Tôi và anh Trần
Duy Lý quen nhau đã lâu, hình như gần 30 năm thì phải. Có một thời gian dài tôi
và anh ít gặp nhau vì điều kiện lam việc thuyên chuyển. Anh hoạt động đa
năng vừa viết văn vừa viết báo…Dạo này chúng tôi thường gặp nhau vì có nhiều
thời gian ở nhà nên sáng sáng tản bộ ven sông và “ tám” đủ điều. Anh tiết lộ
“..mình vừa đi đảo Phú Quý về…” Tối chớp thời cơ ngay”… anh viết vài chử em có
tư liệu về đảo Phú Quý khi làm chung đề tài với Nguyễn Thanh. Thời buổi bây giờ
người ta nói nhiều về biển đảo, anh em mình lên Blog ủng hộ đi!...”. Thế là câu
chuyện vu vơ trở thành hiện thực….
Anh Trần Duy Lý |
Lênh
đênh trên biển sáu tiếng đồng hồ, mất trọn nữa ngày mới tới đảo! Tôi có vé giường
nằm đàng hoàng nhưng nằm không được bao nhiêu vì tính tôi thích dịch chuyển…Đi
hết toa này, toa nọ, lên cả “ đỉnh tàu” rồi mà vẫn khó len chân vì ở đâu cũng
có người nằm la liệt…Bất chợt nghĩ dại…tàu này chắc chắn trọng lượng quá tải,
may mà trời yên biển lặng..
Tôi có may mắm là
chịu được sóng gió qua mỗi lần ra khơi nhưng lần này thấy nhiều người nôn ọe
cũng làm mình mệt lử cho dù sóng gió chẳng đáng trong mùa tháng ba, tháng tư âm
lịch…Mệt mỏi…hết hắt hơi lại nhảy mủi. Đang khó chịu như thế thì đột ngột tỉnh
ra khi tàu cập cảng Triều Dương. Tôi khỏe hẳn ra có lẽ vì đã trên mười năm nay
mới lại có đợt ra đảo, và đảo Phú Quý bây giờ đã khắc hẳn so với mười năm trước…Chỉ
với một bến cảng Triều Dương rộng lớn, có con đường nhựa chạy dài nối cảng với
trung tâm huyện, hai bên đường là phố xá tạo cảm giác gần gủi, thân quen như ở
trên đất liền chứ không phải đang ở trên đảo bốn bề sóng gió..
Tôi đảo mắt ngó
lui, ngó tới, nhìn ngược, nhìn xuôi…nào là trên biển, dưới thuyền, khách du lịch
trong nước,ngoài nước…Bất chợt, chuông điện thoại di động ở trong túi xách reo lên,
tôi loay hoay mở túi và cầm máy để nghe…Hóa ra anh bạn tôi ở Hà Nội gọi vào…vui
quá, tôi hét lên trong máy …” mình đang ở
đảo Phú Quý…” Tôi hét lên đến nỗi mấy người đi bênh cạnh cũng giật mình và
trong lòng thoáng nghĩ…Phú quý bây giờ đã trở nên gần gủi với mọi miền đất nước,
có lẽ chỉ có phương tiện vận tải là chưa đổi mới so với hơn mười năm trước,
nghĩa là vẫn phải lênh đênh trên biển mất nữa ngày kể từ nơi xuất phát là bến cảng
Phan Thiết.
Chúng tôi nghỉ ở
một nhà nghỉ tư nhân gần với bến cảng Triều Dương. Nhờ sự “ bao cấp” nên không
để ý gì đến giá cả đắt, rẻ…Phương tiện đi lại tìm hiểu thì đã có xe của huyện
lo…
Quả là Phú Quý đã thay đổi nhiều nhờ
ở những quyết sách hay có sự đồng thuận của người dân và có thể tóm tắt được
qua mắt thấy tai nghe. Đó là, Phú Quý đã trở thành một Trung tâm khai thác, chế
biến và dịch vụ hậu cần nghề cá của cả khu vực.
Bên cạnh những
thay đổi lớn lao thì cũng có những mặt trái mà mười năm trước không hề có ở hòn
đảo này cho dù không nhiều lắm. Đó là việc ăn xin…Tôi hỏi một anh bạn đã công
tác ở huyện đảo này gần 30 năm, anh bạn liền nói…đó là người ở đất liền ra chứ ở
đây vẫn không bao giờ có…Suy cho cùng thì ở đâu cũng vậy. Khi đã hội nhập thì đều
có mặt trái mặt phải…vấn đề là quản lý ra sao để hạn chế mặt trái?
Nói gì thì nói, tản
mạn về chuyến ra đảo Phú Quý lần này của tôi thấy được những đổi thay tốt đẹp
nhiều hơn là mặt trái. Cũng vì lẽ ấy mà trong buổi gặp mặt tại nhà hàng Long Vĩ
trước lúc chia tay trên đảo tôi có nói với anh Phó chủ tịch huyện, phụ trách
văn xã: Phú Quý không nên lấy mô hình xây
dựng nông thôn mới như ở đất liền; còn mô hình gì tôi chưa kịp nghĩ ra…Có lẻ
điều này tôi sẽ viết tiếp ở những bài viết khác. Hy vọng hơn nữa một ngày không
xa, tàu từ Phan thiết đi Phú Quý phải là trung tốc hoặc cao tốc…Tốt hơn nữa là
máy bay trực thăng vì nghe đâu Phan Thiết cũng đang làm sân bay như cánh đi bộ
chúng tôi được nghe vào những sáng sớm./.
Trần Duy Lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét