặc bán lẻ khắp vùng sông nước
Cửu Long; còn người bán được hàng cũng trở về tiếp tục công việc hàng ngày.
Tôi vội vội vàng vàng ghi lại mấy
tấm ảnh và nay chia sẻ với mọi người…