Ngày 19 tháng Sáu năm nay là Father’s Day, ngày lễ
vinh danh Cha.Bạn Thy Nga đã viết đôi dòng về điều này, Tôi thích và chia sẻ
Lịch sử ngày Father’s day
Vào tháng Sáu 1910, lễ “Father’s Day” đầu tiên được cử hành tại Spokane,
bang Washington, Hoa Kỳ sau nỗ lực vận động của bà Sonora Smart Dodd. Các ông
bố đến nhà thờ dự lễ được trao đóa hồng đỏ. Người nào mà cha mình đã từ trần,
thì cài hoa hồng trắng.
Câu chuyện thế nào?
Vào năm 1908, người dân Mỹ hân hoan mừng Mother’s Day, ngày lễ vinh danh
Mẹ, vừa được lập ra. Vị tu sĩ tại nhà thờ ở Spokane, nơi bà Sonora Smart Dodd
cư ngụ, trong bài giảng đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò người mẹ.
Sau buổi lễ, Sonora tiến đến thưa với vị tu sĩ là những điều ông nói về người
mẹ rất hay tuy nhiên, vai trò của người cha thì sao, người cha cũng xứng đáng
được ghi công ơn chứ, phải không ạ.
Thời đó ở Mỹ, người đàn ông trong gia đình bị mang tiếng là chỉ ngồi hút
píp và uống rượu say sưa trong khi vợ con làm lụng vất vả. Tới nỗi có bài hát
nói về tình trạng ấy: đó là bài “Everybody works but Father”. Điều này khiến
Sonora bất bình vì cha bà là hình ảnh khác hẳn và hơn thế nữa, là tấm gương cho
các con ngưỡng phục.
Vào tháng Sáu 1910, lễ “Father’s Day” đầu tiên được cử hành tại Spokane,
bang Washington, Hoa Kỳ sau nỗ lực vận động của bà Sonora Smart Dodd.
Mùa Đông năm 1898, mẹ của Sonora chết khi sanh đứa con thứ sáu. Sonora nhớ
lại là sau khi đưa đám mẹ, một đứa em trai đã chạy ra ngoài vườn để khóc trong
đêm lạnh giá. Cha đã nén đau thương đưa em vào dỗ dành. Cảnh tượng ấy khiến
Sonora xúc động vô cùng.
Thời đó, nếu như ông William Smart đưa đàn con gồm 5 đứa và một trẻ sơ
sinh, nhờ họ hàng nuôi nấng, hoặc ngay cả nếu ông bỏ chúng vào viện mồ côi thì
cũng là chuyện thường tình nhưng Không! ông nhất quyết lo toan. Sonora là con
gái lớn và duy nhất, khi ấy 16 tuổi, giúp Bố trông nom các em nhưng chỉ được
một năm thì cô đi lấy chồng, lập gia đình với anh John Dodd. Như vậy là ông bố
vừa làm lụng mưu sinh, vừa lo nuôi dạy đàn con nhỏ trong đó, có một đứa còn ẵm
ngửa. Trường hợp của ông William Smart có thể coi là hiếm có vào thời đó.
Đến khi trưởng thành, hiểu ra được sự hy sinh ấy, sự
quên mình của cha, Sonora vận động xin dành ra một ngày trong năm để vinh danh
các người cha. Sonora yêu cầu là vào tháng Sáu, tháng sinh của cha bà.
Năm sau đó, yêu cầu của Sonora Dodd được giới chức thành phố Spokane và
bang Washington chấp thuận, tuy nhiên bà còn ước muốn là toàn nước Mỹ dành ra
một ngày trong năm để vinh danh các người
cha.
Gay go hơn cuộc vận động lập ra Mother’s Day rất nhiều vì dân chúng vẫn chưa
coi trọng vai trò của người cha bằng người mẹ nhưng Sonora không sờn lòng, đi
vận động lên chính phủ trung ương. Mãi đến năm 1966, Tổng thống Johnson mới ra
tuyên cáo vinh danh người Cha, và công bố dành Chủ nhật thứ 3 trong tháng 6
hằng năm làm Father’s Day. Tới năm 1972 thì sự việc này được Tổng thống Nixon
ký thành luật. Khi ấy, Sonora Dodd đã 90 tuổi!
Như thế, Father’s Day có từ một trăm năm nay, tất cả là do lòng ngưỡng phục
cha của đứa con gái mà thành.
Trong đôi mắt con trẻ, Bố là nguồn hiểu biết diệu vợi, chỉ bảo mọi điều, hướng dẫn mọi việc cho con. Bố dìu dắt con trên bước đường đời, nâng con dậy mỗi khi con vấp ngã, và luôn bảo bọc con. Bố là anh hùng của con!
Trong đôi mắt con trẻ, Bố là nguồn hiểu biết diệu vợi, chỉ bảo mọi điều, hướng dẫn mọi việc cho con. Bố dìu dắt con trên bước đường đời, nâng con dậy mỗi khi con vấp ngã, và luôn bảo bọc con. Bố là anh hùng của con!
Tục lệ này của người Mỹ khá dễ thương nên đã lan truyền ra khoảng 50 quốc
gia từ Mỹ châu sang Âu qua Á và Phi châu mừng Father’s Day vào cùng ngày, là
Chủ Nhật thứ 3 trong tháng Sáu.
Úc với Tân Tây Lan thì chọn Chủ Nhật đầu tiên của tháng 9, là đầu mùa Xuân
ở Nam bán cầu, làm Father’s Day.
Việt Nam chưa có lệ dành ra một ngày trong năm để ghi công ơn Cha. Có lẽ vì
trong các xã hội Á đông như Việt Nam mình, người cha ít bày tỏ tình cảm với con
cái, nhiều như người mẹ. Chúng ta thường nói về Mẹ mà ít đề cập đến công lao
của Cha.
Thy Nga có đọc thấy một bài viết lột tả tình Cha dành cho con, phân tích về
tình cảm này: đó là bài “Một bông hồng cho Cha” của nhà văn Võ Hồng, trong đó
có đoạn:
“… Cha thương con nhưng cuộc sống phân công, mỗi người mỗi việc. Mẹ như
cọng mảnh, nhánh thấp càng gần để trái non xúm xít bâu quanh. Cha như thân vững
chắc, bám rễ, hút nhựa nuôi hoa, nuôi trái. Thân vươn lên những nhánh cao, phủ
trên đầu che mưa che nắng ...”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét